Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố biên hòa và huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH

1.1 HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU

1.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu

Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Cửu

Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đồng Nai, Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vĩnh An cách thành phố Biên Hòa khoảng 45km theo tỉnh lộ 767 và khoảng 40km theo tỉnh lộ 768; Thị trấn cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 70km và cách Vũng Tàu khoảng 160 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 109.255,82 ha.

Huyện có 11 xã và 01 thị trấn trực thuộc.

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước.

- Phía Đông giáp huyện Tân Phú và huyện Định Quán.

- Phía Nam và Đông Nam giáp Tp. Biên Hòa, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất.

- Phía Tây giáp huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương

Có 2 dạng địa hình chính gồm dạng địa hình đồi và dạng địa hình đồng bằng.

- Địa hình đồi: Chiếm 78,86% diện tích tự nhiên (86.115ha), phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện (Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm). Cao trình cao nhất khoảng 340m và thấp dần xuống phía Nam còn 10 – 20m. Trong đó, độ dốc dưới 30 chiếm 10,26% diện tích tự nhiên; độ dốc 0 - 80 chiếm 0,65%; độ dốc 8 - 150 chiếm 1,23%;

độ dốc trên 150 chiếm 66,68%.

- Địa hình đồng bằng: Chiếm 6,85% diện tích tự nhiên (7.478ha). Phân bố ở các xã phía Tây Nam của huyện (Bình Lợi, Thạnh Phú, Tân Bình, Thiện Tân, Bình Hòa) với cao trình nơi cao nhất 10-20m, nơi thấp nhất 1-2m. Địa hình bằng phẳng và mẫu chất chính là trầm tích trẻ Holocene với nền móng địa chất yếu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất lúa nước, cây ăn trái và hoa màu cạn.

Bảng 1.3. Số hộ và dân số huyện Vĩnh Cửu

STT Đơn vị hành chính Số hộ dân (hộ) Dân số (người)

1 Xã Bình Hòa 1.580 6.293

2 Xã Tân Bình 2.525 10.314

3 Xã Thạnh Phú 6.456 21.587

4 Xã Bình Lợi 1.656 6.718

5 Xã Thiện Tân 1.533 5.740

6 Xã Tân An 2.376 9.600

7 Xã Trị An 928 3.738

8 TT. Vĩnh An 5.809 22.603

9 Xã Vĩnh Tân 3.999 16.588

10 Xã Hiếu Liêm 1.046 3.624

11 Xã Mã Đà 1.825 7.321

12 Xã Phú Lý 2.896 11.566

Tổng cộng: 32.629 125.692

Nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Cửu, 2012

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu trong giai đoạn 2001-2005 khá phát triển, tương đối thuận lợi về vận tải giao lưu hàng hoá cũng như đi lại; kể cả giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ theo sông Đồng Nai.

Mạng lưới giao thông đường bộ có các trục lộ huyết mạch đã được nhựa hoá như: Tỉnh lộ 768 với chiều dài khoảng 40km chạy từ Đông sang Tây, dọc theo sông Đồng Nai, nối thị trấn Vĩnh An và thành phố Biên Hoà, qua các khu và cụm công nghiệp; Tỉnh lộ 767 dài khoảng 10km chạy từ phía Bắc sang phía Nam của huyện, qua khu công nghiệp Sông Mây (huyện Trảng Bom) và nối vào quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 761 đi Mã Đà – Chiến khu Đ; Tỉnh lộ 762 đi Sóc Lu (huyện Thống Nhất) và nối vào Quốc lộ 20; đường Đồng Khởi nối khu công nghiệp Thạnh Phú vào thành phố Biên Hoà. Ngoài ra, còn có nhiều tuyến Hương lộ và các đường liên ấp, liên khu, nội ấp, nội thị cũng thuận tiện giao thông đi lại của nhân dân; nhưng chưa được tốt.

Giao thông đường thuỷ chủ yếu trên sông Đồng Nai, đến nay đã hình thành được một số bến thuỷ vận chuyển sản phẩm của các đơn vị đi Biên Hoà và Thành phố Hồ Chí Minh như Xi Măng Hà Tiên 2, công ty Đồng Tân, xí nghiệp vật liệu xây dựng Biên Hoà; đồng thời còn có một số bến đò vận chuyển hành khách và hàng hóa hằng ngày qua sông như: bến đò Trị An, Đại An, Tân An, Bình Lợi… và Tân Triều đi Biên Hoà; ngoài ra, còn có tuyến du lịch tham quan trên sông Đồng Nai từ Biên Hoà đến làng Bưởi Tân Triều.

Bảng 1.4. Danh sách Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu STT Tên KCN, CNC Diện tích

(ha) Vị trí Hiện trạng

1 CCN Thiện Tân

- Thạnh Phú 96,6 Xã Thạnh Phú và Thiện Tân

Quy hoạch năm 2007, 2010 đã có 13 doanh nghiệp hoạt động 2 CCN Trị An 48,8 Xã Trị An Đã quy hoạch xong

2010 3 CCN Thị trấn

Vĩnh An 50 TT.Vĩnh An Đã quy hoạch xong 2010

4 CCN Vĩnh Tân 50 Xã Vĩnh Tân Đang lập quy hoạch

5 CCN Tân An 50 Xã Tân An Đang công bố quy hoạch

6 CCN Thiện Tân 50 Xã Thiện Tân Đang lập quy hoạch

7 KCN Thạnh Phú 177,2 Xã Thạnh Phú

Đã có 9 nhà máy HĐ nhưng đang xây hạ tầng

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường – UBND huyện Vĩnh Cửu 2012 Nước mặt: Nguồn nước mặt chính của huyện Vĩnh Cửu gồm có sông Đồng Nai, sông Bé và hồ Trị An. Nhìn chung, chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện khá tốt, tuy nhiên một số khu vực bị ô nhiễm cao như rạch Ông Hường, rạch Ông Tây do ảnh hưởng của nguồn thải công nghiệp. Hiện tại, nước thải sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn huyện không qua xử lý mà được thải trực tiếp vào hệ thống sông suối trên địa bàn, sau đó chảy vào sông Đồng Nai. Do hiện nay mức độ đô thị hoá - công nghiệp hoá trên địa bàn chưa cao nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa trở nên nghiêm trọng.

Nước ngầm: Kết quả đo đạc và phân tích cho thấy chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu khá tốt, hầu hết các thông số đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT, trừ pH, NO3-

và NH4+. Tuy nhiên, một số nơi có dấu hiệu bị nhiễm phèn, đặc biệt tại xã Thạnh Phú, Thiện Tân, TT Vĩnh An bị nhiễm phèn.

Môi trường không khí:Kết quả đo đạc mức ồn trong không khí xung quanh tại một số khu vực trên địa bàn huyện cho thấy mức ồn dao động trong khoảng 31,1 – 73,8 dBA, 100% số mẫu đo đạc có mức ồn đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Mức ồn thấp nhất tại vị trí VA-5 do khu vực bãi rác yên tĩnh và cây cối nhiều; mức ồn cao nhất tại vị trí CN-3 do ảnh hưởng của tiếng ồn từ giao thông ra vào KCN Thạnh Phú. Nồng độ bụi dao động trong khoảng 0,08 – 0,84 mg/m3, 30% số mẫu phân tích có nồng độ bụi không đạt QCVN 05:2009/BTNMT, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của hoạt động giao thông và khai thác đá.

Đất: lượng kim loại nặng trong môi trường đất nói chung của huyện Vĩnh Cửu hiện nay rất nhỏ, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến chất lượng đất cho các hoạt động trên địa bàn huyện. Chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) họ Cl và họ P

trong môi trường đất không thấy có dấu hiệu nhiễm bẩn với hàm lượng cao thuốc BVTV trong môi trường đất.

Chất thải rắn: Hiện nay, huyện Vĩnh Cửu có 2 bãi rác tạm tập trung: HTX Vĩnh Tiến quản lý bãi rác ở Nông trường nguyên liệu giấy thuộc thị trấn Vĩnh An, diện tích 3.000 m2; bãi rác còn lại có diện tích khoảng 8.000 m2 tọa lạc tại ấp Thới An, Xã Tân An, được sự quản lý của HTX DVMT Trúc Xanh.

Lượng rác thải sinh hoạt được các cơ sở thu gom trực tiếp từ nguồn thải rồi đưa thẳng đến bãi rác tập trung. Sau đó tại đây, rác được phân loại ra bằng máy cào và trực tiếp bằng tay. Lượng rác phế liệu thu được sẽ bán cho các cơ sở thu gom phế liệu. Lượng rác phế thải không thể tận dụng thì một phần được chôn lấp và một phần được đem đốt nhằm làm giảm thể tích. Cách xử lý như trên đã tận dụng được một phần nguồn tài nguyên. Khối lượng thu gom tại bãi rác của HTX DVMT Trúc Xanh vào khoảng 25 tấn/tháng.

Chất thải rắn công nghiệp hiện nay do Công ty TNHH Tài Tiến, Công ty TNHH Thanh Tùng, Công ty TNHH Tân Phát Tài và Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai thu gom và xử lý. Loại rác thải có thể tận dụng được có thể bán cho các cơ sở tái chế phế liệu hoặc xuất khẩu. Đối với loại rác thải công nghiệp không nguy hại và không thể tận dụng được thì chúng được đưa thẳng đến bãi chôn lấp để xử lý.

Đối với rác thải y tế dễ xử lý như: các mẫu bệnh phẩm, bông băng… sau khi thu gom chúng được cân, sau đó mới đem đi đốt bởi lò đốt thủ công. Khối lượng phát sinh khoảng 10 – 15 kg/ngày. Rác được xử lý trên nguyên tắc là không để tồn lưu đến ngày hôm sau. Đối với các vật liệu khó phân hủy (kim tiêm), bệnh viện lưu giữ lại sau đó kết hợp với Viện lao đem đi tiêu hủy theo định kỳ.

Nguồn: Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đến năm 2015 và định hướng năm 2020, Kèm theo Quyết định số 3300/QĐ-UBND ngày 04/10/2010 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu 1.1.3. Quy hoạch phát triển quản lý chất thải rắn gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội tại thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020, định hướng 2025.

Đồng Nai hiện có 29 khu công nghiệp đang hoạt động diện tích 6.912 ha, trong đó Biên Hòa có 04 khu công nghiệp quy mô lớn với số lượng doanh nghiệp trên 1.000 đơn vị, Vĩnh Cửu có 07 khu công nghiệp với trên 200 doanh nghiệp.

Song song cùng sự tăng trưởng ngày càng cao về kinh tế - xã hội của Biên Hòa và Vĩnh Cửu, công tác bảo vệ môi trường luôn được Tỉnh và địa phương quan tâm nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của địa phương.

Nhìn tổng quát về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai nói chung và Tp. Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu nói riêng cho thấy: Kết quả thực hiện năm 2010, tỷ lệ thu gom các loại chất thải rắn thông thường đạt 88,7%; thu gom và xử lý chất thải nguy hại đạt 61% chất thải y tế công lập đạt 100% . Tuy nhiên, chất thải thông thường xử lý 25%, chất thải y tế tư nhân chưa xử lý triệt để. (Nguồn Đề án Bảo vệ Môi trường Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020).

Hình 1.3. Bảng vẽ tổng thể khu quy hoạch xử lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai

Trên địa bàn tỉnh có các đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại như Công ty Phát triển KCN biên Hòa (Sonadezi), Công ty TNHH Tài Tiến, Công ty TNHH Thanh Tùng 2, …

Nhìn chung, việc quản lý chất thải vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ và chặt chẽ, một số đơn vị đã tổ chức thu gom và đổ trái phép hoặc trao đổi mua bán dưới dạng phế liệu. Khu vực phân loại, lưu giữ chất thải tại nguồn chưa được thực hiện triệt để; chưa có bãi chôn lấp chất thải nguy hại đúng quy định.

Để giải quyết vấn đề xử lý rác thải, cần triển khai việc phân loại rác tại nguồn hoặc tại khu xử lý rác; có cơ chế khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác thải, giảm tối đa lượng rác phải chôn lấp. Đây chính là một trong những giải pháp vừa đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.

Với chủ trương phát triển công nghiệp bền vững, thì bảo vệ môi trường đang là một vấn đề lớn đối với sự phát triển của tỉnh Đồng Nai, việc xây dựng một khu xử lý chất thải tập trung bao gồm hệ thống thu gom, xử lý và tiêu hủy chất thải sinh hoạt và công nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải không qua xử lý được thải ra môi trường là hềt sức cần thiết.

Công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, các hạng mục phụ trợ, bãi chôn lấp và các hạng mục công trình tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy chất thải nhằm góp phần bảo vệ môi trường cũng như tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư vào tỉnh Đồng Nai giúp đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển công nghiệp của Đồng Nai trong những năm tới. Căn cứ Quyết định số: 7480/QĐ.UBND, ngày 26/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch các khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;

trong đó có các vị trí quy hoạch cho Biên Hòa và Vĩnh Cửu làm khu xử lý rác thải sinh hoạt như sau:

- Tp. Biên Hòa: Bãi rác Trảng Dài, diện tích 15 ha (đã đóng cửa sau năm 2014).

- Huyện Vĩnh Cửu: tại xã Vĩnh Tân, quy mô diện tích khoảng 50ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố biên hòa và huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)