3. Vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều từ trớc đến nay 11
3.1: Các tính từ chỉ phẩm chất- tính chất 28
3.1.1: Các tính từ chỉ phẩm chất của nhân vật 28
Thế giới nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hết sức đa dạng, mỗi ngời một vẻ, từ Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, Hoạn Th đến cả Mã
Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Tú Bà...
Mỗi nhân vật trong Truyện Kiều là một nhân vật điển hình, có đợc điều đó là do sự tài tình trong việc xây dựng nhân vật của nhà thơ, mà một phần không nhỏ là do việc sử dụng những tính từ chỉ phẩm chất của con ngời trong tác phẩm.
Trong Truyện Kiều, tính từ chỉ tính chất- phẩm chất của nhân vật đợc Nguyễn Du sử dụng khá nhiều. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê đợc một số từ nh sau: anh hoa (415), anh hùng( 1071, 2262, 2176), ân cần(714, 432, 1096, 2917,2540), bạc ác (2393), bao dung (2195), bất nghĩa( 1186), bất nhân (967), dịu dàng (1060,2012), đẹp (512,1492, 2212) , đoan chính (523), đoan trang (21), già (17,607,1504), gian (1663,1707 ), hẹp hòi ( 345), hiểm sâu ( 1168, 2014), hung hiểm ( 2094 ), kiên trinh (2893), khôn (1398 ), khôn ngoan(2374), mặn mà(23,162,1248,1472,2499),nham
hiểm (1816,1968), nhẹ nhàng ( 2293), phong lu ( 35 ,3239), phong nhã (152 ), quyết
đoán (1031 ), tinh ma ( 1812), rụt rè ( 321), sắc sảo(23,2659), thật thà (2106), thuyền quyên (81, 891,1071,1903,2211), ...
Chị em Thuý Kiều đợc Nguyễn Du xây dựng là mẫu ngời thông minh, đoan chính, vừa có tài vừa có sắc. Vì vậy khi miêu tả hai nhân vật này Nguyễn Du sử dụng nhiều tính từ chỉ tính chất – phẩm chất tốt đẹp nh “ trang trọng”, “ đoan trang”, “sắc sảo”, “ mặn mà”, “thông minh”. Đặt những từ này trong mối tơng quan với bút pháp nghệ thuật chấm phá, làm cho hai nhân vật Thuý Kiều, Thuý Vân hiện lên là những con ng- ời rất toàn diện, một sự trọn vẹn thật hài hoà từ “ tinh thần” đến “cốt cách”. Đó là một vẻ đẹp viên mãn, trong trẻo nh làn nớc mùa thu, nh vầng trăng thu tròn trặn.
Ngay trong hai nhân vật này,khi miêu tả Nguyễn Du cũng dùng những từ ngữ rất chính xác nhằm bộc lộ những ý đồ nghệ thuật của riêng mình. Nếu nh miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du miêu tả là con ngời trang trọng, thì Thuý Kiều lại có thêm “sắc sảo”,
“mặn mà” .Thuý Vân đẹp “trang trọng”, “đằm thắm” ,nhng cha tới mức “mặn mà”,thông minh nhng cha phải là “sắc sảo”.
Sự “thông minh vốn sẵn tính trời ”và vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thuý Kiều đến cả
thiên nhiên cũng không thể dửng dng, hay nhờng nhịn .(“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”). Cái đẹp của Thuý Kiều đã tạo ra bao nhiêu đố kị.
Cách miêu tả nhân vật nh thế của Nguyễn Du nh báo trớc số phận của nhân vật sau này. Thuý Vân là con ngời phúc hậu, đoan trang đó là vẻ đẹp hợp với chuẩn mực, xã
hội phải chấp nhận, trời đất phải chấp nhận. Còn nhân vật Thuý Kiều vì thông minh, sắc sảo, mặn mà đến nỗi sống trong trời đất hoa ghen liễu hờn. Chính điều này tiềm ẩn bao nhiêu dông tố trong cuộc đời của nhân vật. Và sau này cuộc đời của Thuý Kiều là cuộc đời lu lạc, khổ đau đến tột cùng, nàng phải nhận lấy bao nhiêu oan ức xót xa.
Xã hội cũ đã không chấp nhận sự hoàn chỉnh trong cá tính con ngời, nhất là những con ngời có ý thức và nhận thức đợc bản thân mình.
Cũng qua đây Nguyễn Du muốn nêu lên t tởng “ tài mệnh tơng đố”.
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Nhân vật Kim Trọng là một văn nhân .Vì vậy Nguyễn Du miêu tả đó là một con ngời tài hoa, th sinh, con nhà trâm anh phú hậu và tài danh. Miêu tả nhân văn nho sỹ, Nguyễn Du sử dụng những tính từ, “thông minh”, “tót vời”, “phong nhã”, “ hào hoa” . Những tính từ này đã làm toát lên vẻ phong lu tao nhã hào hoa và t chất thông minh tót vời của nhân vật.
Nguyễn Du đã tài tình khi lựa chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả những nhân vật cụ thể và làm toát lên đợc những phẩm chất của họ.
Khi miêu tả Mã Giám Sinh, một tên buôn thịt bán ngời, Nguyễn Du không dùng những tính từ miêu tả tính chất- phẩm chất bên trong mà ông chỉ miêu tả vẻ bên ngoài và nhng hành động của nhân vật, qua đó nhân vật mới lộ nguyên hình. Nguyễn Du không trực tiếp miêu tả phẩm chất nhân vật nhng phẩm chất lại hiện lên rõ mồn một.
Không dài lời nhng với những từ ngữ chính xác, Nguyễn Du đã lột tả đợc cái vênh váo lạ đời, cái lố bịch vô duyên của Mã Giám Sinh. Đó là một con ngời tỉa tót, làm dáng, cốt để che đậy bản chất thực bên trong của hắn.(“ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”). Cái hình thức “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” dơng dơng tự đắc ấy lại chứa đựng một phẩm chất , một nhân cách giả dối bịp bợm, thủ đoạn lanh lọc bản chất con buôn:
“ Khác màu kẻ quý ngời thanh
Ngẫm ra cho kĩ nh hình con buôn” (887-888).
Phẩm chất đó cuối cùng Nguyễn Du lột tả bằng một hành vi không có chút tự trọng nào (“ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”). Cái hành động sỗ sàng kia của Mã Giám Sinh cho ta thấy rằng chính khi hắn ngồi tót lên cái chỗ ngồi cao nhất ấycũng chính là lúc hắn tự chôn vùi cái “ bảnh bao”, “nhẵn nhụi” kia xuống đáy sâu nhất của sự hãnh diện mà ngu si vô học.
Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng đối lập các tính từ để biểu hiện phẩm chất của một con ngời. Và cũng chính điều đó mà nhân vật Mã Giám Sinh lu lại trong ấn tợng ngời đọc rất sâu đậm. Sự sắc sảo của nhà thơ chính là chỗ ấy. “Trong văn chơng nói trắng cho ra trắng, đen cho ra đen đã khó. ở đây lại phải nói trắng mà trên thực
chất lại là đen, không thể để trắng đen lẫn lộn mà vẫn có khả năng lẫn lộn. Nguyễn Du đã vợt đợc cái khó khăn ấy” . (Hoài Thanh)
Không chỉ có Mã Giám Sinh mà Sở Khanh, kẻ bạc tình nổi tiếng lầu xanh , Nguyễn Du cũng đã khoác cho hắn cái “hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng”. Trái với cái sự trơ trẻn của Mã Giám Sinh, ở đây Sở Khanh có vẻ khiêm nhờng, nhng thực ra cũng là vẻ bề ngoài che đậy bản chất thực xấu xa ở bên trong con ngời Sở Khanh, để y quyến rủ những “cành phù dung”.Vẻ ngoài “chải chuốt”,”dịu dàng” của hắn đã làm cho Thuý Kiều nhầm lẫn “nghĩ rằng cũng mạnh th hơng”. Sau nay khi mọi chuyện đã
vỡ lẽ Thuý Kiều mới hiểu rằng đó là con ngời độc ác ,hiểm sâu (“có đâu mà lại ra ng- êi hiÓm s©u”. (1168)).
Lại một lần nữa, Nguyễn Du sử dụng những tính từ mang ý nghĩa trái ngợc nhau.Nếu nh khi mới giới thiệu nhân vật Nguyễn Du sử dụng những tính từ mang ý nghĩa tích cực thì về sau Nguyễn Du sử dụng những tính từ chỉ tính chất với ý nghĩa xấu xa. Sở Khanh là nhân vật đợc tác giả miêu tả từ “dịu dàng”,”chải chuốt” đến
“hiểm sâu”,”bất nghĩa” vô lơng và độc ác. Nhân vật dần dần hiện ra với bản chất thực của nó.
Cũng nh vậy, Nguyễn Du đã miêu tả Tú Bà, mụ gái làng chơi về già hết duyên, quen sống với những đồng tiền nhầy nhụa ,ăn chèn của chị em sau những đêm tiếp khách với bộ dạng “không khỏi ngạc nhiên” vì sự “phì nộn”, nhất là cái màu da nh ngời chết của mụ. Miêu tả Tú Bà -mụ chủ chứa, Nguyễn Du dùng những tính từ “nhờn nhợt”,
“to béo”, “đẩy đà”. Các tính từ này lột tả hết các phẩm chất của mụ. Nớc da “nhờn nhợt” phản ánh cuộc sống ẩn dật trong nhà thiếu ánh sáng. Nớc da bủng beo, thân hình to béo, đẩy đà của mụ phản ánh cuộc sống nhàn nhã, vô nghĩa bất lơng. Nghề nghiệp của mụ đã tạo cho mụ có những phẩm chất riêng biệt,đó là phẩm chất của một con ngời hèn mọn của kẻ tiểu nhân.
Nhân vật Hoạn Th- ngời đàn bà xếp hàng thứ nhất trong buổi báo oán của Kiều sau này, là con ngời mu mô khác ngời:
“ Bề ngoài thơn thớt nói cời
Mà trong nham hiểm giết ngời không dao” ( 1816-1817).
Trớc Hoạn Th Kiều bất lực trong đối phó và không khỏi thở dài mà kinh hãi (“Ngời đâu mà lại có ngời tinh ma” (1812)), và (“Ngời đâu sâu sắc nớc đời” (2007)).
Khi miêu tả một con ngời nh vậy, Nguyễn Du đã trực tiếp đi vào miêu tả phẩm chất bên trong, với các tính từ “ thơn thớt”, “ nham hiểm”, “ tinh ma”, “ sâu sắc”.
Tóm lại : Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng những tính từ chỉ phẩm chất để xây dựng các nhân vật. Ông tạo cho họ có những phẩm chất điển hình của những con ngời
®iÓn h×nh.