Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc quản lý nhập khẩu rác thải điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ

3.4 Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc quản lý nhập khẩu rác thải điện tử

Khi pháp luật về môi trường không được tôn trọng và thực thi một cách nghiêm túc thì nền kinh tế càng phát triển sẽ làm cho chỉ số an toàn càng giảm, môi trường, cuộc sống người dân càng bị đe dọa. Tuy nhiên với hệ thống pháp lý, quản lý chưa đủ mạnh và chỉ dừng lại ở phạt hành chính như hiện nay, một số bộ phận doanh nghiệp không ngại vi phạm.. Theo nghị định 117/2009 của Chính phủ mức phạt cho hành vi này được nâng lên tới 500 triệu đồng nhưng trong thực tế nếu doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm mà không bị các cơ quan chức năng phát hiện thì doanh nghiệp có thể được lợi đến hàng chục tỷ đồng. Như vậy mức phạt này vẫn chưa đủ sức để răn đe. Vì lợi ích riêng nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã quên đi trách nhiệm bảo vệ môi trường

Thực trạng này được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, tổ chức và cá nhân không phải trả tiền mua chất thải, thậm chí còn được đối tác nước ngoài cho thêm tiền để nhập về và họ còn kiếm được mối lợi từ việc bóc tách linh kiện điện tử cũ để lấy vàng, bạc, chì, thủy ngân... Đây là món lợi rất lớn, có sức hút lớn đối với một số cá nhân, tổ chức nên họ tìm mọi thủ đoạn tinh vi để lách luật đế có thế nhập rác thải điện tử về. Chang hạn, tố chức, cá nhân trong nước nhập khẩu chất thải núp bóng dưới hình thức nhập phế liệu thông qua một công ty

“ma” bên nước ngoài. Khi hàng vừa được dời đi khỏi cảng nước đó, công ty này lập tức tuyên bố phá sản để phủi trách nhiệm. Hay như trong vụ các Container tồn lưu tại các cảng của Hải Phòng, có trường họp người gửi hàng không ghi rõ địa chỉ người nhận và không thanh toán tiền vận chuyển cho hãng tàu, có địa chỉ người nhận nhưng là địa chỉ không có trên thực tế.

Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay

Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường cho biết, pháp luật đã quy định, chỉ được nhập khẩu phế liệu nằm trong danh mục được phép nhập khẩu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, chỉ nhập để phục vụ trực tiếp sản xuất và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng chủ trương này để nhập chất thải, trong đó có chất thải nguy hại bất chấp Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005 đã quy định: “cẩm nhập khấu, quả cảnh chất thải dưới mọi hình thức”.

Lợi dụng khoản 2, điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng”. Vì vậy, khi bị các cơ quan chức năng phát hiện hàng hoá vi phạm, doanh nghiệp đã chủ động gửi văn bản đến hãng vận tải và cơ quan chức năng để từ chối nhận hàng với lý do không đúng họp đồng.

Chỉ cần xuất trình hợp đồng mua bán thể hiện toàn những mặt hàng hợp pháp là doanh nghiệp có thể từ chối nhận hàng và đổ hết lỗi cho đối tác nước ngoài.

Nhưng hàng loạt vụ việc tương tự diễn ra trong suốt thời gian dài, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được ai để quy trách nhiệm

Hiện tình trạng rác thải điện tử nhập về nước ta đang diễn biến rất phức tạp.

Các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài câu kết móc nối với nhau để vận chuyển hàng hóa vi phạm vào Việt Nam dưới hình thức ký họp đồng xuất nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất sang nước thứ ba. Nội dung họp đồng, thủ tục khai báo hải quan đều thể hiện là những mặt hàng họp pháp nhưng thực chất bên trong Container là phế thải. Khi bị phát hiện, các doanh nghiệp trong nước đứng tên trong các bộ chứng từ thanh toán lại từ chối nhận hàng với lý do: hàng không đúng họp đồng, chủ hàng nước ngoài gửi nhầm địa chỉ... Các doanh nghiệp nước ngoài thể hiện trên những chứng từ thanh toán đều là những doanh nghiệp “ma”

ở các nước xuất xứ và nước nhập khẩu. Vì vậy, các cơ quan chức năng rất khó xác định được chủ thể vi phạm. Mặt khác, các doanh nghiệp vi phạm thường dùng nhiều thủ đoạn như xếp hàng có vi phạm ở phía bên trong và hàng hóa đúng quy định thỉ được đặt ở bên ngoài

Lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, lợi dụng ưu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng... không ít doanh nghiệp đã

GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 41 SVTH: Hà cẩm Tú

nhập khẩu hoặc nhập lậu các loại rác thải điện tử vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Trong khi đó, việc xử lý các phế liệu này rất khó khăn. Theo quy định, hàng vi phạm về bảo vệ môi trường, là phế liệu, rác thải bị xử lý buộc tái xuất hoặc tiêu hủy, nhưng thực tế chi phí để tiêu hủy rác thải là rất lớn, một số mặt hàng Việt Nam chưa có công nghệ tiêu hủy đảm bảo tiêu chuẩn. Do đó vụ việc vi phạm phần lớn được xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất. Dẩn đến doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật đế tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng cấm nhập; trong trường họp bị phát hiện, doanh nghiệp sẵn sàng chịu hình thức xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào quyết định xử lý hành chính để tái xuất lô hàng.

Bộ Luật Hình Sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định 11 hành vi phạm tội về môi trường. Mỗi điều khoản về tội phạm môi trường trong Bộ Luật Hình Sự đều đã xác định hành vi phạm tội, căn cứ truy cứu hình sự, định khung phạt tiền và định hình phạt tù tương ứng với ba mức độ hậu quả gây ra: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong bối cảnh vi phạm môi trường ở Việt Nam ngày càng phổ biến, đa dạng, liên tục; mức độ tổn hại ngày càng nghiêm trọng, nhưng không có nhiều vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cho dù các quy định về tội phạm môi trường đã có hiệu lực hơn chục năm qua. Những vụ sai phạm điển hình như các công ty nhập chất thải phế liệu về cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Đà Nằng... đều không bị xử lý hình sự.

Bộ Luật Hình Sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân vi phạm, chứ không áp dụng cho các đối tượng là các tổ chức, công ty, tập đoàn có tư cách pháp nhân. Đây là “lỗ hổng”

lớn nhất vì các cơ quan tố tụng không thể khởi tố hình sự và định tội các doanh nghiệp hay người đứng đầu doanh nghiệp khi họ là chủ thể này có các hành vi vi phạm về việc nhập khẩu rác điện tử.

Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo Vệ Môi Trường tuy đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm với mức phạt tăng lên rất nhiều lần so với quy định trước đây nhưng vẫn tồn tại một số hình thức chế tài quá nhẹ, không đủ sức răn đe như khi bị xử lý vi phạm về nhập khẩu rác điện tử thì doanh nghiệp chỉ bị buộc phải tái

Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay

xuất rác điện tử về nước xuất khẩu mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào khác.

Với mức xử phạt cao nhất là 500 triệu đồng vẫn chưa đủ hạn chế việc các doanh nghiệp nhập khẩu rác điện tử.

Có một nguyên nhân khác khiến rác điện tử còn đường về Việt Nam vì một số địa phương còn xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường. Do trình độ yếu kém hoặc vì lợi ích cục bộ, nên đã cho phép sử dụng công nghệ lạc hậu không đảm bảo các yêu càu về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, từng cấp, từng ngành, kể cả cán bộ chủ chốt chưa có nhận thức đúng đắn về tàm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thế; ý thức ừách nhiệm của một số chủ doanh nghiệp còn kém, chạy theo lợi nhuận, xem thường việc bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp còn phổ biến tình trạng đối phó với cơ quan chức năng.

Hiện nay, lực lượng hải quan thiếu trang thiết bị hiện đại để soi và phát hiện

hàng vi phạm ngay trên tàu vận chuyển nên khi đã đưa Container vào kho thì khó

mà tái xuất được nữa. Việc ngăn chặn từ xa các Container phế liệu chứa chất thải

không đem lại hiệu quả cao và trong nhiều trường hợp là không thể thực hiện được vì quy định pháp luật của mỗi nước mỗi khác. Đây chính là lỗ hỏng để cho

các doanh nghiệp lợi dụng. Một khi chế tài chưa đủ nặng thì vi phạm sẽ vẫn tiếp

diễn, chỉ khi nào doanh nghiệp bị xử phạt thật nặng và nghiêm khắc hơn nữa do

vi phạm môi trường thì lúc đó các doanh nghiệp mới không vi phạm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w