Hoạt động kinh doanh 03 năm trước cổ phần hóa

Một phần của tài liệu cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh ở việt nam (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG III: THỰC TIỂN QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM

5. Hoạt động kinh doanh 03 năm trước cổ phần hóa

5.1. Tình hình huy động vốn:

Cơ cấu huy động vốn của NHNT theo nguồn huy động20

Đơn vị: triệu VND

Nguồn báo cáo kiểm ngoài, NHNT.

Trong giai đoạn 2004-2006, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi xuất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước gây ảnh hưởng đến các huy động vốn của các NHTM nói chung và NHNT nói riêng.

Trước các biến động về giá trên thị trường, NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay – huy động và chênh lệch lãi suất giữa các Chi nhánh; cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

1. Tiền gửi trong đó tỷ trọng:

102.916.526

118.169.425

135.000.327 Các tổ chức kinh tế

và TCTD

65,35% 69,03% 69,50%

Tiền gửi tiết kiệm 31,07% 30,20% 29,85%

Tiền gửi khác 3,58% 0,77% 0,65%

2. Tiền vay

Trong đó tỷ trọng:

5.520.576 3.876.97 7

9.664.796

Vay NHNN 57,23% 4,43% 60,82%

Vay các TCTD 42,77%

Nhận vốn cho vay đồng tài trợ

- - -

Vay khác 95,53% 39,18%

3. Phát hành giấy tờ có giá

2.139.897 3.113.97 0

7.405.678

Tổng cộng 110.576.999 125.160.

372

152.070.801

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an…).

Các biện phát chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, thị phần huy động vốn của NHNT chiếm 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành.

Vốn huy động năm 2006 đạt trên 152.000 tỷ VND, tăng 21,50% so với năm 2005 và 37,52% so với năm 2004. Năm 2006 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), tăng hơn 66,87% so với năm 2005, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính.

5.2. Hoạt động tín dụng:

5.2.1. Chính sách tín dụng:

Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bức phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến ngày 31/12/2006, tỷ lệ này còn 2,28 % so với tỷ lệ 2,44% của năm 2005 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN (NHNN) về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (quyết định 493).

Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của ngân hàng ngoại thương hiện đang được phân bổ khá hợp lý: dư nợ theo mặc hàng/ lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHNT chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào dư nợ trên 10%; khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển; mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư…

Tuy nhiên, yêu cầu đa dạng hóa thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ cần được tiếp tục triển khai cho năm 2007 và các năm tiếp theo.

Giai đoạn 2004-2006: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rũi ro, nên NHNT thực

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách tín dụng trong giai đoạn này bao gồm:

Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.

Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro lớn, kém hiệu quả.

Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

Sau khi hoànthiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, NHNT chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong măn 2007 và các năm tiếp theo.

5.2.2.Diễn biến tăng trưởng tín dụng:

Tăng trưởng tín dụng trong các năm qua có các đặc điểm sau:

Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Động Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao hơn; tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần; tăng trưởng tính dụng với tốc độ đồng đều đối với VND và ngoại tệ; tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.

5.3. Hoạt động thanh ngoài quốc tế:

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHNT luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh ngoài xuất nhập khẩu qua NHNT.

Doanh số thanh ngoài xuất nhập khẩu qua NHNT năm 2006 đạt gần 22,8 tỷ USD, tăng 31,3% so với các năm 2005, chiếm tỷ phần 27,4% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh ngoài chủ yếu qua NHNT là dầu thô, gạo, thủy sản trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà NHNT chiếm thị phần thanh ngoài lớn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị.

Hoạt động thanh ngoài quốc tế của NHNT đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn 2004-2006, NHNT duy trì tỷ trọng 28,32% tổng kim ngạch thanh ngoài xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân là 18,31%/năm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trong năm 2006, hoạt động thanh ngoài quốc tế qua mạng SWIFT của NHNT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chính thức chuyển khai chương trình chuyển tiền đi theo mô hình xử lý tập trung tại trung ương bắt đầu từ tháng 10/2004 đã tạo điều kiện xử lý các giao dịch chuyển tiền đi một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu khối lượng công việc đối chiếu và lưu giữ chứng từ giấy.

5.4. Hoạt động kinh doanh thẻ:21

Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh ngoài thẻ của NHNT đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Tính tới năm 2006 NHNT đã thu hút gần 18 triệu khách hàng cá nhân và 84.000 khách hàng mới mỗi năm. Hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một dịch vu ngân hàng hiện đại mang tính nền tảng, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng.

NHNT đã và đang khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, thể hiện ở các mặt sau: Tính tới tháng 12/2006, NHNT chiếm 33% tổng thị phần phát hành thẻ gồm cả thẻ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa của cả nước. Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ nội địa connect 24 liên tục ở mức 200%-300%năm trong những năm gần đây và năm 2006 tăng ở mức 63%. Tốc độ phát hành thẻ quốc tế cũng tăng trưởng nhanh; NHNT sở hữu mạng lưới ATM lớn nhất, chiếm gần 27% tổng số máy ATM trên toàn quốc (740 máy/2752 máy).

Ngoài ra, hệ thống thanh toán thẻ của NHNT gồm 5.000 điểm chấp nhận thẻ.

Cho tới 31/12/2006, liên minh thẻ của NHNT đã kết nạp thêm 16 NHTM trong và ngoài nước. Ngoài ra, NHNT còn thúc đẩy hợp tác dịch vụ thể giữa ngân hàng và doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực khác như viễn thông điện lực, hàng không bảo hiểm… cho phép mở rộng diện tích sử dụng thẻ cho khách hàng;

NHNT là thành viên chính thức và đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tại Việt Nam với các tổ chức thẻ hàng đầu thế giới Visa Card, Mater Card, American Express, JCB, Diners Club. NHNT là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh tóan thẻ Amex tại Việt Nam; NHNT là ngân hàng tiên phong và dẫn đầu tại Việt Nam trong việc phát triển các tiện ích gia tăng dực trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như dịch vụ thẻ Connect 24 và dịch vụ thương mại điện tử VCB-P cho phép khách hàng mua thẻ Internet, thẻ điện thoại, thanh ngoài tiền điện, cước

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Internet, phí bảo hiểm, cước phí điện thoại cố định và di động qua hệ thống ATM.

5.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:22

Trong giai đoạn 2004-2006, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT có thể thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiền hối dồi dào,tỷ giá USD/VND khá ổn định.

Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đã tăng từ xấp xỉ 12 tỷ USD năm 2004 lên hơn 19 tỷ USD năm 2006, tăng trung bình 26%/năm. Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ trong nước khá cân bằng trong giai đoạn này. Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm khoảng 85% tổng lượng ngoại tệ mua vào.Lượng ngoại tệ bán ra chủ yếu phục vụ nhu cầu nhập khẩu của tổ chức kinh tế (khoảng 90%).

Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài tăng từ xấp xỉ 6,5 tỷ USD năm 2004 lên 9,6 tỷ USD năm 2006, tăng trung bình 21,5%/năm. Lượng ngoại tệ mua vào và bán ra với nước ngoài cũng tương đương qua các năm (năm 2004: 3,25 tỷ USD; năm 2005: 3,7 tỷ USD; và năm 2006: 4,8 tỷ USD).

Trong năm 2006, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, NHNT đã 02 lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và chú trọng phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ - VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho NHNT thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Tính đến hết năm 2006, NHNT đã ký với các ngân hàng đối tác truyền thống các hợp đồng chuẩn hoán đỗi lãi suất theo mẫu của tổ chức các sản phẩm đổi và phát sinh quốc tế (ISDA) với tổng giá trị lên tới 110 triệu USD.

Lợi nhuận từ hoạt động này cũng đạt khá – lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng từ mức 207 tỷ VND năm 2004 lên tới mức 274 tỷ VND năm 2006.

5.6. Hoạt động ngân hàng đại lý:

Hiện tại NHNT có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó NHNT luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó.Tại Việt Nam, NHNT có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nam, gồm 04 NHTM NN, 34 NHTM CP, 05 Ngân hàng liên doanh và 34 Chi nhánh.

5.7. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (VCBS):

Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT theo mô hình Công ty TNHH một thành viên với mức vốn điều lệ 60 tỷ VND và do NHNTngân hàng nước ngoài sỡ hữu 100% vốn. Năm 2006, NHNT đã cấp thêm vốn và tăng vốn điều lệ của Công ty chứng khoán NHNT lên đến 200 tỷ VND.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ như bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, môi giới…

Sau gần 05 năm hoạt động, lĩnh vực kinh doanh chứng khoán của NHNT đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao về quy mô cũng như hiệu quả. Tính đến 31/12/2006 quy mô tổng tài sản của Công ty Chứng khoán NHNT đạt 2.545 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt 309 tỷ VND.

5.8. Hoạt động mua bán nợ và khai thác tài sản:

Công ty quản lý nợ và khai thác Tài sản NHNT (VCB-AMC) là Công ty con do NHNT sở hữu 100% vốn được thành lập ngày 02 tháng 4 năm 2002.

Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu tập trung vào mảng quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ, thế chấp do NHNT chuyển sang. Tổng số tài sản VCB-AMC nhận để xử lý theo trị giá Tòa tuyên hoặc định giá lại là 453 tỷ quy VND. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, tổng giá trị tài sản VCB-AMC đã xử lý được là 465 tỷ VND và quản lý, nắm giữ 13 tỷ VND bằng tài sản – toàn bộ là bất động sản.

Một phần của tài liệu cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh ở việt nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)