CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH VIỆT NAM
3.3. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện phát triển tương đối đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2012 và định hướng 2020. Sự phát triển ngành du lịch chịu tác động chi phối bởi sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt là văn hóa, thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, bưu điện, ngân hàng, khoa học công nghệ và môi trường, quốc phòng, an ninh… Do đó, phát triển du lịch đồng thời là quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của các ngành khác. Phát triển du lịch làm tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và cho quốc gia. Du lịch còn được coi là một ngành xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ). Việc xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả cao nhất vì nó tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản, vận chuyển và tránh được những rủi ro, mất mát khi vận chuyển ra nước ngoài.
Mọi phương án phát triển du lịch cần được tính toán trong sự phối kết hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành có liên quan cùng phát triển.
111
Bên cạnh đó phát triển du lịch cần có trọng điểm trong từng giai đoạn phù hợp với khả năng đầu tư đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, đồng thời có chú ý tới sự phát triển cân đối, hợp lý, lâu dài của ngành.
Đồng thời, việc phát triển du lịch cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua việc khách du lịch đã kết hợp việc tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch và các ngành cung cấp dịch vụ sản phẩm khác cho các thành phần kinh tế huy động các nguồn lực vật chất, lao động cho việc phát triển kinh tế địa phương.
Với vị trí kinh tế đó, nhiều nhà kinh tế đã gọi du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” hoặc “ngành xuất khẩu vô hình”. Cũng từ đây, du lịch tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Với yêu cầu phát triển liên ngành, việc phát triển du lịch không chỉ tạo ra việc làm trực tiếp cho ngành Du lịch mà còn gián tiếp tạo ra việc làm ở các ngành kinh tế khác. Qua đó, du lịch đã tham gia vào quá trình phân công lao động trong nước và hợp tác lao động quốc tế.
Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên. Có thể coi du lịch là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống của nhân dân mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự cảm thông giữa các dân tộc, đoàn kết nhân dân các nước, tạo nên một thế giới hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau.
Du lịch là một lĩnh vực hoạt động có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư địa phương tham gia. Do vậy cần xác lập
112
những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia rộng rãi của xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước về du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Với vị trí kinh tế, chính trị xã hội như vậy, du lịch đã và đang càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Nhận thức được thế mạnh của du lịch, Đảng và Nhà nước ta đã dành cho du lịch một vị trí xứng đáng; coi phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển xã hội.
3.3.1. Đẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững
Coi đầu tư cho du lịch là đầu tư phát triển; khai thác mọi nguồn lực, huy động sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tranh thủ cao nhất hỗ trợ quốc tế; không ngừng đổi mới tổ chức, quản lý, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có trình độ hiểu biết cao, tay nghề vững vàng, cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đuổi kịp các nước có du lịch phát triển trong vùng.
Phát huy cao độ những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả du lịch, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Phát triển du lịch bền vững, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập xã hội từ du lịch, phát huy và bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc qua nhiều thế hệ.
Tăng cường đầu tư và hợp tác quốc tế cho lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để không những phát triển nhanh, bắt kịp xu thế chung
113
của thế giới mà còn bảo tồn, tôn tạo và phát triển các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa đồng thời hòa hợp và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình nước ta hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế.
3.3.2. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế động lực
Trong khối ngành dịch vụ để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển là hướng đốt phá chiến lược góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đẩy nhanh phát triển du lịch đảm bảo vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, và là ngành kinh tế động lực trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan phát triển.
Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự kết hợp và đóng góp tốt nhất vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp, ngành du lịch Việt Nam đạt vào nhóm nước có ngành du lịch tiên tiến trong khu vực.
3.3.3. Phát triển mạnh cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa đảm bảo thực hiện hiệu quả cao về chính trị và kinh tế - xã hội lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá
Các cơ quan nhà nước nên tạo điều kiện, đơn giản các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, để khách du lịch không quá khó khăn khi sang du lịch Việt Nam. Từ đó làm tăng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
Tổng cục du lịch và các sở Văn hóa thông tin và Du lịch nên chú ý tới việc tôn tạo và xây dựng các di tích lịch sử - văn hóa.
Các cơ quan quản lý về du lịch cần phối hợp với bộ giáo dục, cùng nghiên cứu thực tiễn và đưa ra chương trình học phù hợp cho sinh viên các
114
khóa đào tạo về du lịch, nhằm mang lại hiệu quả trong học tập và giảng dậy, đáp ứng được nhu cầu về nhân lực cho ngành du lịch sau khi ra trường.
Các cơ quan chức năng về du lịch nên có sự kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch nhiều hơn nữa, nhất là tình hình kinh doanh lữ hành nội địa, để tránh tình trạng lừa lọc khách hàng, những công ty kinh doanh mà không có giấy phép kinh doanh, rồi tình trạng hướng dẫn viên không đủ trình độ hoặc không có thẻ hành nghề hướng dẫn.
Chú trọng hơn nữa vào việc phát triển du lịch nội địa..