Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Lào Cai

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ CÔNG tác bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG tại dự án ĐƯỜNG vào TRUNG tâm PHƯỜNG XUÂN TĂNG THÀNH PHỐ lào CAI TỈNH lào CAI (Trang 32 - 35)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất của thành phố Lào Cai

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Lào Cai

Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, nằm tại tọa độ 220 22’ 48’’ vĩ độ Bắc và 1040 09’28’’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, huyện Hồng Hà, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (có đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi);

- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng;

- Phía Tây giáp huyện Bát Xát và Sa Pa;

- Phía Nam huyện Sa Pa;

Thành phố Lào Cai nằm cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ về phía Tây Bắc; cách khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km.

Trên địa bàn thành phố có tuyến giao thông đường bộ như QL4D, QL4E, QL70; đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) và giao thông đường thuỷ như sông Hồng, sông Nậm Thi...và hệ thống giao thông tỉnh lộ chạy qua; có cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc. Đặc biệt, hiện nay đã khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14 và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.

Với vị trí địa lý như trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và là động lực to lớn để thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai nói chung và thành phố nói riêng phát triển, mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế.

Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Lào Cai 4.1.1.2 Khí hậu

Thành phố Lào Cai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi; mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,80C, lượng mưa trung bình năm 1.792 mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm tương đối cao (khoảng 84,5%) nên thường gây ra hiện tượng sương mù (chủ yếu ở vùng cao thuộc xã Tả Phời và Hợp Thành). Sự phân hóa về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 160C, biên độ dao động nhiệt năm là 110C. Thành phố Lào Cai chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với 2 hướng gió chính là gió Đông Nam và Nam.

4.1.1.3 Địa hình địa mạo

Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi hai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi... Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc.

Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố tập trung ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần của Vạn Hoà và Đồng Tuyển có độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình (12-18)0. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố.

Phần địa hình thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, phân bố chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã ngoại thành như Cam Đường và một phần Vạn Hoà, Đồng Tuyển với độ dốc trung bình từ (6-9)0, độ cao trung bình từ 75-80 m so với mực nước biển.

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của thành phố có 22.967,20 ha, chiếm 2,85% diện tích của tỉnh Lào Cai.

Do quá trình hình thành đất, nên xét về mặt tính chất thổ nhưỡng, đất đai của thành phố Lào Cai bao gồm 3 nhóm chính:

- Đất đỏ vàng: Diện tích 16.072,40 ha chiếm 70% tổng diện tích. Đặc điểm của đất này là thành phần cơ giới đất thịt trung bình, lớp đất mặt tơi xốp, khả năng giữ nước, phân bón tốt; loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực, cây thực phẩm và các loại cây màu.

- Đất phù sa: Diện tích 4593,20 ha chiếm 20 % tổng diện tích. Đặc điểm của đất này là thành phần cơ giới nhẹ, ít chua, hàm lượng đất từ trung bình đến khá;

thích hợp với trồng lúa và màu.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích là 2301,6 ha, chiếm 10%

tổng diện tích. Đặc điểm của đất là có thành phần cơ giới phức tạp, biến động lớn, giàu hàm lượng hữu cơ do quá trình hình thành phụ thuộc vào sản phẩm tích tụ, thích hợp với trồng lúa nước.

* Tài nguyên nước

Thành phố Lào Cai có nguồn nước khá dồi dào được cung cấp bởi các sông, suối như sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Ngòi Đường…và các hồ đập. Nguồn nước mặt của thành phố tương đối phong phú và đa dạng, đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Căn cứ số liệu kiểm kê đất đai năm 2014, thành phố có 10.406,65 ha đất rừng, chiếm 45,31% diện tích tự nhiên; trong đó rừng phòng hộ có 5.849,50 ha, chiếm 25,47%

diện tích tự nhiên và rừng sản xuất có 4.557,15 ha, chiếm 19,84% diện tích tự nhiên.

Độ che phủ rừng trên địa bàn thành phố đạt 45,30%. Ngoài diện tích đã có rừng, trên địa bàn thành phố còn có khoảng trên 300 ha diện tích có khả năng phát triển lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung phục vụ cho nhu cầu chế biến nông lâm sản của địa phương.

* Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Lào Cai và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn như quặng apatite, quặng sắt, quặng đồng; thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.

Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có nhiều loại khoáng sản quan trọng như mỏ Grafit ở Nậm Thi với trữ lượng 25,5 triệu tấn; mỏ Fenspat, cao lanh trữ lượng trên 2 triệu tấn ở Vạn Hòa và một số khoáng sản làm vật liệu xây dựng như đá vôi, đất sét, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực sông Hồng, sông Nậm Thi, Suối Ngòi Đum.

* Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn thành phố có 21 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Hoa...mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán và nét văn hóa riêng; các truyền thống văn hoá của các đồng bào dân tộc vẫn được lưu giữ, phát triển với các ngành nghề truyền thống như: nghề dệt, nghệ thuật thêu may thổ cẩm...

Thành phố Lào Cai hiện có 10 điểm di tích, trong đó có 3 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia như đền Thượng thờ Đức Thánh Trần, đền Cấm tại phường Phố Mới và khu di tích lịch sử cách mạng Cam Đường.

Những di tích lịch sử văn hoá trên đã được quy hoạch và tôn tạo nhằm gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và là điểm tham quan du lịch cho những du khách đến thành phố Lào Cai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ CÔNG tác bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG tại dự án ĐƯỜNG vào TRUNG tâm PHƯỜNG XUÂN TĂNG THÀNH PHỐ lào CAI TỈNH lào CAI (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)