Các tính từ chỉ màu sắc trừu tợng trong Truyện Kiều 44

Một phần của tài liệu Khảo sát từ loại tính từ trong truyện kiều (Trang 44 - 55)

3. Vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều từ trớc đến nay 11

3.3: Các tính từ chỉ màu sắc 36

3.3.7: Các tính từ chỉ màu sắc trừu tợng trong Truyện Kiều 44

Xét trong cảm quan nghệ thuật về màu sắc của Nguyễn Du, ta thấy ngoài lớp từ thực chỉ màu sắc ( thờng gọi là màu ngũ sắc), ông còn dùng những tính từ chỉ màu sắc trừu tợng. Những từ này tuy xuất hiện ít trong Truyện Kiều nhng lại mang một ý nghĩa sâu sắc.

Nếu đặt riêng ra chúng ta khó hình dung đợc các “màu khói tiêu”, “màu quan san”, “màu quan tái”, “màu bao la”, “màu dở dang” là màu gì. Đó không còn là hình

ảnh mà đã là khái niệm. Nhng nhờ tài nghệ phối sắc của nhà thơ, nhng màu này trở nên xác định và gợi cảm. Khi sử dụng những cụm từ này để miêu tả cảnh vật, quả

thật nhà thơ đã hoà nhuộm tâm trạng của con ngời vào nó, “ Màu sắc tình cảm nhuốm trọn cả không gian”(Trần Đình Sử-Thi Pháp Truyện Kiều).

Các “màu quan san”, “màu quan tái”, “màu bao la”, “màu dang dở”, thực nghĩa là không định hình, không rõ rệt, ấy thế mà vẫn hiện lên rõ rệt, một nổi niềm biệt li

muôn thủa.Ta có thể thấy đây là những gam màu chia biệt , điển hình. Những màu này thể hiện một sự nhoè nét đầy gợi cảm , mà ở đó khách quan đã hoà hợp với chủ quan. Sự nhoè nét xoá mờ đờng biên giới giữa ảo và thực, gợi lên rất nhiều liên tởng nơi ngời đọc .

“ Màu quan san” gợi lên những câu thơ biên tái, nó gợi ra cái không tận, cái không tới đợc của nỗi nhớ nhung, và trong khoảng nhớ nhung vô tận kia chỉ còn lại sự hắt hiu quạnh vắng nơi biên ải. Tơng tự nh thế màu bao la lại mở ra một độ rộng không cùng trong không gian , đó là một không gian lồng lộng, trang trọng.

Các màu này giàu sắc thái khái quát, đó là màu của rừng phong thu, màu của khí núi hơi sơng vùng quan ải, màu của khí thu, màu của lòng ngời.

Các màu sắc mang khái niệm trừu tợng có tính chất triết học này đã gợi dậy cả

một niềm cảm xúc trong tâm trí tiếp nhận nghệ thuật của ngời đọc.

3.4 : Nhìn chung mỗi tiểu loại tính từ trong Truyện Kiều đều có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên cái làm nên giá trị vĩnh viễn trong Truyện Kiều là sự kết hợp giữa các tiểu loại tính từ trong một chỉnh thể nghệ thuật. Chính nhờ điều này trong Truyện Kiều có những đoạn thơ miêu tả thiên nhiên phản ánh tâm trạng hay vào loại bậc nhất trong văn học Việt Nam.

Chẳng hạn, cảnh thiên nhiên nơi kỳ ngộ ngày xa của Kim Trọng-Thuý Kiều giờ

đây khi Kim Trọng quay trở lại thì tất cả đều nhuốm màu khơi trêu hiu hắt:

“ Một vùng cỏ mọc xanh rì

Nớc ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu Gió chiều nh dục cơn sầu

Vi lô hiu hắt nh màu khơi trêu” (261-264)

Bức tranh thiên nhiên đợc tạo nên từ màu xanh rì của cỏ, màu trong vắt của nớc,và cái hiu hắt của cỏ cây. Thiên nhiên ở đây vốn dĩ rất đẹp cỏ mọc xanh rì,nớc thì trong

vắt.Nhng bây giờ Kim Trọng có thấy gì nữa đâu. Tất cả nh nhuốm màu khơi trêu và hiu hắt. Cảnh ở đây đợc nhìn qua tâm trạng của con ngời đang buồn nhớ.

Cảnh thiên nhiên đất khách quê ngời nơi Thuý Kiều đang lu lạc vắng lặng hiu hắt và buồn não nề:

Trông vời gạt lệ chia tay

Góc trời thăm thẳm ngày ngày đăm đăm Nàng thì dặm khách xa xăm

Bạc phau cầu giá đen rầm ngàn mây Vi lô san sát hơi may

Một trời thu để riêng ai một ngời Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi Thấy Trăng mà thẹn những lời non sông!

Rừng thu từng biết chen hồng Nghe chim nh nhắc thần thần hôn ( 909-918)

Một loạt tính từ xuất hiện trong 10 câu thơ đã miêu tả đợc cái hồn cuả cảnh vật qua lăng kính của hồn ngời. Sự kết hợp giữa các tính từ “thăm thẳm”, “xa xăm”, “đăm

đăm”, “bạc phau”, “ đen rầm”, “ ngắt tạnh”, “mù khơi”, “ biếc”, “ hồng”,gợi nên sự xa vời mịt mù của đờng đi, cũng nh sự vắng lặng hiu hắt của cảnh vật. Đất trời nh phủ một màu trắng xoá của sơng mù và khi màn đêm vừa buông xuống thì phủ lên đó là một màu đen đặc quánh . Cảnh vật nh đang thách thức với con ngời.

Cảnh thiên nhiên trớc lầu Ngng Bích lại có cái gì đó buồn mênh mông.Cảnh hiện lên dới con mắt của một ngời đang bị nhốt ở lầu.

Trớc lầu Ngng Bích khoá xuân Vẽ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bùi hồng dặm xa ...

Buồn trông cửa bể chỉều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nớc mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ dàu dàu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Liên tiếp xuất hiện các tính từ chỉ tính chất, trạng thái màu sắc tạo nên bức tranh trời

đất thênh thang. Cái đờng viền của bức tranh kia là “ vẽ non xa” mịt mờ sơng khói cứ nh vô ảnh, vô hình. Còn đờng nét trung tâm ở độ tiếp cận gần là cả một vầng trăng lồng lộng “ tấm trăng gần” tri kỷ. Tấm trăng gần là cả một sự thiết tha thân thuộc mà tr×u mÕn.

ở đây có sự kết hợp hài hoà về mức độ xa-gần, và màu sắc vàng(cát vàng) hồng (bụi hồng). Hai tính từ “ xa” - “gần” ở đây tạo nên một sự đối cực, đối cực giữa cái xa thì rất xa (vẽ non xa) với cái gần thì treo lơ lững trớc mắt (tấm trăng gần), lúc gần lúc xa ẩn hiện.

Trớc cảnh thiên nhiên tơi đẹp đó, Thuý Kiều lại càng xót xa thấm thía cho thân phận mình . Thuý Kiều ớn lạnh cho sự cô độc lẻ loi. Sự không giao hoà, không ngang bằng, không xứng đôi giữa ngời và cảnh ấy đã vò xé cả tâm can của con ngời :

“Nửa tình nửa cảnh nh chia tấm lòng” .

Với tâm trạng buồn này, Thuý Kiều nhìn cảnh vật, nàng cảm nhận đợc sự chìm nổi lênh đênh vô định. Cánh thuyền thì “thấp thoáng”, “xa xa”, hoa thì trôi “man

mác’ nh là vô định không biết về đâu, cỏ lại đơn điệu “dàu dàu”. Để rồi cuối cùng chỉ còn lai một màu xanh trải dài tới tận chân mây mặt đất.

Những câu thơ với rất nhiều tính từ đã vẽ ra một bức tranh trời biển lúc chiều hôm lại vừa ngân lên một giai điệu sâu lắng của lòng ngời, của một kiếp ngời bị săn đuổi.

Cảnh trong đêm Thuý Kiều bị sở Khanh lừa đa đến Lầu xanh, mang vẻ tàn tạ. Bởi cảnh đó đợc soi chiếu qua tâm hồn của một con ngời đang lo lắng suy t:

Đêm Thu khắc lậu canh tàn

Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gơng Lối mòn đã nhợt màu sơng

Lòng quê đi một bớc đờng một đau Tiếng gà xao xác gáy mau

Tiếng ngời đâu đã mái sau dậy dàng (1119-1124)

Các tính từ đợc Nguyễn Du sử dụng rất hợp với lô gích, với tâm trạng của con ngời lúc này. Khi đêm đã tàn, “ trăng ngàn ngậm gơng” (tức là lặn ở sau núi đa lấp môt phần), thì cỏ “nhợt màu sơng”. Trăng ở đây không còn là vầng trăng “vằng vặc” giữa trời, và cỏ cũng không còn là “cỏ non xanh tận chân trời”. Tất cả mọi sự vật đều không còn bình thơng nữa. Tiếng gà gáy sáng giờ đây cũng không còn là tiếng gà gọi bình minh một cách yên bình mà là tiếng gà xao xác gáy, đó là tiếng gà “nhớn nhác”

và rối loạn, rối loạn nh chính lòng ngời lu lạc lúc này. Tiếng ngời cũng nổi dậy ồn ào.

Lòng ngời lu lạc lúc này đang đau đáu nhớ quê, và lo lắng hoảng sợ cho bản thân m×nh.

Những câu thơ miêu tả thiên nhiên ở vờn Thuý, khi Kim Trọng trở lại tìm Thuý Kiều cũng là những câu thơ tả cảnh mà trong đó sự kết hợp tài tình giữa các tính từ tạo nên ý nghĩa nội dung sâu sắc.

Đầy vờn cỏ mọc lau tha

Song trăng quạnh quẽ vách ma rã rời.

Cảnh vật tàn tạ hoang dại, có cái gì cứ tan vụn ra từng mảnh nhỏ. Tính từ “tha” ở câu thứ nhất, cùng với “ quạnh quẽ” đi liền với “ rã rời” ở câu thứ hai, tạo ra sự điêu tàn lạnh lẽo, tạo nên sự buồn vắng não nề. Cảnh hoàn toàn trống vắng đến rợn ngợp .

Xập xè én liệng rờng không Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu dày

Cuối tờng gai góc mọc đầy Đi về này những lối này năm xa Chung quanh lặng ngắt nh tờ Nổi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai.

Không gian càng lớn thì sự vô nghĩa càng tăng thêm. Cả một không gian nơi v- ờn Thuý bây giờ là hoang tàn. Cánh én là cánh én “ xập xè”, lối đào nguyên ngày x a bây giờ gai góc đã mọc đầy, chung quanh lặng ngắt. Tâm trạng con ngời hụt hẩng, ngổn ngang nổi niềm.

Qua phân tích ta thấy các tính từ trong Truyện Kiều có giá trị ngữ nghĩa rất lớp trong việc thể hiện nội dung t tởng của tác phẩm. Nó góp phần làm cho thế giới hình

ảnh hình tợng trong Truyện Kiều góp phần tạo nên những giá trị vĩnh cửu cho tác phẩm .Và cũng qua đó ta thấy thêm tài năng bậc thầy về ngôn ngữ của Nguyễn Du.

PhÇn ba: KÕt luËn .

Qua việc khảo sát, thống kê và phân tích đặc điểm ngữ pháp, giá trị ngữ nghĩa của từ loại tính từ trong Truyện Kiều, chúng tôi rút ra một số kết luận :

1. Tính từ trong Truyện Kiều đa dạng về cấu tạo(có tính từ đơn tiết, đa tiết, trong tính từ đa tiết có tính từ láy, tính từ ghép; trong tính từ ghép có ghép đẳng lập, ghép chính phụ ), phong phú về tiểu loại và nguồn gốc ( tính từ Hán Việt, tính từ thuần việt, tính từ chỉ tính chất –phẩm chất, tính từ chỉ trạng thái, tính từ chỉ kích thớc số l- ợng, tính từ chỉ màu sắc ).

Qua việc sử dụng các tính từ trong tác phẩm, cho thấy Nguyễn Du rất có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc và ông đã sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách có hiệu quả. Ông đã có những tìm tòi, khám phá và đóng góp to lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc nói chung và trong sử dụng từ loại tính từ nói riêng, để biểu đạt nội dung một cách đầy đủ và sâu sắc. Nguyễn Du với Truyện Kiều đã đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nớc nhà .

2.Các tính từ trong Truyện Kiều đã tạo nên sắc thái trang trọng tao nhã , những hình

ảnh sinh động quen thuộc bình dị, làm phong phú thêm sự biểu đạt nội dung .

Các tính từ nh là một phơng tiện đắc lực tham gia vào việc xây dựng các nhân vật trong Truỵên Kiều. Các tính từ chỉ tính chất - phẩm chất, đã tạo cho họ có đợc những phẩm chất điển hình của những con ngời điển hình. Nhờ sự khéo léo trong cách lựa chọn và vận dụng ngôn ngữ ,Nguyễn Du đã đa đến cho ngời đọc một Thuý Kiều tài–

sắc – tâm toàn vẹn, với một cuộc đời chìm nổi lênh đênh đầy những oan ức xót xa.

Một Thuý Vân đoan trang phúc hậu hợp với chuẩn mực với một cuộc đời bằng phẳng.

Một Mã Giám sinh dơng dơng tự đắc, vênh váo lạ đời, với nhân cách giả dối bịp bợm, thủ đoạn lanh lọc, bản chất con buôn. Một Sở Khanh kẻ bạc tình nổi tiếng lầu xanh hung hiểm và độc các. Một Tú Bà, mụ gái làng chơi về già hết duyên với sự phì nộn và màu da nhờn nhợt nh ngời chết . Một Hoạn Th “ tinh ma”, “nham hiểm”, “sâu sắc nớc đời”, “giết ngời không dao”.

Miêu tả các nhân vật nh thế Nguyễn Du đã làm cho bức tranh xã hội phong phú

sâu sắc và sinh động hẳn lên .

Các tính từ góp phần tạo nên những hình ảnh thiên nhiên sinh động, lung linh huyền

ảo, phản ánh đúng tâm trạng con ngời .

Trăng khi mặt trời vừa gác núi thì “chênh chếch dòm song” , lúc đêm khuya lại

“ chênh chênh xế mành”. Cũng vầng trăng kia nhng khi chứng giám Kim – Kiều thề nguyền với tình cảm chân thành thì vầng trăng “vằngvặc giữa trời” . Nhng sau này khi chứng kiến Kim Trọng trở lại vờn Thuý vắng ngời vắng bóng với tâm trạng hụt hẫng, lại là vầng trăng “quạnh quẽ” và khi Thuý Kiều cô độc một mình nơi đất khách quê ngời là vầng “trăng khuyết”. Trăng phản ánh đúng tâm trạng con ngời, nói hộ lòng ngời bao điều sâu kín .

Cỏ trong buổi sáng màu xuân tơi vui khi Thuý Kiều cùng em đi tảo mộ khác với cỏ khi Thuý kiều cô độc lu lạc nơi đất khách quê ngời .

Các tính từ ,đã cá biệt hoá đợc những hình ảnh thiên nhiên để phản ánh tâm trạng con ngêi .

Các tính từ, đặc biệt là tính từ chỉ màu sắc ,thể hiện sâu sắc quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Du về cuộc đời về con ngời, thể hiện niềm tin của Nguyễn Du vào con ngời. “Dù số phận oan trái, phải chăng tình cảm yêu đời ,vẫn tràn trề tơi sáng , vẫn tin vào hạnh phúc có thật ,vẫn ngỡng vọng về phía cao đẹp tôn quý ?”( Trần Đình Sử – Thi pháp Truyện Kiều –260).Thể hiện t tởng nhân đạo sâu sắc của ông .

Có thể nói cùng với các hình thức nghệ thuật khác, việc sử dụng các tính từ trong Truyện Kiều là sự kết tinh của một thiên tài. Sự sáng tạo trong nghệ thuật nói chung và trong tính từ nói riêng tạo vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại cho kiệt tác văn chơng bác học, đồng thời tạo nét phong cách riêng của Nguyễn Du .

Tài liệu tham khảo .

1. Đào Duy Anh .Từ điển Truyện Kiều. NXB Văn hoá thông tin. Hà Nội, 2000.

2. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại ). NXB GD, 1991 . 3. Nguyễn Du.Truyện Kiều. NXB GD. Hà Nội, 1972 .

4. Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng việt (từ loại ). NXB ĐH – GDCN, 1986 . 5. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà.

Phong cách học tiếng Việt NXB GD, 1995.

6. Nguyễn Lộc. Văn học Việt Nam cuối thế kỷ 18đến hết thế kỷ 19 (Nguyễn Du ) NXB GD, 1999 .

7. Đổ Thị Kim Liên. Ngữ pháp tiếng Việt ( từ loại ). NXB GD, 1999 . 8. Đổ Thị Kim Liên . Bài tập ngữ pháp tiếng Việt. NXBGD, 2002.

9. Phan Ngọc. Phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều . NXB Thanh Niên, 2003.

10. Nguyễn Quảng Tuân .Chữ nghĩa Truyện Kiều. NXB KHXH. Hà Nội, 1985.

11. Trần Đình Sử .Thi pháp Truyện Kiều. NXB GD, 2002 . 12.Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, 1996.

13.Từ điển Hán Việt . NXB GD, 1994.

Môc lôc:

Néi dung Trang

Lêi nãi ®Çu 1

Phần một: Mở đầu 2

1. Lí do chọn đề tài 2

2. Đối tợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Lịch sử vấn đề liên quan 3

4. Phơng pháp nghiên cứu đề tài 5

5. Dự kiến đóng góp của đề tài 5

PhÇn hai: Néi dung: 7

Chơng một: Một số vấn đề chung 7

1. Vấn đề nghiên cứu tính từ trong Tiếng Việt 7

2. Vấn đề khảo sát từ loại tính từ trong tác phẩm văn học cụ thể 10

3. Vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều từ trớc đến nay 11

Chơng hai: Đặc điểm ngữ pháp của từ loại tính từ trong Truyện kiều 14

2.1 Tính từ trong Truyện Kiều về mặt cấu trúc 15

2.1.1: TÝnh tõ ®a tiÕt 15

2.1.2: Tính từ đơn tiết 20

2.2: Tính từ trong Truyện Kiều xét theo nguồn gốc 21

2.2.1:Tính từ có nguồn gốc Hán Việt 21

2.2.2: Tính từ thuần Việt 22

2.3: Các tiểu loại tính từ trong Truyện Kiều 23

2.3.1: Tính từ chỉ tính chất – phẩm chất 24

2.3.2: Các tính từ chỉ trạng thái 24

2.3.3: Các tính từ chỉ kích thớc, số lợng, hình dạng 24 2.3.4: Các tính từ chỉ màu sắc 25 2.4: Vai trò ngữ pháp của tính từ trong câu thơ Truyện Kiều 25

2.4.1: Tính từ đứng trớc và sau danh từ làm định ngữ cho danh từ 25

2.4.2: Tính từ có khả năng kết hợp với động từ để làm bổ ngữ trạng thái cho động từ 26

2.4.3: Tính từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ 26

2.4.4: Những kết hợp khác của tính từ trong câu thơ Truyện Kiều 26

Chơng ba: Giá trị ngữ nghĩa của các tính từ trong Truyện Kiều. 28

3.1: Các tính từ chỉ phẩm chất- tính chất 28

3.1.1: Các tính từ chỉ phẩm chất của nhân vật 28

3.1.2: Các tính từ chỉ tính chất đặc điểm của sự vật, sự việc 32

3.2 : Tính từ chỉ sắc thái 34

3.3: Các tính từ chỉ màu sắc 36

3.3.1: Tính từ chỉ màu vàng 37

3.3.2: Tính từ chỉ màu hồng 37

3.3.3: Các tính từ thể hiện gam màu đỏ 39

3.3.4: Các tính từ chỉ gam màu xanh 39

3.3.5: Gam màu trắng 42

3.3.6: Các tính từ chỉ màu đen 43

Một phần của tài liệu Khảo sát từ loại tính từ trong truyện kiều (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w