Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Hương Sơn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến GIÁ đất ở TRÊN địa bàn THỊ TRẤN HƯƠNG sơn, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2013 2014 (Trang 37 - 41)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Hương Sơn

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Hương Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Phú Bình, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 23km về phía Tây Bắc, với tổng diện tích tự nhiên là: 1.030,33 ha, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

Phía Bắc giáp với xã Tân Kim, huyện Phú Bình.

Phía Đông giáp với xã Tân Hòa, xã Lương Phú huyện Phú Bình.

Phía Tây giáp với xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.

Phía Nam giáp với xã Kha Sơn, huyện Phú Bình.

Thị trấn Hương Sơn có 19 tổ dân phố, dân số tính đến tháng 05 năm 2010 là: 8.563 khẩu với 2.175 hộ.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của thị trấn Hương Sơn tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Bắc xuống Nam, độ chênh cao trung bình là 0.5m trên 1km dài, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 30 mét, ít núi cao, được chia thành ba vùng rõ rệt.

Vùng phía bắc là vùng đồi núi thấp, thoải dạng đồi bát úp sen kẽ là những dải ruộng, các khu dân cư hình thành từ lâu đời với tính chất tiện canh tiện cư, vùng này có khả năng phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại vừa và nhỏ.

Vùng phía nam và phía đông là vùng đồng bằng rất thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước, cây hoa mầu ngắn ngày, có điều kiện nuôi trồng thủy sản dọc hai bên bờ sông đào, có điều kiện phát triển ngành nghề dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Vùng trung tâm của thị trấn nằm trên trục đường Quốc lộ 37, có các điểm nút giao thông đi các ngả, là vùng đất tương đối bằng phẳng, là nơi tập trung các cơ quan đầu não, là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Phú Bình.

4.1.1.3. Khí hậu

Thị trấn Hương Sơn có khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa Đông và mùa Hè.

- Mùa Đông (hanh, khô), từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụ đông.

- Mùa Hè (mùa mưa) nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, thường gây ngập úng ở nhiều nơi trên địa bàn thị trấn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân, mùa hè có gió Đông Nam thịnh hành.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 20 đến 220C, tổng tích ôn giao động từ 7000 đến 80000C.

+ Lượng mưa trung bình trong năm 132,6mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 367,1mm và thấp nhất vào tháng 1 là 2,1 mm.

Tổng số giờ nắng trong năm là 1.282 giờ, tháng nóng nhất là tháng 7 có 178 giờ, tháng thấp nhất là tháng 1 có 33 giờ.

+ Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8;

Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.

+ Sương mù bình quân từ 25 đến 30 ngày trong 1 năm, sương muối xuất hiện ít.

4.1.1.4. Thủy văn

- Hệ thống sông: Sông Đào nằm trong hệ thống thủy nông sông cầu có chiều rộng từ 25 m đến 30 m chạy dọc suốt từ phía bắc đến phía nam của thị trấn, đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt của người dân và phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, ao, chuôm mặt nước nhỏ nằm rải rác khắp địa bàn thị trấn.

- Hệ thống kênh mương: Toàn thị trấn có một hệ thống kênh mương chính và các tuyến kênh mương nội đồng.

4.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội a. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của Huyện uỷ - HĐND, UBND và các phòng ban chức năng của huyện Phú Bình. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ- HĐND - UBND thị trấn Hương Sơn đã chủ động phối, kết hợp với UBMTTQ và các đoàn thể, động viên nhân dân đoàn kết, cùng đồng lòng quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thị trấn đã đề ra. Nền kinh tế của thị trấn trong năm qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.000,000 đồng đến 1.500,000 đồng/người/tháng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 4.260 tấn. thu nhập bình quân đầu người 9.000,000 đồng/ người/ năm, tốc độ tăng trưởng đạt 9,5%, Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5%/ năm.

Bảng 4.1: Tăng trưởng kinh tế 2009- 2014 thị trấn Hương Sơn

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng BQ

(%)

2009 2010 2011 2012 2013 2014

1.Tăng trưởng kinh tế % 10,30 12,00 10,00 9,60 9,50 12,00 10,56 (Nguồn: UBND thị trấn Hương Sơn)

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn trong những năm gần đây tương đối nhanh, và đúng hướng, tỷ trọng ngành nghề kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đang ngày một phát triển và mở rộng, kinh tế nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, Để tạo ra sự phát triển toàn diện, xứng đáng với

tầm vóc của một thị trấn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cần phải bố trí sử dụng đất đai hợp lý, ưu tiên quỹ đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế thị trấn giai đoạn 2010 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT

Năm Tăng

BQ (%)

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 100 Công nghiệp - xây

dựng % 15,9 16,2 18,4 18,9 20,0 19,0 18,07

Nông nghiệp,lâm

nghiệp, thủy sản % 59,2 59,1 56,0 54,2 52,0 54,0 55,75 Dịch vụ % 24,9 24,7 25,6 26,9 28,0 27,0 26,18 (Nguồn tài liệu: Kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ thị trấn giai

đoạn 2010- 2015) 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số tính đến tháng 5 năm 2014 toàn thị trấn Hương Sơn có 8563 người, 2175 hộ, được phân bố thành 19 tổ dân phố.

- Lao động: Số lao động tính đến tháng 5 năm 2015 toàn thị trấn có trên 5411 lao động chính, chiếm 63,48% số khẩu của toàn thị trấn, ngoài ra còn có một số lao lao động phụ khá lớn, số lao động nông nghiệp chiếm trên 70%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên 30%, đây là nguồn lực chủ chốt, quyết định lớn đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn trong những năm qua.

- Việc Làm: Số người có việc làm mới hàng năm là 160 người (trong đó lao động xuất khẩu là 15 người), Lao động được đào tạo mới trong năm là 180 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động là 20%. Lực

lượng lao động của thị trấn không ngừng tăng lên, nhưng việc làm chưa đủ và không thường xuyên dẫn tới một bộ phận không nhỏ trong nhân dân đời sống còn khó khăn. Trong sản xuất nông nghiệp mang rõ tính thời vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa ổn định, quy mô còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động chưa cao, thu nhập hạn chế.

- Thu Nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 - 2015 là 7,9 triệu/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 0,31 %.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến GIÁ đất ở TRÊN địa bàn THỊ TRẤN HƯƠNG sơn, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2013 2014 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)