Quản lý nhà nước về sản phẩm điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ

2.1 Quản lý nhà nước về sản phẩm điện tử

Lâu này, khi mua các sản phẩm điện tử người tiêu dùng thường chỉ chú ý đến tính năng, chất lượng, giá cả, bảo hành, ít để ý rằng khi sử dụng các sản phẩm

GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 17 SVTH: Hà cẩm Tú

điện tử này thì người sử dụng chúng có thể bị phơi nhiễm chất độc hại từ các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, Thông tư số 30/2011/TT- BCT thuộc Bộ Công Thương đã ra đời có hiệu lực từ ngày 23/09/2011 nội dung quan trọng trong Thông tư này quy định về hàm lượng tối đa của 6 loại hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử do Bộ Công Thương thông qua bao gồm:

khối lượng chì (Pb) trong mỗi sản phẩm phải dưới 0,1% khối lượng sản phẩm, thủy ngân (Hg) 0,1%, cadimi (Cd) là 0,01%, crôm (Cr) 0,1%, polybrominated biphenyl (PBB) 0,1%, poly brominated diphenyl ete (PBDE) 0,1%... có 8 nhóm sản phấm điện, điện tử lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại, gồm: thiết bị gia dụng loại lớn;

thiết bị gia dụng loại nhỏ; thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; thiết bị tiêu dùng; thiết bị chiếu sáng; công cụ điện, điện tử (trừ các công cụ lớn, cố định sử dụng trong công nghiệp)...

Tiêu chuẩn về hàm lượng hóa chất độc hại theo Thông tư 30/2011/TT-BCT sẽ được áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm điện, điện tử thông dụng, dễ tiếp xúc với cơ thể của người sử dụng như: điện thoại di động, máy vi tính, camera, tivi, đài, máy lạnh, máy giặt, máy hút bụi, bàn ủi, lò nướng, lò vi ba, bếp điện,... Đối tượng mà tiêu chuẩn này được áp dụng đối với sản phẩm điện tử được sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu do hầu hết các chất có trong các sản phẩm điện tử đều gây nguy hiểm cho sức khỏe.

2.1.1 Trách nhiệm của các Ctf quan quản lý nhà nước

Thông tư 30/2011/TT- BTC có quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, theo đó thì Cục Hóa chất thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ tri phối họp với các cơ quan liên quan kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử không đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép theo quy định và chỉ định phòng thí nghiệm được phép thử nghiệm các chỉ tiêu hàm lượng giới hạn cho phép của một số hóa chất độc hại chứa trong sản phẩm điện, điện tử. Cục Quản lý thị trường sẽ tiến hành xử lý vi phạm.

Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi chưa có một hướng dẫn rõ ràng về cách thức phối họp với các cơ quan liên quan trong việc đo kiểm hàm lượng hóa chất, thòfi gian tiến hành đo kiểm và tần suất đo. Thông tư này vẫn còn chưa có hướng

Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay

dẫn về xử phạt vi phạm nên việc thực hiện sẽ còn bị hạn chế phần nào khi các cơ quan phát hiện vi phạm nhung không thể xử phạt được. Tuy nhiên, Thông tư này lại không quy định rõ tại thời điểm đăng ký thủ tục hải quan thì doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm điện tử có cần phải xuất trình những loài chứng từ gì cho cơ quan Hải quan và do ai cấp đế chứng minh hàm lượng cho phép của các loại hóa chất độc hại theo quy định tại Phụ lục 1 của thông tư 30/2011/TT-BCT

Tại Điều 9 hiệu lực thi hành, Thông tư có ghi “Thông tư này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 23 tháng 9 năm 2011 và được thực hiện cho đến khi có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứng thay thế” nhưng bên cạnh đó lại quy định thêm “từ ngày 01 thảng 12 năm 2012, các sản phấm điện, điện tủ được sản xuất, nhập khấu phải thực hiện việc công bố thông tin về giới hạn hàm lượng cho phép của một sổ hóa chất độc hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này”.

Neu theo quy định như trên sẽ gây khó khăn cho các Cục Hải quan quản lý hàng nhập khẩu là các thiết bị điện tủ, do thời điểm công bố thông tin về hàm lượng giới hạn một số chất độc hại có trong các sản phẩm điện tử là ngày 01 tháng 12 năm 2012 tức là rất lâu sau ngày Thông tư có hiệu lực. Chính vì thế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trì hoãn việc công bố thông tin do thời gian bắt buộc phải công bố thông tin về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hỏa chất độc hại theo quy định của Thông tư 30/2011/TT-BCT không phải là ngày mà Thông tư này có hiệu lực, lợi dụng điều này nhiều doanh nghiệp sẽ tranh thủ nhập khẩu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng vào Việt Nam.

2.1.2 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất; nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm điện tử

Theo quy định tại Điều 6 Thông tu 30/2011/TT-BCT cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải tuân thủ quy định về hàm lượng và ghi rõ những thông tin cần biết về hàm lượng hóa chất độc hại của sản phẩm trên bao bì hoặc trong các tài liệu kèm theo rồi mới được phép đưa ra thị trường. Riêng với các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ thì chỉ được nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm điện, điện tử khi đã có bản công bố hàm lượng hóa chất độc hại có chứa trong các sản phẩm điện tử do Cục Hóa chất kiểm tra và cấp giấy chứng nhận sau đó thì các doanh nghiệp này phải công bố thông tin về các sản phẩm

GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 19 SVTH: Hà cẩm Tú

nhập khẩu đã tuân thủ đáp ứng các quy định về giới hạn hàm lượng cho phép của các chất độc hại.

Các sản phẩm không có thông tin về hàm lượng các chất sẽ không được lưu thông trên thị trường nhằm tránh các sản phẩm đã qua sử dụng được nhập khẩu không rõ xuất xứ mà hầu hết là theo đường tiểu ngạch ở các cửa khẩu biện giới hoặc hàng xách tay mà phần lớn các sản phẩm này đã qua sử dụng, thậm chí là các sản phẩm được lấy tử các bãi phế liệu thường chứa nhiều các chất độc hại.

* Hình thức công bố thông tin:

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2011/TT-BCT quy định việc công bố thông tin được thực hiện theo một trong các hình thức sau đăng tải trên website của tổ chức, cá nhân hoặc thông tin trong tài liệu hướng dẫn sử dụng, có thể để dưới dạng sách hướng dẫn sử dụng hoặc giấy tờ hướng dẫn đi kèm theo sản phẩm, in trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì... Hồ sơ quản lý hàm lượng hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử trước khi sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Điều này có nghĩa là trong mọi trường họp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm điện, điện tử phải tự chịu ừách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin công bố trên sản phẩm điện tử được đưa ra bán trên thị trường.

Các sản phẩm điện tử sẽ được quản lý gắt gao hơn thông qua việc kiểm định các chất độc hại. Cục Hóa chất sẽ chủ trì phối họp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra các sản phẩm không đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép, chỉ định phòng thí nghiệm đã được công nhận phù họp với các yêu cầu của ISO/IEC/17025 được phép thử nghiệm các chỉ tiêu. Cục Quản lý thị trường sẽ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Thông tư 43/2009/TT-BTTTT ban hành danh mục sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng cấm nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2009 thì đối với các sản phẩm điện tử đã qua sử dụng nếu được làm mới lại như: sản phẩm đã được sửa chữa, thay thế linh kiện, phục hồi chức năng và hình thức tương đương với sản phẩm mới cùng chủng loại thì trên bao bì và hên sản phẩm phải có dấu hiệu, nhãn hiệu

11 Xem khoản 1 Điều 67 Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005

Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay

chỉ rõ là sản phẩm được tân trang, làm mới, sản xuất làm mới để không gây nhằm lẫn với các sản phẩm mới khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w