Trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ

2.4 Trách nhiệm pháp lý đối vói tổ chức, cá nhân có hành vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu và thu gom, xử lý rác điện tử

2.4.2 Trách nhiệm hình sự

Nen tảng của chính sách hình sự về bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp đã khẳng định việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của mọi người và toàn xã hội: “Cơ quan nhà nước, đen vị vũ trang, to chức kinh tế, to chức xã hội, mọi cả nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cẩm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường ” (Điều 29).

Chính sách hình sự về bảo vệ môi trường của Việt Nam được cụ thể hóa thông qua việc quy định tại Chương XVII “Các tội phạm về môi trường” Bộ Luật Hình Sự 1999 Điều 185 “Tội nhập khẩu công nghệ, mảy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường” và được sửa đổi bổ sung 2009 quy định đối với 11 tội phạm về môi trường trong đó Điều 185

“Tội đưa chất thải vào lãnh tho Việt Nam

1. Người nào lợi dụng việc nhập khấu công nghệ, mảy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh tho Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với so lượng lớn hoặc gây hậu

Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay

quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có to chức;

b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một trăm triệu đong đến năm trăm triệu đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là một trong những điều luật đã được sửa đổi trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình Sự 2009. So với Điều 185 Bộ Luật Hình Sự 1999 thì có nhiều điểm mới:

+ Thứ nhất, về tên gọi

Điểm mới dễ nhận thấy nhất là tên gọi của tội danh đã được sửa đổi thành

“Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” thay cho tên “Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ” (Điều 185 BLHS năm 1999). Với tên gọi mới này Điều luật cho thấy ưu điểm mang tính khái quát hơn so với tên gọi của Điều luật cũ hầu như thiên về tính liệt kê.

+ Thứ hai, về cấu thành tội phạm cơ bản Điều 185 Bộ Luật Hình Sự 2009 có những thay đổi trong quy định về chủ thể của tội phạm, quy định “người nào lợi dụng việc nhập khẩu” so với quy định cũ thì chủ thể thực hiện hành vi này chỉ là những “người nhập khẩu” hoặc “cho phép nhập khẩu”. Rõ ràng việc quy định như điều luật cũ chỉ giới hạn ở hai loại chủ thể có thể phải chịu Trách nhiệm hình sự là “người nhập khẩu” và “người cho phép nhập khẩu” dễ dẫn tới tình trạng bỏ lọt tội phạm đối với những chủ thể khác như: người thuê nhập khẩu bằng cách dịch vụ nhập khẩu trọn gói; những

GVHD: Võ Hoàng Yến Trang 33 SVTH: Hà cẩm Tú

người cùng thực hiện hành vi phạm tội mang tính chất đồng phạm... Bộ Luật Hình Sự quy định “người nào lợi dụng việc nhập khẩu” có thể bao quát được toàn bộ các loại chủ thể trên tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm. Nhập khẩu chất thải (trong đó có phế liệu) vẫn được Luật Bảo Vệ Môi trường năm 2005 cho phép nhưng không khuyến khích thực hiện hoạt động này. Neu quy định như Bộ Luật Hình Sự 1999 thì việc nhập khẩu phế thải là hành vi bị cấm, điều này mâu thuẫn với các quy định trên của Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005 còn quy định

người nào lợi dụng việc nhập khau” nhấn mạnh hành vi “lợi dụng nhập khấu

chứ không cấm hoạt động này, giúp loại bỏ sự mâu thuẫn, tạo ra sự phù hợp hơn giữa hai ngành luật này.

Cũng như một số điều luật trong Chương XVII “Các tội phạm về môi trường”

được sửa đổi khác, thì Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam cũng đã loại bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm là một rào cản trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm. Việc chỉ quy định điều kiện để truy cứu Trách nhiệm hình sự là: hành vi đưa vào Việt Nam các chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng áp dụng và xử lý triệt để các hành vi phạm tội.

+ Thứ ba, về hình phạt

So với quy định tại Bộ Luật Hình Sự 1999 thì Bộ Luật Hình Sự 2009 thì hình phạt tiền là hình phạt chính và hình phạt bổ sung đều tăng. Mức phạt tiền đóng vai trò là hình phạt chính cao nhất lên tới 500 triệu đồng gấp mười lần so với mức phạt tiền cao nhất cùng loại của Điều 185 Bộ Luật Hình 1999. Khoản 2 quy định về các tình tiết tăng nặng, nếu như ở Bộ Luật Hình Sự 1999 chỉ quy định duy nhất tình tiết tăng nặng là “gây hậu quả nghiêm trọng ” thì khoản 2 Điều 185 Bộ Luật Hình Sự 2009 quy định thêm các tình tiết tăng nặng cụ thể “có tổ chức”; “chất thải nguy hại cỏ so lượng lớn hoặc chất thải khác có so lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn Việc bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với những hành vi phạm tội, giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng trong việc áp dụng, xử lý tội phạm hơn.

Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG RÁC THẢI ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chương này người viết sẽ đi vào giới thiệu sơ lược thực trạng rác thải trên thế giới sau đó sẽ đi vào phân tích thực trạng thu gom, tái chế và xử lý rác thải điện tử ở nước ta hiện nay. Phần lớn rác thải điện tử vào nước ta qua việc nhập khẩu nên người viết sẽ đi sâu vào thực trạng nhập khẩu rác điện tử để có thể thấy được nguyên nhân và sự hạn chế trong công tác quản lý. Từ đó, người viết có thể đề xuất một số biện pháp mang tính pháp lý nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý rác điện tử để hạn chế sự ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w