Đánh giá chung về hoạt động Marketing tại các công ty lữ hành Việt Nam

Một phần của tài liệu Họa động marketing du lịch của các công ty lữ hành việt nam trong thời kỳ hội nhập luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 106 - 110)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (2006 - 2009)

2.2. Hiện trạng hoạt động Marketing của các Công ty lữ hành Việt Nam

2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing tại các công ty lữ hành Việt Nam

2.2.3.1. Những điểm mạnh và điểm yếu

Nhìn chung lượng khách du lịch quốc tế và nội địa của các Công ty lữ hành Việt Nam tăng đều qua các năm từ năm 2006 – 2009, các tour tuyến không tăng cao nhưng chất lượng và chí phí tăng lên. Các công ty lữ hành thường xuyên cũng cố tổ chức nâng cao năng lực, tận dụng cơ sở vật chất, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng điều hành, quản lý cán bộ và sử dụng công tác tiếp thị, quảng bá, thu hút khách hàng bằng nhiều kênh khác nhau. Tham gia các hội chợ trong ngoài nước để quảng bá và chào bán các sản phẩm của mình.

Nhiều công ty lữ hành đã tiến hành đi khảo sát thực tế, xây dựng nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo, giá cả cạnh tranh; có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường, nâng cao các tour tuyến, các dịch vụ phục vụ khách. Do công tác tiếp thị tốt nên lượng khách đã tăng nhiều; mở rộng thêm một số thị trường và đối tác ở Châu Âu và Châu Mỹ để tăng lượng khách inbound, outbound.

101 2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Một số doanh nghiệp vẫn còn chưa thực sự coi trọng công tác Marketing du lịch, ít đầu tư vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch, đặc biệt trên thị trường nước ngoài như tham gia các hội chợ triển lãm du lịch, khảo sát nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và tạo lập đối tác, nguồn khách, nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của du khách ở từng thị trường cụ thể. Công tác Marketing còn bị đồng hoá với hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp chưa có phòng Marketing hay thị trường riêng mà gộp chung vào phòng kinh doanh.

Cũng có những doanh nghiệp mặc dù được cấp giấy phép lữ hành quốc tế nhưng thực tế chưa từng bước chân ra khỏi biên giới quốc gia để tìm thị trường, không có chiến lược Marketing cụ thể nào, nguồn khách nước ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế khác gửi đến hoặc lượng khách du lịch tự do và người nước ngoài đã vào trong nước. Kết quả là ít khách hàng, hiệu quả kinh doanh thấp. Dù được chính phủ và Tổng cục Du lịch khuyến khích nhưng hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, những doanh nghiệp này thường không chủ động được về nguồn khách mà phụ thuộc phần lớn vào các hãng lữ hành nước ngoài, do đó lợi nhuận bị chia sẻ và thường bị đối tác chèn ép trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài nhận thức về Marketing chưa đúng, các doanh nghiệp lữ hành cũng bị hạn chế về vốn. Việc lập văn phòng đại diện du lịch để nghiên cứu thị trường ở nước ngoài rất tốn kém mà hiệu quả không thể chỉ trong một sớm một chiều mà có được. Nhiều doanh nghiệp trông chờ vào sự hỗ trợ về mặt tìm kiếm thị trường của chính phủ thông qua các tham tán thương mại ở nước ngoài nhưng hiện nay hoạt động của những cơ quan ngoại giao này còn cứng nhắc, không đáp ứng được yêu cầu.

102

Trên bình diện chung, hoạt động Marketing của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hướng ra thị trường nước ngoài còn mang tính tự phát, thiếu chiến lược tổng thể. Mỗi doanh nghiệp tự xây dựng chương trình quảng cáo và thể hiện theo cách riêng. Do đó không thể gây được ảnh hưởng tổng thể tới du khách để họ có ấn tượng sâu đậm về Việt Nam, không thể lẫn được với bất cứ quốc gia nào khác. Để làm được điều này các doanh nghiệp khó có thể tự làm được vì xây dựng hình ảnh chung tốt đẹp cho du lịch Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành du lịch và các ban ngành khác như: Văn hoá - Thông tin, Thương mại, Ngoại giao…

* Sản phẩm

- Chính sách sản phẩm:

♦ Công tác hướng dẫn:

+ Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên ở thị trường Tây Âu

+ Mối quan hệ với các bộ phận khác như điều hành, đội xe chưa chặt chẽ

+ Thù lao cho cộng tác viên còn thấp

+ Đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu kinh nghiệm ♦ Công tác điều hành:

+ Chưa phân định rõ ràng trách nhiệm cho từng cán bộ, kết hợp quá nhiều công việc cho nhân viên điều hành.

+ Số lượng nhân viên điều hành còn thiếu, gây khó khăn cho công tác thực hiện chường trình.

- Chất lượng sản phẩm:

♦ Nhiều công ty lữ hành đã tập trung xây dựng những chương trình có chất lượng cao, tuy nhiên vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm.

♦ Nội dung chương trình du lịch chưa thật sự phong phú, chưa tận dụng khai thác tốt dịch vụ bổ sung.

103

* Giá cả

- Giá bán một số chương trình du lịch nội địa còn cao, do vậy sẽ có tác động lớn đến việc thu hút những du khách còn nhạy cảm về giá.

- Đối với khách đi theo chương trình du lịch tự do còn bị động trong việc đưa ra mức giá.

- Hạ giá bán cho khách đi theo đoàn chưa thực sự linh động - Công việc nghiên cứu về giá của đối thủ cạnh tranh còn yếu

* Phân phối

- Chưa có nhiều chi nhánh ở nước ngoài, hệ thống các điểm bán trong nước còn ít.

- Không quan tâm tới đúng mức tới việc thiết lập các kênh phân phối tại các khách sạn không trực thuộc.

- Công việc đào tạo đối với các đại lý trung tâm còn yếu - Chưa có tỷ lệ hoa hồng cụ thể cho người môi giới

* Xúc tiến hỗn hợp

- Một số hình thức quảng cáo còn đơn điệu, hiệu quả thấp

- Cuốn chương trình, tờ rơi thiết kế không được đẹp, trình bày nội dung cũng không gọn gàng

- Quảng cáo trên báo đài không thường xuyên liên tục - Tốn kém nhiều chi phí in chương trình

Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của nhiều Công ty lữ hành Việt Nam trong những năm qua. Để nâng cao kết quả kinh doanh trong những năm tới, các Công ty lữ hành Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục.

Một phần của tài liệu Họa động marketing du lịch của các công ty lữ hành việt nam trong thời kỳ hội nhập luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)