CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (2006 - 2009)
2.1. Tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của các
2.1.1. Kết quả kinh doanh 2.1.1.1.Về doanh thu
Đầu tiên, về tổng doanh thu của các công ty du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2009.
Bảng 2.1: Doanh thu du lịch 2006 – 2009
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Doanh thu (tỷ đồng) 380 470 769 800
Tăng giảm hàng năm (%) 31,0 13,5 28,4 6,7
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch) Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu du lịch tăng đều qua các năm. Năm 2006, doanh thu du lịch đạt được 380 tỷ đồng (tăng 31,0%), năm 2007 đạt 470 tỷ đồng (tăng 13,5%), năm 2008 đạt 769 tỷ đồng (tăng 28,4%) mặc dù đây là năm có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch, năm 2009 đạt 800 tỷ đồng (tăng 6,7%). Có được kết quả này do Tổng cục Du lịch đã tập trung triển khai thực hiện tốt việc áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy thị trường khách quốc tế đặc biệt là các thị trường trọng điểm, thị trường gần và bước đầu mang lại hiệu quả; Công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch được tăng cường; Tích cực hỗ trợ các địa phương khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch, phát triển các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực du lịch;… Trên thế giới, tình hình xung đột an
48
ninh, chính trị diễn ra tại nhiều nơi, khủng hoảng tài chính đang lan rộng. Ở trong nước, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn như:
tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại; lạm phát tăng cao, vượt xa mức dự báo; thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động; tình hình dịch bệnh, bão lụt dữ dội trên diện rộng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, song một số nhiệm vụ cơ bản trong năm đã được hoàn thành tốt như: Tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia Cần Thơ, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long; Triển khai việc chuẩn bị Diễn đàn Du lịch ASEAN và Hội chợ TRAVEX 2009; Hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Du lịch; Triển khai các dự án, đề án quy hoạch du lịch.
Việc phối hợp liên ngành giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước vượt quá thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành và địa phương liên quan đến phát triển du lịch có nhiều cải thiện, đặc biệt sau khi Chính phủ đã ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, ngày 14/3/2008. Ngành Du lịch đã chủ động phối hợp với các ban, ngành như Văn hóa, Giao thông Vận tải, Diễn đàn doanh nghiệp… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.
2.1.1.2. Về lượng khách
Bảng 2.2: Lƣợng khách du lịch ở Việt Nam 2006 – 2009
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Khách du lịch quốc tế 3.583.486 4.171.564 4.253.740 3.772.359
Tăng giảm hàng năm (%) 3 16,0 0,6 - 10,09
Khách du lịch nội địa 17.500.000 19.200.000 20.500.000 25.000.000
Tăng giảm hàng năm (%) 6,6 9,7 6,8 19
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
49
Ta sẽ xét đến lượng khách quốc tế và nội địa theo cơ cấu khách. Có thể thấy rằng, năm 2007 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 16,0%
so với năm 2006, do chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch và tính chuyên nghiệp trong phục vụ ngày càng được nâng cao, vị thế du lịch Việt Nam được cải thiện đáng kể. Năm 2008, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng nhưng chỉ là tăng nhẹ (0,6%). Nhưng đến năm 2009 thì lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lại giảm (10,09%) trong tình hình Du lịch Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị thế giới và những diễn biến bất lợi của tình hình dịch bệnh, bão lụt, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của Du lịch Việt Nam… Tuy nhiên, với lợi thế về sự ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội được giữ vững, Du lịch Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội thu hút khách.
Năm 2007, lượng khách nội địa tăng 9,7% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 thì lại giảm xuống (6,8%). Năm 2009, lượng khách nội địa lại tăng cao (19%). Mặc dù không thu hút được nguồn khách ngoại quốc như mong muốn nhưng những cố gắng của ngành du lịch, đặc biệt là việc tập trung phát triển du lịch nội địa đã đạt được hồi đáp khá nhiệt tình từ khách hàng trong nước. Nhờ thế, lượng khách trong nước từ 20,5 triệu lượt người năm 2008 tăng lên 25 triệu lượt người năm 2009.
2.1.2. Tình hình khai thác khách hàng
Cơ cấu khách hàng có thể được đánh giá theo tiêu chí họ sử dụng phương tiện vận chuyển nào ở Việt Nam. Ở đây ta xét 3 hình thức vận tải:
đường không, đường bộ và đường biển.
50
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch theo phương tiện giao thông
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Đường không 2.702.430 3.261.941 3.283.237 3.025.625
Đường bộ 224.081 224.389 157.198 65.934
Đường biển 656.975 685.234 813.305 680.800 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch) Nhìn vào bảng biểu trên, ta thấy phương tiện vận chuyển đường hàng không là con đường chủ yếu dẫn du khách quốc tế vào nước ta, chiếm tỷ trọng 78%. Tiếp đến là đường biển, chiếm 18%. Cuối cùng là đường bộ, chỉ chiếm 4%.
Như vậy có thể thấy rằng số khách đến Việt Nam bằng đường hàng không ngày càng lớn và đang tăng lên rất mạnh đã chứng tỏ thị trường du lịch Việt Nam đang có sức hút ngày càng mạnh và vươn ra ngày càng xa hơn đối với thị trường du khách quốc tế ở các quốc gia và vùng lãnh thổ xa xôi, có mức thu nhập và đời sống cao hơn. Và đây cũng chính là điều kiện tiền đề để thu nhập từ ngành Du lịch nước ta ngày càng tăng nhanh hơn và lớn hơn.
Nếu đánh giá lượng du khách đến Việt Nam qua tiêu chí mục đích du lịch như: nghỉ ngơi và du lịch thuần túy, đi du lịch kết hợp với công việc, đi thăm thân nhân.
Bảng 2.4: Lƣợng khách theo mục đích du lịch
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Du lịch, nghỉ ngơi 2.068.875 2.569.150 2.631.943 2.226.440 Đi công việc 575.812 643.611 844.777 783.139 Thăm thân nhân 560.903 603.847 509.627 517.703 Các mục đích khác 377.896 354.956 267.393 245.077
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Tổng cục du lịch)
51
Quan sát bảng biểu trên, có thể thấy rằng lượng khách đến Việt Nam vì mục đích du lịch thuần túy là chủ yếu, chiếm 60% và có xu hướng không ngừng tăng lên. Du khách đi vì công việc (chiếm 18%), thăm thân nhân (14%) có tăng lên về mặt số lượng nhưng gần đây có xu hướng chững lại đồng thời tỷ trọng cũng giảm nhẹ. Riêng du khách đi vì các mục đích khác lại giảm về mặt số lượng dẫn đến tỷ trọng giảm cũng không nhỏ. Điều này khẳng định thế mạnh của du lịch Việt Nam nằm ở các điểm du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng khai thác các ưu thế về tài nguyên thiên nhiên chỉ là một khía cạnh trong kinh doanh du lịch, nước ta còn có thể phát triển nhiều loại hình khác như du lịch vì mục đích thể thao mạo hiểm, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa hay tham gia các hội nghị hội thảo.