CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ
3.5 Kiến nghị một số biện pháp khắc phục trong việc quản lý nhập khẩu rác thải điện tử
3.5.1 Biện pháp pháp lý
Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 vẫn chưa đưa ra khái niệm xuất khẩu, nhập
GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 43 SVTH: Hà cẩm Tú
Các cơ quan chức năng cần sớm thông qua dự thảo Quyết định “Quy định về thu hồi, xử ỉỷ một so sản phấm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ ” nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất. Vì khi dự thảo quyết định được thông qua sẽ buộc các doanh nghiệp phải thực hiện việc thu hồi các sản phẩm điện tử mà mình đã sản xuất ra tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các làng nghề tái chế. càn quy định rõ các tổ chức, cá nhân phân phối, bán lẻ các sản phấm điện, điện tử chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm đảm bảo thực hiện việc thông tin giới hạn hàm lượng cho phép của các hóa chất độc hại theo quy định mà Bộ Công Thương đã ban hành.
Để đối phó với việc nhập khẩu rác điện tử thì các cơ quan nhà nước cần có những quy định bắt buộc về giới hạn hàm lượng các chất độc hại có trong các thiết bị điện tử đã qua sử dụng khi nhập khẩu vào nước ta. Với những nhà sản xuất trong nước cần phải có những quy định cụ thể để ràng buộc họ trong việc thu gom, xử lý các sản phẩm điện tử đã không còn sử dụng được nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và trong việc sản xuất phải yêu cầu các nhà sản xuất giảm sử dụng các chất độc hại (chì, thủy ngân, cadium, chromium hóa trị 6) có trong các sản phẩm điện tử. Tăng cường tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt các hoạt động vi phạm quy định về thu hồi sản phẩm. Xem xét ban hành một số tiêu chuẩn kỹ thuật để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý sản phẩm thải bỏ đúng cách. Tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức toàn xã hội đối với việc xử lý các sản phẩm thải bỏ này.
Pháp luật Việt Nam quy định là hải quan sẽ làm nhiệm vụ kiếm soát hàng hóa, khi nào có yêu càu phối hợp thì Cục Bảo vệ môi trường mới vào cuộc, mà thường là xử lý khi mà các lô hàng rác điện tử đã được đưa vào cảng trong nước chứ chúng ta không thể kiểm ừa và ngăn cản được chúng khi từ bên ngoài. Điều này, đã làm hạn chế đáng kể hiệu quả phòng chống các hành vi vi phạm về nhập khẩu rác điện tử, làm phát sinh chi phí xử lý và tiêu hủy. Rác điện tử là mặt hàng cấm nhập khẩu nên các doanh nghiệp sẽ không được cấp giấy phép nhập khẩu nhưng một số doanh nghiệp vẫn cố ý nhập khẩu rác điện tử dù đã bị phát hiện và xử phạt nhưng sau đó số rác điện tử này vẫn được đưa vào tiêu thụ trong nước
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
mà thực tế thì theo quy định sau khi bị xử phạt rác điện tử phải xuất ra khỏi Việt Nam và trả về nước xuất khẩu.
Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính mà trong đó chủ yếu là hình thức phạt tiền. Cần phải tăng cường nâng mức phạt tiền tăng lên nữa đó sẽ là một quyết định đúng đắn phù họp với đặc thù của loại tội phạm này. Thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường bị ô nhiễm, thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm gây ra đòi hỏi những khoản chi phí rất lớn. Hom nữa, để khắc phục những thiệt hại về môi trường do các hành vi phạm tội gây nên cũng đòi hỏi những khoản chi không nhỏ. Chính vì vậy, việc tăng cường áp dụng hình phạt tiền với giá trị lớn là một biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường .
Pháp luật hình sự của nước ta lại quy định chỉ xử lý hình sự cá nhân chứ không xử lý hình sự pháp nhân nên khi phát hiện vi phạm, các cơ quan chức năng thường chỉ có thể xử phạt hành chính. Nên cần nhanh chóng đưa pháp nhân vào chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với các tang vật cần có biện pháp xử lý hiệu quả hơn. Có thể sử dụng các sản phẩm điện tử còn sử dụng lại được tiến hành xử lý rồi đem bán nhằm trách sự lãnh phí, còn sản phẩm nào không thể sử dụng lại được thì cần đem xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật để không gây ô nhiễm môi trường.
Lực lượng cảnh sát môi trường cần tăng cường phối họp với các địa phương điều tra, lập danh sách các công ty, doanh nghiệp, cá nhân tham gia nhập rác điện tử dưới mọi hình thức; nắm bắt mọi hoạt động vận chuyển đối với các mặt hàng này trong nước và quốc tế đế có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng nhập rác điện tử làm nguyên liệu sản xuất để vận chuyển, nhập khẩu rác điện tử có chứa các chất độc nguy hại, không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào Việt Nam.
càn có những biện pháp mạnh để răn đe và đi đến chấm dứt tình trạng nhập khẩu rác điện tử. Cách giải quyết tốt nhất là nên đánh mạnh vào tài chính: phạt thật nặng các doanh nghiệp nhập rác, buộc doanh nghiệp phải thanh toán toàn bộ chi phí để xử lý. Hiện nay, việc xử lý chỉ là tái xuất, đây là việc làm không có tính khả thi vì không quốc gia nào chấp nhận nhập rác điện tử. Còn nếu sau khi xử phạt (thường là mức phạt không cao) rồi giao lại cho doanh nghiệp tự xử lý
GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 45 SVTH: Hà cẩm Tú
chất nguy hại và thụ hưởng sản phẩm sau xử lý thì hoàn toàn không có tác dụng như mong đợi. Nên Nhà nước phải tịch thu toàn bộ lượng sản phẩm sai phạm nếu các sản phẩm này còn có thể xử lý và tái chế để bán số tiền bán các tang vật vi phạm sẽ được sung vào quỹ môi trường.
3.5.2 Biện pháp về kinh tế
Phần lớn các doanh nghiệp thường vì lợi ích kinh tế mới thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Do lợi nhuận từ việc nhập khẩu rác điện tử mang lại lợi nhuận khá lớn, bên cạnh đó còn có thể tận dụng được những linh kiện mời mà trong nước vẫn chưa thế sản xuất được hoặc có thế đã sản xuất được nhưng giá thành lại rất cao. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất ngành điện tử công nghệ cao, mở ra các cơ hội tiếp cận vốn, hình thành các trung tâm nghiên cứu, lựa chọn, phát triển và chuyển giao công nghệ mới. Các ban, ngành chức năng nên có biện pháp ngăn chặn tình trạng nhập khẩu rác điện tử đã qua sử dụng và có những chính sách phát triển cho ngành sản xuất phần cứng ở Việt Nam. Cụ thể là cấm nhập tiểu ngạch các mặt hàng điện tử, kiểm tra kỹ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong lúc làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan; cấm nhập linh kiện điện tử đã qua sử dụng; kiểm tra việc tạm nhập tái xuất các lô hàng...
Nhà nước cần quy định các doanh nghiệp sản xuất sẽ đưa chi phí quản lý rác thải vào giá thành sản phẩm. Cách làm này sẽ thúc đẩy họ thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường hơn và kéo dài vòng đời của sản phẩm. Chẳng hạn, thay vì thiết kế một chiếc ti vi hay máy tính chỉ sử dụng được trong 3 năm, nhà sản xuất sẽ phải thiết kế chúng có độ bền gấp đôi. Như thế, họ sẽ đỡ mất công sức và tiền bạc cho việc tái chế rác điện tử.
Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp sản xuất buộc phải thiết kế các sản phẩm điện tử “sạch” hơn bằng cách loại bớt các chất nguy hiểm có chứa trong các sản phẩm điện tử, thay thế các chất gây hại bằng cách sử dụng các vật liệu thay thế an toàn hơn và than thiện với môi trường hơn. Gắn trách nhiệm vào nhà sản xuất thiết bị điện tử trong nước, việc gắn trách nhiệm cho nhà sản xuất sẽ mang lại lợi ích đó là các nhà sản xuất sẽ đưa chi phí quản lý rác vào giá thành
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
sản phẩm. Cách này sẽ thúc đẩy họ thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường hom và kéo dài vòng đời của sản phẩm
Cũng cần ưu đãi các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử trong việc họ chủ động tiến hành thu gom các sản phẩm điện tử thải bỏ từ người tiêu dùng như: ưu đãi về thuế doanh nghiệp, ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng... nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất.
3.5.3 Biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức môi trường Trong vấn đề bảo vệ môi trường thì việc tuyên truyền và giáo dục là điều quan trọng nhất Vì người dân chính là những người trực tiếp lựa chọn các sản phẩm điện tử nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mình nhưng cũng chính họ vẫn còn không quan tâm chú ý đến các chất độc hại chứa trong các sản phẩm điện tử nếu nhưng chúng không còn được sử dụng và được vứt bỏ ra ngoài môi trường nó sẽ có ảnh hưởng xấu như thế nào đối với môi trường sống.
Chính vì thế khi việc tuyên truyền tốt thì nó sẽ làm cho người sử dụng nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, luật pháp dù có chặt chẽ tới đâu cũng không giúp giải quyết triệt để vấn đề rác điện tử nếu thiếu sự nhận thức đúng đắn của công chúng. Khi nhận thức đứng đắn, cộng đồng sẽ có thái độ phản đối việc nhập khẩu rác điện tử bằng cách tránh mua sản phẩm đã qua sử dụng. Người dân sẽ có ý thức tốt hom trong việc thu gom rác điện tử. cần hiểu rằng những mặt tích cực của cuộc sống hiện đại chỉ mang đầy đủ ý nghĩa nếu chúng không phải trả giá bằng sự thiệt hại về môi trường.
Một khi người tiêu dùng đã nhận thức được vấn đề sử dụng những thành tựu nghiên cứu công nghệ hiện đại thì phải đi kèm với đó là ý thức bảo vệ môi trường thì chính người tiêu dùng cũng có thể góp phần giảm thiểu lượng rác điện tử bằng cách lựa chọn các sản phẩm của các công ty có hỗ trợ tái chế rác. Khi muốn vứt bỏ các loại phế phẩm điện tử, người sử dụng cần để chúng vào đúng nơi quy định theo khuyến cáo của nhà sản xuất được in trên các sản phẩm điện tử.
GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 47 SVTH: Hà cẩm Tú