HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐẤT QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố biên hòa và huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH

1.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐẤT QUY HOẠCH

Khu xử lý chất thải rắn tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu có diện tích 81 ha, trong đó có 50,76 ha được quy hoạch phục vụ cho công tác xử lý rác cho Tp. Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.

1.2.1. Giới thiệu sơ lược khu vực quy hoạch và hiện trạng sử dụng đất Khu xử lý rác sinh hoạt và công nghiệp tại xã Vĩnh Tân nằm về phía Nam Thị trấn Vĩnh An, thuộc huyện Vĩnh Cửu. Cách thị trấn Vĩnh An, thị trấn Trảng Bom khoảng 10km và Tp. Biên Hòa khoảng 20km.

Vị trí khu quy hoạch được xây dựng nằm trên khu vực đồi cao, có nền địa chất là đá mồ côi và với bán kính bình quân khoảng 2,0km chỉ có một số hộ dân sống thưa thớt, tự phát chủ yếu là để canh tác, trồng cây hoa màu...

Khu quy hoạch cách đường ĐT767 khoảng 5,20km về phía Tây Nam và cách sông Đồng Nai khoảng 12,00km về phía Tây Bắc. Bên cạnh đó, khu quy hoạch nằm tiếp giáp tuyến đường đất về phía Nam nối liền với các tuyến đường như ĐT767 và đường ĐT762 nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển chất thải về khu xử lý. Đặc biệt, về hướng Đông, Tây, Bắc của khu đất được tiếp giáp với các khu trồng cây như tràm, bạch đàn, điều…nên việc ngăn cản và giảm thiểu mùi hôi của rác ra môi trường bên ngoài rất cao.

Vị trí địa lý:

Khu xử lý rác sinh hoạt và công nghiệp nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tân thuộc huyện Vĩnh Cửu có ranh giới được giới hạn như sau:

- Phía Ðông : giáp huyện Trảng Bom.

- Phía Tây : giáp đất trồng cây lâu năm hiện hữu (Điều, tràm...) - Phía Nam : giáp huyện Trảng Bom.

- Phía Bắc : giáp Thị trấn Vĩnh An.

Qui mô lập quy hoạch:

- Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng: 507.914,8m2 (≈50,79ha).

- Mật độ xây dựng trung bình toàn khu: 80%.

- Đáp ứng nhu cầu chôn lấp rác khoảng 1.866.706 tấn.

- Tỉ lệ lập quy hoạch: Lập quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500.

Nhiệt độ:

- Khu vực quy hoạch nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới có 2 mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm và 87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa.

Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 26oC

Tháng tư là tháng có nhiệt độ cao nhất từ 28oC - 29oC

Tháng 12 là tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng trên dưới 25oC Nhiệt độ tối cao đạt tới 38oC, tối thấp khoảng 17oC.

Biên độ nhiệt trong mùa mưa đạt 5,5oC - 8oC, trong mùa khô đạt 5oC - 12oC.

Ðộ ẩm:

- Ðộ ẩm trung bình : 64,8%.

- Ðộ ẩm cao nhất : 30%.

- Ðộ ẩm thấp nhất : 30%.

Nắng:

Tổng giờ nắng trong năm từ 1260 - 2350 giờ, trung bình mỗi tháng có 220 giờ nắng.

- Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao, chiếm trên 60% giờ nắng trong năm.

- Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất Khoảng 300 giờ.

- Tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất khoảng 140 giờ.

Mưa:

- Lượng mưa trung bình khoảng 1800 - 2000 mm/năm.

- Mưa phân bố không đều tạo nên hai mùa mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm. Các tháng 8, 9, 10 là các tháng có lượng mưa cao nhất. Có tháng lượng mưa lên đến trên 500mm như tháng 10 năm 1990. các tháng mùa khô còn lại từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm chưa đầy 10%. Có một số tháng hầu như không có mưa như tháng 1 và tháng 2. ngày có lượng mưa cao nhất đo được khoảng 430mm (1952).

Gió:

- Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo hai mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa, gió thịnh hành Tây Nam. Về mùa khô, gió thịnh hành Ðông Bắc. Chuyển tiếp giữa 2 mùa còn có gió Ðông và Ðông Nam. Nay là loại gió địa phương, thường gọi là gió chướng. Gió chướng khi gặp thuỷ triều sẽ làm nước dâng cao vào đất liền.

- Tốc độ gió trung bình đạt 10 - 15 m/s, lớn nhất 25 - 30 m/s (90 +110 km/h).

Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió bão, tuy nhiên giông giật và lũ quét là hiện tượng thường xảy ra.

Lượng bay hơi:

Lượng bay hơi tương đối cao và thay đổi theo mùa

* Lượng bay hơi trung bình ngày : 3,5 mm

* Lượng bay hơi ngày ngày cao nhất : 6,95 mm

* Lượng bay hơi ngày thấp nhất : 1,97 mm Ðịa chất thuỷ văn:

Do địa hình quy hoạch nằm trên khu vực tương đối cao, theo kết quả khoan thăm dò, độ sâu 15m chưa xuất hiện mực nước ngầm.

Hiện trạng sử dụng đất:

- Tổng diện tích đất khoảng 507.914,0 m2, trong đó bao gồm : + Diện tích đường đất khoảng: 4.250,0 m2.

+ Diện tích suối cạn khoảng : 8.648,0 m2. + Diện tích còn lại khoảng: 495.016,0 m2.

Nguồn: Trung tâm quy hoạch – Sở Xây dựng Đồng Nai 1.2.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Giao thông:

Hệ thống giao thông đối ngoại của khu quy hoạch bao gồm các tuyến đường chính như đường ĐT767, ĐT762, đường Cây Gáo và đường liên huyện Trảng Bom – Vĩnh Cửu. Về hệ thống giao thông nội bộ trong khu quy hoạch gồm có các tuyến đường đất hiện hữu bao quanh khu đất, có bề rộng trung bình khoảng từ 4,0 m đến 5,0 m, kết cấu chủ yếu cấp phối sỏi đỏ và một số đường đất nhỏ bề rộng trung bình 1,0 m đến 2,0 m.

Cấp nước:

Hiện trong và ngoài khu quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước sạch, nước sinh hoạt và sản xuất ở đây chủ yếu là dùng giấng đào và giếng khoan, tuy nhiên, tại khu quy hoạch, giếng đào chỉ có nước vào mùa mưa và lưu lượng nước rất ít (các hộ dân chủ yếu dùng để sinh hoạt trong thời gian canh tác hoa màu). Còn nước sản xuất tưới tiêu đều phải dùng giếng khoan và lưu lượng nước ở tầng sâu khoảng 40,0m đến 60,0m rất dồi dào.

Thoát nước mưa:

Trong khu quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh, nước mưa thoát chủ yếu là tự thấm và chảy theo địa hình tự nhiên. Tuy nhiên, ở giữa khu quy hoạch có một con suối cạn hiện hữu băng qua khu đất (bề rộng trung bình của con suối cạn khoảng 4,0 m đến 5,0 m, độ sâu dưới 1,0 m và có mặt cắt ngang hình lồng chảo), hướng dẫn nước của con suối này là hướng từ Đông sang Tây, nhưng việc dẫn nước chỉ xuất hiện vào mùa mưa và lượng nước thì rất ít, theo khảo sát hiện trạng vào thời điểm mùa mưa (từ tháng 10AL đến tháng 04AL năm sau) và tham khảo ý kiến các hộ dân ở đây thì lượng nước chảy vào khu quy hoạch theo con suối cạn này từ phía Đông chỉ cao khoảng 0,3 m đến 0,5 m so với đáy mương và tốc độ dòng chảy rất yếu và từ khu quy hoạch, nước mưa được thoát ra sông Đồng Nai với cự ly khoảng 12,0 km về phía Tây Bắc. Nhưng vào mùa nắng thì con suối cạn này khô cạn, không có nước.

Cấp điện:

Hiện tại đã có đường dây điện trung thế 15/22 KVA chạy dọc theo tuyến đường đất hiện hữu về phía Nam được lấy từ xuất tuyến 572 Cây Gáo nhánh mỏ đá trạm trung gian 6.3/15KV-2x6.3MVA Hiếu Liêm.

Thông tin liên lạc:

Khu vực quy hoạch hiện chưa có hệ thống thông tin liên lạc, nhưng cách khu quy hoạch khoảng 1,0km đã có hệ thống thông tin liên lạc chạy dọc theo tuyến đường liên huyện Trảng Bom – Vĩnh Cửu.

Hiện trạng kiến trúc:

- Trong khu vực quy hoạch hiện có 28 nhà dân, trong đó có 1 nhà cấp IV được xây kiên cố, 10 nhà xây gạch mái lợp tôn bán kiên cố và còn lại là nhà lá, nhà tạm.

Ngoài ra trong khu quy hoạch còn có một miếu thờ tường gạch, mái tôn khoảng

10m2, nằm về phía Đông Bắc và 01 nghĩa địa tự phát, diện tích khoảng 1071m2, nằm về phía Tây khu đất. Còn lại yếu là đất trồng cây lâu năm như: Tiêu, điều, cà phê, xoài, mít…Bên cạnh đó, với bán kính bình quân khoảng 2,0km chỉ có một số hộ dân sống thưa thớt, tự phát chủ yếu là để canh tác, trồng cây hoa màu...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố biên hòa và huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai, giai đoạn 2015 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)