PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án Đường vào trung tâm phường Xuân Tăng, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
4.2.3. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án
4.2.3.1 Kết quả thu hồi đất
Để thực hiện dự án thu hồi đất xây dựng công trình Ban bồi thường giải phóng mặt bằng đã tiến hành thu hồi tổng cộng: 182.262 m2 đất của 174 hộ gia đình và một tổ chức thuộc phường Xuân Tăng, thành phố Lào Cai.
Kết quả thống kê chi tiết diện tích đất bị thu hồi được tổng hợp qua bảng 4.5 và hình 4.3.
Bảng 4.5: Tổng hợp diện tích các loại đất bị thu hồi tại dự án STT Các loại đất thu hồi Diện tích( m2) Tỷ lệ ( % )
1 Đất nông nghiệp 152.360 83,59
1.1 Đất trồng lúa 6.992 3,84
1.2 Đất trồng cây hàng năm 33.703 18,49 1.3 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 72.691 39,88 1.4 Đất trồng rừng sản xuất 38.974 21,38
2 Đất phi nông nghiệp 29.902 16,41
2.1 Đất ở 12.070 6,62
2.1 Đất thủy lợi 12.548 6,89
2.3 Đất cơ sở, giáo dục 5.284 2,90
Tổng diện tích đất thu hồi 182.262 100
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai)
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất bị thu hồi tại dự án Qua bảng 4.5 và hình 4.3 ta thấy:
- Tổng diện tích đất bị thu hồi là 182.262 m2.
- Diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp với 152.360 m2 chiếm 83,59% tổng diện tích đất bị thu hồi. Đất phi nông nghiệp là 29.902 m2 chiếm 16,41% tổng diện tích đất bị thu hồi.
4.2.3.2 Kết quả bồi thường về đất
Đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng khi tiến hành thu hồi, nhận thức được vấn đề này nên tổ thống kê đã tiến hành kiểm kê đo đạc một cách nhanh chóng và chính xác.
a. Kết quả bồi thường về đất ở:
Dự án đã thu hồi đất ở của 103 hộ gia đình diện tích thu hồi đất là 12.070 m2 với 3 đợt thu hồi đất, số tiền bồi thường 3.621.000.000 đồng , kết quả thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.4.
Bảng 4.6: Kết quả bồi thường đất ở tại dự án nghiên cứu Đợt bồi thường Diện tích
(m2)
Đơn giá (đồng/m2)
Thành tiền (đồng/m2)
1 9.436 300.000 2.830.800.000
2 2.101 300.000 630.300.000
3 533 300.000 159.900.000
Tổng 12.199 3.621.000.000
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai)
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu bồi thường đất ở của dự án
Qua bảng 4.6 và hình 4.4 ta thấy dự án phải thu hồi diện tích đất ở là 12.199 m2. Trong đó chia ra làm 3 đợt bồi thường. Đợt 1 tiến hành vào tháng 2 năm 2010 thu hồi đất ở của 80 hộ, bồi thường đất ở với tổng diện tích đất là 9.436 m2 với số tiền bồi thường là 2.830.800.000 đồng chiếm 73,86% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đợt 2 tiến hành vào tháng 4 năm 2010 thu hồi đất ở của 18 hộ, bồi thường đất ở với
tổng diện tích đất là 2.101 m2 với số tiền bồi thường là 630.300.000 đồng chiếm 19,98% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đợt 3 tiến hành vào tháng 6 năm 2010 thu hồi đất ở của 5 hộ, bồi thường đất ở với tổng diện tích đất là 533 m2 với số tiền bồi thường là 159.900.000 đồng chiếm 6,16% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đây là phần đất để ở gắn liền với sinh hoạt của người dân. Do đó, đây là phần ảnh hưởng và có tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất.
b. Kết quả bồi thường về đất nông nghiệp:
Dự án đã thu hồi đất của 158 hộ sử dụng đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất rừng trồng sản xuất với 3 đợt thu hồi đất, với số tiền bồi thường 1.582.195.163 đồng. Kết quả thể hiện qua bảng 4.7 và hình 4.5 sau:
Bảng 4.7: Kết quả bồi thường đất nông nghiệp tại dự án nghiên cứu Đợt bồi
thường
Diện tích (m2)
Đơn giá (đồng/m2)
Thành tiền (đồng/m2) 1 126.999 Đất mầu, lúa: 22.000, đất vườn
tạp 10.000, đất rừng 5.000 1.336.654.650 2 16.559 Đất mầu, lúa: 22.000, đất vườn
tạp 10.000, đất rừng 5.000 151.596.600 3 8.802 Đất mầu, lúa: 22.000, đất vườn
tạp 10.000, đất rừng 5.000
93.943.913
Tổng 152.360 1.582.195.163
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai)
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu bồi thường đất nông nghiệp của dự án Qua bảng 4.7 và hình 4.5 ta thấy dự án phải thu hồi diện tích đất nông nghiệp là 156.379 m2. Trong đó chia ra làm 3 đợt bồi thường. Đợt 1 tiến hành vào tháng 2
năm 2010, bồi thường đất nông nghiệp với tổng diện tích đất là 136.999 m2 bao gồm đất lúa, đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng rừng sản xuất với số tiền bồi thường là 1.336.654.650 đồng chiếm 90,13% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đợt 2 tiến hành vào tháng 4 năm 2010, bồi thường đất nông nghiệp với tổng diện tích đất là 16.559 m2 bao gồm đất lúa, đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm với số tiền bồi thường là 151.596.600 đồng chiếm 8,62% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đợt 3 tiến hành vào tháng 6 năm 2010 bồi thường đất nông nghiệp với tổng diện tích đất là 8.802 m2 với số tiền bồi thường là 93.943.913 đồng chiếm 1,25% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đây là phần đất gắn liền với sản xuất của người dân từ trước đến nay, đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình và cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho họ. Do đó, đây là phần ảnh hưởng và có tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất.
c. Kết quả bồi thường về đất thủy lợi
Dự án đã thu hồi đất thuỷ lợi của 18 hộ với 2 đợt thu hồi đất diện tích 12.548 m2, với số tiền bồi thường 276.056.000 đồng thể hiện qua bảng 4.8 và hình 4.6 sau:
Bảng 4.8: Kết quả bồi thường đất thuỷ lợi tại dự án nghiên cứu Đợt bồi
thường
Diện tích (m2)
Đơn giá (đồng/m2)
Thành tiền (đồng/m2)
1 10.543 22.000 231.946.000
2 2.005 22.000 44.110.000
Tổng 12.548 276.056.000
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai)
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu bồi thường đất thuỷ lợi của dự án
Qua bảng 4.8 và hình 4.6 ta thấy dự án phải thu hồi diện tích đất thuỷ lợi là 12.548 m2. Trong đó chia ra làm 2 đợt bồi thường. Đợt 1 tiến hành vào tháng 2 năm 2010 thu hồi đất thủy lợi của 11 hộ, bồi thường đất thuỷ lợi với tổng diện tích đất là 10.543 m2 với số tiền bồi thường là 231.946.000 đồng chiếm 78,82% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đợt 2 tiến hành vào tháng 4 năm 2010 thu hồi đất thủy lợi của 7 hộ, bồi thường đất thuỷ lợi với tổng diện tích đất là 2.005 m2 bao với số tiền bồi thường là 44.110.000 đồng chiếm 21,18% tổng kinh phí bồi thường về đất của dự án. Đây là phần đất gắn liền với sản xuất của người dân, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho họ. Do đó, đây là phần ảnh hưởng và có tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất.
4.2.3.3 Kết quả hỗ trợ về đất và các hỗ trợ khác của dự án
Sau khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng, để đảm bảo cho người dân yên tâm ổn định cuộc sống cuộc sống và sản xuất thì Hội đồng giải phóng mặt bằng đã áp dụng một loạt các chính sách hỗ trợ cho người dân như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ di chuyển... Các chính sách này không những giải quyết khó khăn trước mắt cho người dân mà còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị.
Tổng số tiền hỗ trợ của dự án là: 7.099.586.375 đồng. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9: Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, thưởng của dự án TT Các hình thức hỗ trợ Đơn vị
tính
Mức giá hỗ trợ (đồng)
Thành tiền (đồng)
1 Hỗ trợ di chuyển đường điện Hộ 700.000 84.000.000
2 Hỗ trợ ổn định đời sống Nhân
khẩu 2.400.000 36.200.000
3 Hỗ trợ di chuyển Hộ 2.400.000 765.600.000
4 Hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư m2 97.500 6.031.786.375
5 Hỗ trợ đào giếng Cái 2.000.000 150.000.000
6 Thưởng di chuyển Nhà 400.000 32.000.000
Tổng 7.099.586.375
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai) Qua bảng 4.9 ta thấy: Tổng các khoản hỗ trợ, thưởng tại dự án là 7.099.586.375 đồng trong đó: Hỗ trợ đất nông nghiệp là 6.031.786.375 đồng, chiếm 84,96% tổng số tiền hỗ trợ, thưởng của dự án. Ngoài việc hỗ trợ đất nông nghiệp,
người dân khi mất đất còn được hỗ trợ thêm một số khoản khác như: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ đào giếng, thưởng di chuyển…
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các dự án này cho thấy với mức hỗ trợ như vậy đã phần nào đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân, giúp người dân yên tâm ổn định sản xuất và sinh hoạt. Đa số diện tích đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, khi bị mất đất, người dân sẽ mất đi tư liệu sản xuất, họ khó có thể mua lại đất nông nghiệp vì sẽ phải bỏ ra số tiền nhiều gấp 3 - 4 lần. Do đó, cần phải có phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm hợp lý. Tuy nhiên, phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp áp dụng hiện nay vẫn chủ yếu là bằng tiền, chỉ rất ít 1 số dự án có phương án chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất.
Trong thời gian tới, hội đồng giải phóng mặt bằng và các ban nghành có liên quan cần có biện pháp và thực hiện tốt hơn nữa chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất. Đặc biệt, cần có phương án đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động với trình độ còn hạn chế. Đây là một trong những nhược điểm của công tác bồi thường, GPMB khi không tính đến hậu quả về mặt xã hội của việc thu hồi đất.
4.2.3.4 Kết quả bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa mầu của dự án Đối với dự án này, đất thu hồi gồm đất ở và đất nông nghiệp trong cùng khuôn viên với đất ở (đất vườn) là chủ yếu nên khi kiểm kê khối lượng tài sản vật kiến trúc, cũng như cây cối hoa màu để bồi thường khá đa dạng và phức tạp nhưng đa số các hộ đều có đủ điều kiện để bồi thường về tài sản trên đất nên quá trình kiểm kê bồi thường cũng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Trong quá trình thực hiện bồi thường tài sản, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và GPMB đã căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, từng hộ, xem xét phân loại kỹ càng từng loại tài sản trên cơ sở căn cứ bảng giá chuẩn nhà ở xây dựng mới, vật kiến trúc riêng biệt trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành đơn giá xây dựng nhà mới, công trình và vật kiến trúc áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Theo kết quả kiểm kê, tổng số tiền bồi thường về tài sản, hoa màu là:
6.524.907.891 đồng. Trong đó:
- Tổng số tiền bồi thường nhà cửa, vật liệu kiến trúc là 4.546.587.000 đồng chiếm 69,69% tổng số tiền bồi thường về tài sản, hoa màu. Vật liệu được bồi thường chủ yếu là các công trình dân sinh, các vật liệu trong các công trình như mái, tường, bê tông, nhà gỗ…
- Tổng số tiền bồi thường cây cối, hoa màu của dự án là 1.978.320.891 đồng. Cụ thể:
+ Tổng số tiền bồi thường cho cây cối tập trung ở nhóm cây ăn quả với tổng số tiền là 853.161.732 đồng, chiếm 43,13%. Các loại cây ăn quả có giá trị cao như nhãn, mận, hồng, bưởi,…
+ Số tiền bồi thường cho cây lấy gỗ là 498.344.780 đồng chiếm 25,19 %; cây lương thực, thực phẩm là 382.415.047 đồng chiếm 19,33% và cây khác là 102.891.721 đồng chiếm 5,20 %. Còn lại là mặt nước nuôi cá là 141.507.611 đồng chiếm 7,15%. Việc đo đếm, áp giá đối với từng loại cây được hội đồng bồi thường quan tâm chú trọng.
Tất cả giá bồi thường về cây cối, hoa mầu và tài sản, vật kiến trúc theo giá tỉnh Lào Cai quy định và được thể hiện tại phụ lục số 3.
4.2.3.5 Chính sách tái định cư a. Công tác quy hoạch
Căn cứ Quyết định số 3929/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phường Xuân Tăng, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2015. Phường Xuân Tăng là một phường mới quy hoạch lại toàn bộ. Dự án nghiên cứu là dự án đầu tiên của phường, tạo ra khu tái định cư phục vụ cho việc GPMB mai sau của phường Xuân Tăng.
Chính sách tái định cư nhằm mục đích bố trí nơi ở mới cho các hộ gia đình bị thu hồi hết đất ở khi Nhà nước thu hồi đất, việc lập khu tái định cư cần được xem xét ngay trong quá trình nghiên cứu, lập dự án đầu tư và là điều kiện quan trọng giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của dự án đối với người bị thu hồi đất và những đối tượng bị ảnh hưởng khác bởi dự án.
b. Thực hiện chính sách tái định cư
Khi phải di chuyển chỗ ở của mình để nhường đất cho phát triển cơ sơ hạ tầng, kinh tế, người bị thu hồi đất không những bị thiệt hại về tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai, cây cối... công lao bao năm xây dựng bị giải tỏa mà còn có cả những thiệt hại vô hình như tình làng, nghĩa xóm bị xa cách, cuộc sống bị xáo trộn, công việc bị ảnh hưởng... và nhiều công việc phải xây dựng lại từ đầu. Do đó, để bù đắp lại một phần mất mát của người bị di chuyển thì Nhà nước cần xây dựng một khu tái định cư có cơ sở hạ tầng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ là cần thiết. Kết quả thực hiện chính sách TĐC thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10: Tổng hợp về kết quả thực hiện TĐC
TT Hạng mục Đơn vị tính Quy mô
1 Tổng diện tích khu TĐC m2 13.530
2 Tổng số hộ TĐC hộ 123
Số hộ chính chủ hộ 103
Số hộ phát sinh hộ 20
(Nguồn: Tổng hợp từ Phương án BT&GPMB) Qua bảng 4.10 ta thấy: Số hộ phát sinh TĐC là 20 hộ do kết hôn trướcthời điểm công bố quy hoạch phường Xuân Tăng năm 2006 và có nhu cầu tách khẩu;
103 hộ bị thu hồi đất ở được bố trí TĐC theo quy định do không còn đất để ở và có nhu cầu sử dụng đất tại khu TĐC. Diện tích tái định cư được Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư bố trí bình quân 110 m2/hộ, tính đến thời điểm điều tra tháng 11 năm 2014 đã có 108 hộ xây dựng nhà để ở, 15 hộ còn lại chưa xây dựng đang ở chung cùng gia đình bố, mẹ, anh, em.
Hiện tại, cơ sơ hạ tầng tại khu tái định cư như: Điện, nước, trường học, trạm y tế... chưa được xây dựng hoàn thiện, chưa đảm bảo bằng nơi ở cũ gây cho người bị tái định cư bị nhiều xáo trộn, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Việc bố trí tái định cư vẫn còn gặp một vài khó khăn do sự chênh lệch giữa giá đất thị trường và mức giá đất do Nhà nước quy định là khá lớn. Theo quy định
tại khoản 2, Điều 6 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 31/12/2004 của Chính phủ thì: “ Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”. Đến nay UBND tỉnh vẫn chưa có quy định cụ thể về việc bồi thường bằng đất khi Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, khi bị Nhà nước thu hồi đất, người dân không chấp nhận tiền bồi thường mà yêu cầu Nhà nước phải bồi thường bằng đất mới đồng ý giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.
Qua điều tra tại dự án nghiên cứu cho thấy:
Phương án tái định cư được Hội đồng BT, HT và TĐC thành phố lập sau khi phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ là chưa đảm bảo quy trình về tái định cư gây cho người bị di dời chỗ ở không có nhiều sự lựa chọn về nơi ở mới, bị động trong cuộc sống. Thiết nghĩ phương án tái định cư nên được lập trước một bước để người bị di dời có thể có nhiều sự lựa chọn hơn, tâm lý thoải mái và chủ động hơn khi bị di chuyển.
Hình 4.7: Hình ảnh khu tái định cư của dự án sau 3 năm thi công 4.2.3.6 Kết quả tổng hợp kinh phí thực hiện dự án
Do đây là một dự án quan trọng nên nguồn kinh phí để thực hiện cho công tác bồi thường và GPMB rất được quan tâm, quản lý đúng mức, đảm bảo đủ kinh
phí để tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án được tiến hành đúng tiến độ.
Kinh phí thực hiện dự án được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.11: Tổng hợp kinh phí bồi thường tại dự án nghiên cứu STT Nội dung chi phí bồi thường,
hỗ trợ
Tổng kinh phí (đồng)
Tỷ lệ (%) I Đền bù thiệt hại về đất, tài sản, cây cối hoa màu 19.103.745.429 98,03
1 Bồi thường đất 5.479.251.163 28,12
2 Bồi thường tài sản, cây cối hoa màu 6.524.907.891 33,48 4 Hỗ trợ di chuyển đường điện 84.000.000
0,43
5 Hỗ trợ ổn định đời sống 36.200.000
0,19
6 Hỗ trợ di chuyển 765.600.000
3,93 7 Hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư 6.031.786.375
30,95
8 Hỗ trợ đào giếng 150.000.000
0,77
9 Thưởng di chuyển 32.000.000 0,16
II Chi phí tổ chức thực hiện, thẩm định 382.986.949 1,97 Tổng chi phí ( I + II ) 19.486.732.378 100 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai) Tổng kinh phí được phê duyệt cho công tác bồi thường thiệt hại hỗ trợ và GPMB của dự án này là 19.486.732.378 đồng. Trong đó:
- Kinh phí bồi thường đất: 5.479.251.163 đồng chiếm 28,12% tổng kinh phí của dự án.
- Kinh phí bồi thường về sản lượng tài sản, cây cối hoa màu: 6.524.907.891 chiếm 33,48% tổng kinh phí của dự án.
- Kinh phí hỗ trợ di chuyển đường điện: 84.000.000đồng chiếm 0,43% tổng kinh phí của dự án.
- Kinh phí hỗ trợ ổn định đời sống: 36.200.000 đồng chiếm 0,19% tổng kinh phí của dự án.
- Kinh phí hỗ trợ di chuyển: 765.600.000 đồng chiếm 3,93% tổng kinh phí của dự án.