CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ
2.2 Quản lý của nhà nước về việc thu hồi, xử lý sản phẩm điện tử
2.2.2 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thu hồi, xử lý sản phẩm điện tửphẩm điện tử
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện tử phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý các sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán ra trên thị trường với một tỷ lệ cụ thể nhưng không quá 75% số lượng sản phẩm đã đưa ra thị trường tính theo năm.
+ Đối với người tiêu dùng: Chuyển sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi hoặc chuyển cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải theo quy định và không được vứt bỏ tuỳ tiện lẫn với các chất thải khác.
Dự thảo được xây dựng trên nguyên tắc trách nhiệm mở rộng của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu điều đó có nghĩa là doanh nghệp phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm mình đã sản xuất, nhập khẩu từ khi đưa ra thị trường đến khi sử dụng và thải bỏ.
2.2.2 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thu hồi, xử lý sản phẩm điện tử
Lâu nay, vấn đề thu hồi các sản phẩm hết hạn sử dụng gây nguy hại môi trường tại nước ta không còn là vấn đề mới. Khi Luật Bảo Vệ Môi Trường ra đời đã quy định rõ ràng tại Điều 34, khoản 1 Luật Bảo Vệ Môi Trường “quy định Nhà nước khuyến khích to chức, cả nhân tiêu dùng sản phấm được cấp nhãn sinh thái” , Điều 67 Luật Bảo Vệ Môi Trường “quy định về trách nhiệm thu hồi một sổ loại sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ ” trong đó có các sản phẩm điện tử nhưng cho tới nay nhà nước vẫn chưa có những quy định hướng dẫn để thực hiện và do đó các quy định vẫn chưa đi vào cuộc sống. Do thiếu hướng dẫn nên chưa một doanh nghiệp nào có thể kiểm soát được phạm vi quản lý của sản
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
phẩm làm ra ngay sau khi xuất xưởng. Từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng là cả khoảng cách quá lớn và qua tay nhiều tầng, cấp đại lý bán buôn bán lẻ khác nhau.
Doanh nghiệp thì không có một cơ chế quản lý để thu hồi, còn người tiêu dùng thì có thói quen là bán cho những người thu mua ve chai, hầu như là họ không nghĩ đến việc sẽ có ai đó đến thu hồi hoặc phải đến đâu đó để thu hồi tập trung những sản phẩm chỉ còn là phế thải. Hình dung về sự tác hại lâu dài cho môi trường từ những sản phẩm độc hại đó, dường như người tiêu dùng vẫn không quan tâm chú ý.
Dự thảo quyết định “Quy định về thu hoi, xử ỉỷ một so sản phấm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ ” có nhiều ưu điểm khi đã quy định khá rõ trách nhiệm thực hiện của từng chủ thể riêng biệt từ doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu, người tiêu dùng và cuối cùng là cơ sở thu gom, xử lý sau:
* Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu
Thực hiện cung cấp thông tin hướng dẫn về yêu cầu thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ để người tiêu dùng biết và cùng thực hiện theo phụ lục n của dự thảo quyết định gồm có:
- Ký hiệu về các chất nguy hại có trong sản phẩm khi thải bỏ - Ký hiệu về khả năng tái sử dụng, tái chế sản phẩm khi thải bỏ
- Khuyến cáo về việc chuyển giao sản phẩm thải bỏ đến các điểm thu hồi - Biểu trưng (logo) khuyến cáo việc thu gom, xử lý riêng, không lẫn với các chất thải khác.
Thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thuộc Danh mục do mình đã đưa sản phẩm đó ra thị trường theo tỷ lệ, thời gian phù họp với điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường trong từng thời kỳ.
Thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ bằng cách chọn một hoặc kết họp những hình thức sau đây: Tự mình thực hiện; Liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu khác để cùng thực hiện; Họp đồng với cơ sở thu gom, xử lý; Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường để nhà nước sử dụng cho hoạt động thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ.
GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 23 SVTH: Hà cẩm Tú
Thiết lập điểm thu hồi tại nơi phù họp, thuận lợi và an toàn đối với môi trường để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ. Báo cáo việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ với cơ quan quản lý môi trường và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo.
* Trách nhiệm của người tiêu dùng cuối cùng
Chuyển sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi hoặc chuyển cho tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải. Không chuyển sản phẩm thải bỏ cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật. Không được vứt sản phẩm thải bỏ tùy tiện, lẫn với chất thải khác.
* Trách nhiệm của Ctf sơ thu gom, xử lý
Tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý sản phẩm thải bỏ. Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền việc thu hồi, vận chuyển, lưu giữ và xử lý sản phẩm thải bỏ với nội dung sau:
Số lượng sản phẩm thải bỏ đã thu hồi, xử lý theo ủy nhiệm của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu; số lượng sản phẩm thải bỏ đã thu hồi, xử lý theo ủy nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền; số lượng sản phẩm thải bỏ đã tự thực hiện thu hồi, xử lý theo đúng quy định. Cơ sở thu gom, xử lý nếu thực hiện đúng như báo cáo thì sẽ được nhà nước xem xét, hỗ trợ chi phí bên cạnh đó còn được hưởng các ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Một ưu điểm nửa của dự thảo là các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu phải chịu chi phí đối với lượng sản phẩm thải bỏ không thu hồi, xử lý đạt tỷ lệ quy định.
Chi phí thu hồi, xử lý do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được xác định trên cơ sở chi phí thực tế để thu hồi, xử lý đối với từng loại sản phẩm cụ thể.
Vì theo dự thảo thì phương thức để tính phí bao gồm chi phí về thu hồi; phân loại; lưu giữ; vận chuyển; xử lý và chi phí liên quan nhưng các chi phí này phải được xác định trên cơ sở báo cáo của các cơ sở thu gom, xử lý chuyên nghiệp và kết quả thẩm định báo cáo đó của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền.
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
* Một số hạn chế khi thực hiện dự thảo sẽ gặp một số vấn đề sau:
Trong bản dự thảo quyết định “Quy định về thu hồi, xử ỉỷ một sổ sản phấm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ ” về thời gian để áp dụng cho các sản phẩm là quá trễ so với tốc độ các sản phẩm ngày càng hiện đại với các ứng dụng cao hơn được đưa ra thị trường. Điển hình như: máy vi tính (máy đế bàn và máy xách tay), điện thoại di động, tivi, đầu đĩa DVD, VCD, CD và các loại đầu đọc đĩa khác thì thời gian phải áp dụng là từ 01/01/2015. Theo quy định thì các sản phẩm được thu hồi, xử lý được hiểu là các sản phẩm còn nguyên chiếc.
Với bối cảnh của nước ta hiện nay, việc thu hồi các loại thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định rất khó khăn do hệ thống thu mua nhỏ lẻ, phức tạp, việc thu hồi sẽ được tính theo khối lượng (tấn/kg) sản phẩm. Điều này làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom các sản phẩm điện tử thải bỏ từ người tiêu dùng.
Việc ban hành một cơ chế thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ càn phải có tính khả thi, dễ áp dụng, dễ kiểm ừa, giám sát và hài hòa lợi ích các bên. Cơ chế quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cách thức, phương pháp giám sát để đạt được mục tiêu đề ra theo hướng khuyến khích các nhà sản xuất, nhập khẩu thành lập các công ty, các cơ sở tái chế có công nghệ hiện đại, quy mô lớn, có năng lực để thu hồi, tái chế và xử lý các sản phẩm thải bỏ một cách hiệu quả, an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường.
Đe triển khai được quy định nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng dự thảo và đã trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo Quyết định đến việc thực hiện dự thảo đã gặp phải một số khó khăn chủ yếu sau:
+ Đổi với cơ quan quản lý nhà nước
Đó là khó khăn trong việc ban hành một cơ chế thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ có tính khả thi, dễ áp dụng, dễ kiểm tra, giám sát và hài hòa lợi ích các bên.
Cơ chế này cần quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cách thức, phương pháp giám sát để đạt được hiệu quả trong việc thu hồi, xử lý các sản phẩm điện tử thải bỏ.
GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 25 SVTH: Hà cẩm Tú
càn tạo điều kiện, khuyến khích các nhà sản xuất, nhập khẩu thành lập các công ty, các cơ sở tái chế có công nghệ hiện đại, quy mô lớn, có năng lực để thu hồi, tái chế và xử lý các sản phẩm thải bỏ một cách hiệu quả, an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường.
Với điều kiện của nước ta hiện nay thì với một hệ thống thu gom hoạt động không chính thức đã tồn tại từ lâu đời đó là các làng nghề, cơ sở tái chế nhỏ..
một thách thức lớn là càn phải chính thức hóa hóa hoạt động tái chế. Cụ thể hơn, là phải chuyển đổi hình thức tái chế từ quy mô hộ gia đình với công nghệ cũ, lạc hậu sang hình thức tái chế ở các cơ sở công nghiệp với công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thu hồi của các doanh nghiệp.
Nhà nước phải có những biện pháp tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp sản xuất, các cơ sở, hiệp hội tái chế, những người thu gom và đặc biệt là phải cố gắng tận dụng, duy trì và không gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập sống của những người thu mua đồng nát, tạo điều kiện cho những người này hoạt động nhưng phải theo quy định.
Nhà nước cũng cần phải nâng cao nhận thức, khuyến khích, bắt buộc, người tiêu dùng trong việc tham gia thực hiện quá trình thu hồi sản phẩm.
+ Đoi với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí và nhân lực cho quá trình thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ cụ thể như về cơ sở hạ tầng thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ hoặc họp tác với cơ sở thu gom, xử lý chuyên nghiệp để tiến hành tái sử dụng, tái chế các sản phẩm này điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp tăng thêm phần chi phí phát sinh trong việc thu hồi, xử lý các sản phẩm điện tử;
Tiếp đó, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tính toán đầu tư công nghệ, thiết bị và dây chuyền sản xuất sao cho sản phẩm của họ để việc thu hồi, tái sử dụng và tái chế cao nhất sau khi chúng được thải bỏ. Đây cũng chính là điểm khó khăn nhất của các doanh nghiệp và là điều mà công nghệ sản xuất sạch luôn hướng tới nhằm tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường.
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
+ Đổi với người tiêu dùng
Hiện nay, người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất đến tính hữu dụng và chất lượng của sản phẩm đối với các hoạt động sống của họ trong quá trình sản phẩm được sử dụng và hầu như ít quan tâm đến việc sản phẩm đó được tạo ra như thế nào để đến với thị trường, cũng như số phận của chúng sau khi không được sử dụng nữa, đặc biệt là ảnh hưởng tới môi trường của sản phẩm. Một khi áp dụng cơ chế thu hồi sản phẩm thì ý thức và thói quen tiêu dùng hàng hóa của người dân phải thay đổi theo hướng tự nguyện cũng như bắt buộc nhằm thể hiện ừách nhiệm của người tiêu dùng đối với hàng hóa mà mình sử dụng. Rõ ràng là, để thay đổi được ý thức và thói quen của người dân thì quả là rất khó khăn và không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn được mà càn có thời gian dài tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân được biết.
Tóm lại hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải, đặc biệt là các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại nhằm tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn với các quy đinh hiện hành về quản lý chất thải trong trường họp sản phẩm thải bỏ thuộc Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Cần phải có lộ trình để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện được trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của mình; cần có sự tham gia của các tổ chức và cá nhân liên quan để hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, khuyến khích cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo phương thức thân thiện với môi trường
Người tiêu dùng cũng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình thải bỏ cho đến khi chuyển đến điểm thu hồi hoặc chuyển cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thu hồi theo quy định.