Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng thuận lợi hơn cho phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu Họa động marketing du lịch của các công ty lữ hành việt nam trong thời kỳ hội nhập luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 136 - 142)

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH VIỆT NAM

3.5. Vai trò của nhà nước trong việc phát triển du lịch Việt Nam nói

3.5.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng thuận lợi hơn cho phát triển ngành du lịch

Cơ chế chính sách về tài chính: ưu tiên, miễn giảm, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia; áp dụng chế độ ưu đãi về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn, rà soát điều chỉnh phương pháp tính thuế hợp lý, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp dụng thống nhất chính sách một giá trong phạm vi cả nước. Nghiên cứu, kiểm tra, điều chỉnh lại các loại lệ phí sao cho phù hợp và có phương pháp thu tiền thuận tiện, tránh các tình trạng thu tiền sách nhiễu tại các điểm du lịch, nhà ga và các dịch vụ du lịch như máy quay, máy ảnh…

Nhà nước cần tạo cho các ngành sự bình đẳng trên thị trường chứ không phải chỉ có các doanh nghiệp trong cùng một ngành cạnh tranh bình đẳng, vì hiện nay ngành du lịch đang phải chịu thuế suất cao hơn các ngành khác.

Cần có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách khi vay vốn đầu tư để khuyến khích mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Cơ chế chính sách về đầu tư: Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, các khu du lịch quốc gia

131

cũng như các điểm du lịch có tiềm năng ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Trên cơ sở xem xét các thế mạnh và tốc độ phát triển của từng vùng, từng lĩnh vực, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư thích hợp cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau kể cả đầu tư trong nước và nước ngoài vào việc phát triển hạ tầng cơ sở, đa dạng các sản phẩm du lịch. Hiện nay ở một số tỉnh có những công trình đầu tư rất lớn nhưng tính khả thi thấp trong đó du lịch ít được quan tâm. Cần mạnh dạn hơn nữa cho đầu tư du lịch tại các địa phương vì ngoài việc nộp ngân sách du lịch còn tham gia giải quyết vấn đề việc làm cho hàng chục vạn lao động tại các địa phương.

Chủ trì phối hợp với các bộ ngành trong việc xác định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước và tín dụng ưu đãi Nhà nước hàng năm để thực hiện chiến lược phát triển du lịch, lập danh mục các trọng điểm đầu tư cần được ưu tiên và áp dụng các biện pháp ưu đãi (về thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, cho vay vốn, bảo lãnh,…) đối với các dự án, lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục ưu tiên, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch quốc gia và chuyên đề. Đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho bốn khu du lịch quốc gia (Hạ Long – Cát Bà, Cảnh Dương – Lăng Cô – Non Nước, Đankia – Suối Vàng, Văn Phong – Đại Lãnh) và 16 khu du lịch chuyên đề.

Thách thức nghiêm trọng nhất của du lịch Việt Nam là cơ sở hạ tầng lạc hậu, cụ thể là lĩnh vực giao thông, điện lực, nước, cơ sở lưu trú và hàng loạt các tiện nghi khác. Từ quan điểm này, phát triển du lịch cần được xem là nơi đầu tư vốn mạnh mẽ. Cần chú ý lôi cuốn sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân, đặc biệt là hình thức kết hợp giữa khu vực tư nhân và Nhà nước, đồng thời xem xét tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư và khuyến khích hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Để tạo điều kiện cho du lịch phát triển, công việc cần thiết là phải có các chính sách để vượt qua các tồn đọng trong việc đi lại. Cơ chế chính sách về

132

xuất nhập cảnh, hải quan cần đơn giản hóa đến mức tối đa các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch; cải tiến quy trình, đổi mới trang thiết bị hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý tại các cửa khẩu.

Giảm phí, thời gian, và đơn giản thủ tục cấp visa cho du khách vào Việt nam. Hòa nhập dần dần tiến tới chương trình du lịch ASEAN không biên giới và xu hướng miễn trừ visa cho hàng trăm quốc gia trên thế giới cũng như các quốc gia láng giềng trên cơ sở năng lực quản lý, an ninh quốc gia và khả năng an toàn cho phép.

Sửa đổi, bổ sung các quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch (ngân hàng, đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, quầy thông tin du lịch,…)

Một vấn dề đặt ra nữa là cần nâng cấp các cửa khẩu quốc gia thành cửa khẩu quốc tế, làm sao mỗi tỉnh có ít nhất một cửa khẩu quốc tế đối với các nước bạn kề cận. Có như vậy, mới giải quyết được sự giao lưu thông thương về kinh tế, xã hội đối với cả nước cũng như với từng địa phương; phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt góp phần tăng nhanh lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ở tất cả các địa phương có cửa khẩu tiếp giáp với các nước bạn.

Xây dựng và thực hiện các quy định dành cho khách du lịch bằng phương tiện riêng của mình như ô tô, nhà lưu động, xe bán tải, xe máy… để sử dụng tại Việt Nam kể cả các loại phương tiện có tay lái nghịch. Đặc biệt ưu tiên cho các chương trình đoàn tour trọn gói xuyên Việt.

Vận chuyển hàng không nối giữa các điểm du lịch cần phải được cải tiến, khả năng tiếp cận phải thuận tiện, tiết kiệm chi phí vận chuyển tới các điểm du lịch và tại các điểm đó là yêu cầu quan trọng đối với sự thành công của phát triển du lịch.

133

Xóa bỏ các hạn chế gây trở ngại cho việc quảng bá du lịch và hình ảnh của Việt Nam ra nước ngoài. Hiện nay thủ tục để khách nước ngoài vào nước ta viết bài, chụp ảnh, làm phim quảng bá cho du lịch Việt Nam còn rườm rà, phải thông qua Bộ Văn Hóa – Thông Tin và Bộ Ngoại Giao, chi phí rất tốn kém (phí giao dịch 100 USD, phí quản lý 50 USD/ngày, công tác phí cho cán bộ văn hóa đi cùng 50 USD/ngày và còn rất nhiều địa phương thu phí quay phim chụp ảnh tại điểm du lịch rất cao khiến khách bị ức chế và có ấn tượng không tốt về chuyến đi.

Cần nhanh chóng đưa ra các qui định hợp lý nhằm phát triển các loại hình kinh doanh du lịch mới như lặn biển, leo núi, nhẩy dù, lướt ván, các cuộc đua xuyên quốc gia. Hiện nay, một số loại hình du lịch mới này muốn tổ chức thì phải xin phép. Nhiều doanh nghiệp không biết công văn xin phép có được chấp nhận hay không, khi nào thì có… do đó không thể chủ động tính giá và chào bán cho khách được. Nhiều khi có giấy phép rồi thì đối tác không còn hứng thú tổ chức nữa. Ngay cả việc tưởng chừng đơn giản là khai thác các điểm thăm quan trong thành phố Hà Nội cũng không dễ dàng vì hầu hết các tuyến phố trong khu phố cổ đều cấm xe ô tô chở khách loại lớn (trên 30 chỗ).

Nếu được vào lại khống chế giờ cao điểm mà đây lại chính là giờ đi tour của du khách… Còn rất nhiều bất cập, vướng mắc có thể liệt kê trong cuộc hành trình tìm kiếm sản phẩm mới mà muốn giải quyết chúng thì cần có sự hỗ trợ tham gia của Nhà nước và các ban ngành liên quan.

Về vấn đề đào tạo: Vì hậu quả của tốc độ phát triển du lịch quá nhanh nên nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở các khía cạnh khác nhau của du lịch đã trở thành vấn đề cấp bách. Các vấn đề số lượng và chất lượng nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp du lịch đòi hỏi sự quan tâm khẩn cấp nhằm đảm bảo cho phát triển du lịch thành công ở giai đoạn trước mắt và phát triển bền vững trong tương lai.

134

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng chất lượng đào tạo nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhân lực của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong các ngành mũi nhọn nhất là công nghệ phần mềm và phát triển nông thôn. Du lịch cũng là ngành kinh tế mũi nhọn do vậy Nhà nước cũng cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo nghề nghiệp và ưu tiên đào tạo cho những người làm việc trong ngành dịch vụ và du lịch đồng thời chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp và các địa phương.

Về chính sách đãi ngộ, cần đảm bảo phần lương cố định ở mức đủ khả năng tái sản xuất sức lao động; gắn quyền lợi kinh tế của người lao động với kết quả hoạt động của tập thể; khuyến khích cán bộ nhân viên tạo thêm các nguồn thu nhập hợp pháp. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách xã hội với người lao động theo chế độ hiện hành bao gồm nghỉ hưu, nghỉ chế độ, cải thiện điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, giải trí…

Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho việc tuyên truyền, mà trước tiên là nâng cao nhận thức của toàn xã hội về lợi ích nhiều mặt của du lịch, tiến hành các chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và xã hội, đặc biệt là tại các điểm du lịch, khu thắng cảnh nhằm duy trì, phát triển một môi trường du lịch trong sạch, văn minh, an toàn để thu hút du khách và tái thiết môi trường bền vững.

Đưa giáo dục nhận thức về du lịch vào nhà trường để học sinh, sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng nhiều mặt của du lịch thông qua đó kích thích lòng ham hiểu biết muốn tìm tòi khám phá, khuyến khích học sinh, sinh viên tìm hiểu văn hóa lịch sử truyền thống của đất nước mình bằng du lịch một hình thái hấp dẫn và bổ ích. Ngoài ra đây cũng là một phương pháp tiếp thị lâu dài và hiệu quả để phát triển thị trường du lịch nội địa.

Hướng dẫn các địa phương xây dựng chiến lược phát triển du lịch địa phương trên cơ sở cụ thể hóa chiến lược quốc gia. Phát triển các vùng du lịch

135

tập trung như du lịch tiểu vùng sông Mê Kông, khu du lịch miền trung, khu du lịch côn đảo …

Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường ở tầm vĩ mô, phối hợp với Hiệp hội Du lịch tổ chức cung cấp thường xuyên và cập nhật thông tin đến cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan. Nghiên cứu đánh giá về các điểm du lịch, lắp đặt trang thiết bị vệ sinh tại các điểm du lịch đặc biệt là các điểm đông khách.

Nghiên cứu kỹ lưỡng và có hệ thống về ảnh hưởng kinh tế du lịch, có thể tăng cường năng lực của chính phủ trong hoạch định chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế từ du lịch.

Thành lập Quỹ phát triển du lịch theo quy định của Pháp lệnh Du lịch, sử dụng cho các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ phát triển thị trường mới, sản phẩm mới, hỗ trợ doanh nghiệp khi có biến động bất lợi.

Hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp đào tạo về kỹ năng tổ chức thông tin thị trường và quản lý chất lượng, đổi mới công nghệ, phát triển và bảo tồn các phong tục truyền thống tại địa phương.

Tích cực đẩy mạnh công tác thương mại điện tử thông qua việc giới thiệu trên mạng Internet bằng nhiều ngoại ngữ, mở thêm nhiều website mới về du lịch Việt Nam.

Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ra nước ngoài.

Phối kết hợp với các Bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Công an, Hải quan, Quốc phòng, Giao thông – Vận tải, Văn hóa – Thông tin, Khoa học – Công nghệ và môi trường, Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách thuộc phạm vi chức năng nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện chiến lược du lịch.

Trên đây chỉ là những kiến nghị chưa đầy đủ. Tuy nhiên để có thể hoàn thiện, thì cần có sự đóng góp của Chính phủ, các cơ quan đoàn thể, doanh

136

nghiệp và toàn thể nhân dân với mong muốn và tập trung nỗ lực để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Họa động marketing du lịch của các công ty lữ hành việt nam trong thời kỳ hội nhập luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)