HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố biên hòa và huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUY HOẠCH

3.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ HUYỆN VĨNH CỬU

3.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Trong năm 2013, lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân tại thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu đạt gần 600 tấn/ngày, tỷ lệ thực hiện như sau:

Bảng 3.1 Khối lượng rác sinh hoạt tại TP Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu

STT Huyện, thành phố

Khối lượng phát sinh (tấn/ngày)

Khối lượng thu gom được

(tấn/ngày)

Tỷ lệ được thu gom (%)

Tỷ lệ phát sinh (kg/khẩu)

1 Biên Hòa 537 515 95 0,66

2 Vĩnh Cửu 70 55 78,6 0,56

Tổng 607 570

Nguồn: Kết quả tổng hợp của Chi cục Bảo vệ Môi trường Đồng Nai năm 2013;

Quy trình thu gom và xử lý rác sinh hoạt của thành phố Biên hòa:

Rác sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn được thu gom bởi Xí nghiệp Môi trường Biên Hòa trực thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Nai. Quy trình thực hiện như sau:

Hình 3.1. Quy trình thu gom rác sinh hoạt Tp. Biên Hòa

Rác từ các hộ dân được công nhân Đội thu gom rác phố (phương tiện sử dụng bao gồm: xe đẩy tay, xe tải nhỏ…) trực tiếp đến các hộ dân, trụ sở các cơ quan…

thu gom và vận chuyển đến các điểm tiếp đã được định sẵn trên địa bàn Tp. Biên Xí nghiệp môi trường Biên Hòa

(Đội thu gom rác phố) Hộ dân Điểm tiếp rác

Xí nghiệp môi trường Biên Hòa (Đội xúc vận chuyển chất thải) Bãi chôn lấp Trảng Dài

Hòa. Tại đây, rác được các công nhân Đội xúc vận chuyển chuyển trực tiếp sang các xe chuyên dùng lớn. Phần lớn rác thu gom được chuyển sang Công ty Đồng Xanh để thực hiện phân loại làm phân compost. Công ty CP Môi trường Đồng Xanh sau khi phân loại sẽ chuyển lại những loại rác thải bỏ cần chôn lấp cho Công ty Dịch vụ Môi trường Đồng Nai đem về xử lý tại Bãi chôn lấp rác sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại phường Trảng Dài. Tuy nhiên, với lượng rác phát sinh như hiện nay, Công ty CP môi trường Đồng Xanh chỉ mới xử lý được khoảng 57.118,14 tấn, chiếm 29%, 71% còn lại được xử lý tại Bãi chôn lấp rác sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh phường Trảng Dài (bãi chôn lấp Trảng Dài).

Quy trình thu gom và xử lý rác sinh hoạt của huyện Vĩnh Cửu:

Rác thải sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn được đội thu gom rác của xã hoặc hợp tác xã (do chính quyền xã ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom rác hộ dân) đến trực tiếp từng hộ dân, trụ sở cơ quan, tổ chức,… thu gom và vận chuyển ra các điểm trung chuyển (các ụ rác đã được xây dựng hay các thùng đựng rác được lắp đặt dọc theo các tuyến đường lớn). Từ đây rác được các hợp tác xã (thông qua ký hợp đồng với Phòng Tài nguyên và Môi trường) tiếp tục thu gom, đưa lên xe chuyên dùng và vận chuyển về bãi rác tạm để lưu chứa và xử lý sơ bộ; trong đó Hợp tác xã Dịch vụ Môi trường Trúc Xanh thu gom trên địa bàn các xã Trị An, Tân An, Thiện Tân, Thạnh Phú, Bình Lợi, Tân Bình và Bình Hòa; Hợp tác xã Vĩnh Tiến thu gom rác trên địa bàn thị trấn Vĩnh An; các xã Vĩnh Tân, Hiếu Liêm, Mã Đà và Phú Lý.

3.1.2 Chất thải rắn công nghiệp (không nguy hại và nguy hại)

Báo cáo Đề án Bảo vệ môi trường Tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, công tác quản lý hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại đạt được những kết quả như sau: Về chất thải rắn thông thường, tổng khối lượng phát sinh năm 2009 khoảng 748.980 tấn, tăng 1,6 lần so với năm 2005 (464.000 tấn), tỷ lệ thu gom đạt 88,7%, tương đương 664.345 tấn, tăng 28,7% so với năm 2005. Trong 664.345 tấn được thu gom này có 25% khối lượng được xử lý hợp vệ sinh, 47% được phân loại và tái chế tại các cơ sở mua bán phế liệu, 28% được thu gom, tập kết tại 43 bãi rác tự phát.

Về chất thải nguy hại: Tổng khối lượng đăng ký của các doanh nghiệp năm 2010 khoảng 38.314 tấn, tăng 1,9 lần so với năm 2005 (20.000 tấn); khối lượng thu gom và xử lý đạt 23.371 tấn, đạt 61%, tăng gấp 5,8 lần so với năm 2005 (4.000 tấn, chiếm 20%). Đối với chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế công lập đã thu gom, xử lý đạt 100% khối lượng phát sinh (2.051 tấn), tăng 35% so với tỷ lệ thu gom năm 2005 (65%).

Bảng 3.2 Khối lượng phát sinh và thu gom chất thải rắn công nghiệp tại TP Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu

Đơn vị tính: tấn/ngày

Stt Tên địa bàn

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại Tỷ lệ xử lý đạt 100% Phát

sinh Xử lý Tỷ lệ

1 Tp. Biên Hòa 451.0 72.2 62.3 86.3

2 TX Long Khánh 20.0 0.2 0.0 0.0

3 Vĩnh Cửu 86.8 4.5 1.8 40.7

4 Nhơn Trạch 284.6 34.4 30.8 89.7

5 Long Thành 48.8 9.3 8.5 91.3

6 Tân Phú 1.0 0.0 0.0 0.0

7 Định Quán 165.3 0.1 0.0 0.0

8 Thống Nhất 18.0 0.0 0.0 0.0

9 Cẩm Mỹ 15.7 0.0 0.0 0.0

10 Trảng Bom 99.2 5.0 3.8 75.6

11 Xuân Lộc 15.8 0.7 0.6 80.0

Tổng cộng 1.206,2 126.5 107.9 85.3

Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường Đồng Nai, 2012 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại trên địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu được thực hiện bởi các đơn vị có chức năng trong và ngoài tỉnh. Đối với rác công nghiệp không nguy hại không có khả năng tái chế, tái sử dụng được Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Nai thu gom

và xử lý chôn lấp tạt Bãi chôn lấp Trảng Dài. Đối với rác công nghiệp còn lại được các đơn vị có chức năng thu gom xử lý bằng các biện pháp tái chế và đốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố biên hòa và huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)