CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUY HOẠCH
2.2 CÁC BƯỚC LẬP QUY HOẠCH
2.2.1 Các bước chung để lập quy hoạch
Cách tiếp cận hệ thống dường như rất thích hợp cho quy trình quy hoạch.
Khi thực hiện quy trình quy hoạch đòi hỏi phải có quá trình thử nghiệm và đánh giá lại. Do đó, quy trình quy hoạch mới, thay cho mô hình cổ điển ở trên, là cách tiếp cận quy hoạch có điều chỉnh. Đây là một chu trình liên tục, có thể biểu diễn dưới
Quy hoạch
Tổ chức
Điểu hành Kiểm soát
dạng một sơ đồ khối. Trường phái giải quyết vấn đề dựa trên cách tiếp cận hệ thống thường được áp dụng trong nhiều loại quy hoạch khách nhau.
Nói chung quy trình quy hoạch sẽ phức tạp hơn, nó đặc biệt chú ý đến việc đưa ra các phương án lựa chọn, đánh giá, phản hồi. Sơ đồ tổng quát của quy trình quy hoạch hợp lý được minh họa như sau:
Quy trình quy hoạch này bao gồm các bước:
1. Thiết lập mục tiêu 2. Phân tích
3. Phát triển phương án lựa chọn
4. Đánh giá các phương án theo mức độ đạt tới mục tiêu
5. Chọn lựa phương án hiệu quả nhất, nếu không tồn tại thì quay lại bước 2
6. Thực hiện 7. Giám sát
Khi áp dụng vào thực tế, tùy theo trường hợp cụ thể, quy trình quy hoạch trong mỗi lĩnh vực đặc thù sẽ thể hiện tính hợp lý về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội hay sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, nói chung nó vẫn tương tự như mô hình quy hoạch hợp lý trên.
Mục tiêu
Phân tích
Phương án
Đánh giá
Quy hoạch
Quản lý
Hình 2.2 Quy trình lập quy hoạch
2.2.2 Quy trình lập quy hoạch môi trường
Hình 2.3: Quá trình tổng quát xây dụng quy hoạch môi trường Bước 1: Chuẩn bị quy hoạch
- Thành lập các nhóm quy hoạch.
- Xác định các nhóm chủ thể tham gia và vài trò của họ trong việc lập quy hoạch.
- Xác định các cơ quan/ tổ chức quản lý trong quy hoạch môi trường.
Bước 2: Khởi xướng quy hoạch - Xác định mục tiêu của quy hoạch.
- Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch.
- Xác định các nội dung quy hoạch môi trường.
- Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu.
Bước 3: Lập quy hoạch
1. Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và quy hoạch phát triển KTXH tại địa phương hay vùng quy hoạch.
2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển KTXH, phân vùng lãnh thổ nghiên cứu phục vụ QHMT.
3. Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐTMCL) tổng thể dự án quy hoạch phát triển KTXH hay từng ngành kinh tế.
4. Lập quy hoạch môi trường: đề xuất các giải pháp quy hoạch, xác định các dự án ưu tiên, vùng ưu tiên và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Xác định mục tiêu.
- Xác định nhu cầu thông tin Chuẩn bị
quy
Khởi xướng quy hoạch
Xây dựng quy
Phê duyệt quy
Thực hiện Giám sát -Thành lập nhóm
quy hoạch
- Xác định vai
- Thu thập thông tin.
- Lập quy hoạch
Trình duyệt quy hoạch
- Báo cáo tiến độ - Báo cáo giám sát
5. Lập bản đồ QHMT thể hiện các ý đồ quy hoạch một cách trực quan 6. Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH
Bước 4: Phê duyệt quy hoạch
- Toàn bộ hồ sơ QHMT được trình lên Hội đồng thẩm định của địa phương.
Sau khi thông qua Hội đồng thẩm định, hồ sơ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức.
Bước 5: Thực hiện và giám sát
- Sau khi được phê duyệt, các cơ quan chức năng có thể bắt đầu triển khai thực hiện quy hoạch. Sự phối hợp đa ngành là rất quan trọng, do vậy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch cần được xác định rõ ngay từ lúc khởi đầu quá trình quy hoạch. Trong tiến trình quy hoạch cần tạo điều kiện cho việc thẩm định tiến độ theo định kỳ và có phản hồi, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết.
- Việc giám sát nhằm thu được các thông tin phản hồi về tình hình thực tế của môi trường sau khi kế hoạch được thực thi. Đồng thời, nó còn đóng vai trò xác định các tác động đã được dự báo trước đây có xẩy ra hay không và khả năng xẩy ra các tác động đột xuất khác trong quá trình phát triển. Thông tin này sau đó có thể được sử dụng khi điều chỉnh quy hoạch