Điểm chưa hợp lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Trang 21 - 25)

2. Những điểm mới về Luật Xử lý vi phạm hành chính trong việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

2.2 Đánh giá về quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

2.2.2 Điểm chưa hợp lý

- Thứ nhất, Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định bằng cách liệt kê các chức danh có thẩm quyền xử phạt, và với mỗi chức danh cụ thể, luật quy định rõ hình thức, mức xử phạt và những biện pháp cưỡng chế khác mà chủ thể đó được áp dụng trong khi xử phạt vi phạm hành chính. Cách quy định này vẫn còn chưa linh hoạt để có thể theo kịp với những thay đổi về tổ chức trong các cơ quan quản lý cũng như thực tiễn của công tác đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính.

+Thực tiễn quản lý cho thấy có những đơn vị thuộc cơ quan Nhà nước thành lập hoặc chức danh trong cơ quan quản lý Nhà nước được quyết định sau thời điểm ban hành (hoặc sửa đổi) Luật xử lý vi phạm hành chính nên không được luật quy định thẩm quyền xử phạt. Các chủ thể này đương nhiên không có thẩm quyền xử phạt, mặc dù do hoạt động đặc thù họ có thể là người trực tiếp phát hiện các vi phạm hành chính.

+Cũng có những lĩnh vực quản lý vào thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính được ban hành thì các vi phạm hành chính mới xuất hiện lẻ tẻ nên việc giới

hạn thẩm quyền cho một hoặc một số cơ quan quản lý là hợp lý, nhưng sau đó các vi phạm này gia tăng với tốc độ rất nhanh, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi thẩm quyền thì mới có thể xử lý kịp thời, song việc sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính lại là một quá trình phức tạp và kéo dài.

+Việc xử phạt các vi phạm hành chính có liên quan một cách nhanh chóng, kịp thời sẽ không chỉ có tác dụng trấn áp, giáo dục, phòng ngừa mạnh mẽ, mà còn tạo ra sự ổn định về trật tự xã hội.

-Thứ hai, vẫn còn những hạn chế về thẩm quyền xử phạt của người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ. Hạn chế này được thể hiện ở vấn đề như sau:

+Những hạn chế này thể hiện ở thẩm quyền áp dụng mức phạt tiền của người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ còn quá thấp. Theo Pháp lệnh năm 2008, những người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ như chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế vụ chỉ được phạt tiền đến 200.000 đồng, đội trưởng của những người này cũng chỉ có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000 đồng, cũng mức 500.000 đồng đối với chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành. Luật xử lý vi phạm hành chính đã nâng những mức tiền này lên cao hơn, thành 500.000 đồng và 1.500.000 đồng, song vẫn chưa thật sự phù hợp.

Ví dụ: Theo Khoản 3 Điều 20 Nghị định của Chính phủ số 73/2010/NĐ- CP ngày 12/07/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, thì hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000, mức phạt này không thuộc thẩm quyền của chiến sĩ bộ đội biên phòng, và chỉ vừa thuộc thẩm quyền đội trưởng. Do vậy, trong khi tuần tra, nếu có phát hiện vi phạm thì họ chỉ lập biên bản vụ việc rồi chuyển đến đồn trưởng đồn biên phòng để ra quyết định xử phạt. Cùng với những trở ngại do địa hình đi lại khó khăn, các quy định này của pháp luật là nguyên nhân cản trở hoạt động xử phạt của lực lượng bộ đội biên phòng.

-Thứ ba, còn tồn tại những bất hợp lý trong các quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành.

+Một là, trong khi các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý rất khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm và vì thế mức phạt mà pháp luật quy định với các hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực cũng không như nhau. Nhưng thẩm quyền xử phạt của các chức danh thanh tra viên chuyên ngành trong tất cả các ngành, lĩnh vực lại giống nhau. Có những lĩnh vực quản lý, do tính chất đặc thù mà các hành vi vi phạm có mức xử phạt rất cao, trong khi đó thẩm quyền của thanh tra viên chuyên ngành lại bị hạn chế (chỉ được phạt tiền đến 500.000 đồng trong tất cả các lĩnh vực). Điều này cũng không phù hợp với quy định của Luật thanh tra là hoạt động thanh tra chuyên ngành có thể được tiến hành bởi một thanh tra viên, và trên thực tế các thanh tra viên chuyên ngành cũng thường tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập.

+Hai là, việc phân cấp thẩm quyền xử phạt giữa các chức danh trong cùng một hệ thống thanh tra chuyên ngành chưa hợp lý. Chẳng hạn, thẩm quyển xử phạt quy định cho thanh tra viên với mức tối đa 500.000 đồng, trong khi Chánh thanh tra sở có thẩm quyền phạt tới 50.000.000 đồng hoặc Chánh thanh tra bộ (cấp trên trực tiếp của thanh tra viên) lại có thẩm quyền phạt tới mức tối đã trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành, có khi tới 1.000.000.000 đồng với cá nhân hoặc 2.000.000.000 đồng với tổ chức. Như thế là rất chânh lệch, không phù hợp với cấp bậc quản lý và thực tiễn áp dụng.

+Ba là, do tính chất quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay nên việc tổ chức thanh tra chuyên ngành trong Luật thanh tra chưa thật hợp lý, dẫn đến tình trạng “vượt rào” trong quy định về thanh tra chuyên ngành. Khoản 6, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: "Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành". Hiểu theo quy định này thì cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục không được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Nhưng tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 07/2012/NĐ-

CP (quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành) lại quy định cục thuộc tổng cục và tương đương, chi cục thuộc cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, như vậy quy định này không phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010;. Tình trạng “vượt rào” trong pháp luật thanh tra dẫn đến sự “vượt rào” trong quy định về thẩm quyền xử phạt. Theo đúng tinh thần luật thanh tra thì các tổ chức này không được hiểu là cơ quan thanh tra chuyên ngành, và đương nhiên các chức danh trong tổ chức thanh tra này không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng trong các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, những tổ chức này lại vẫn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ như theo Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 thì thanh tra viên chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Điều này dẫn đến sự lộn xộn, khong thống nhất giữa pháp luật về xử phạt hành chính và pháp luật về thanh tra.

- Thứ tư, quy định về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vẫn còn bất hợp lý.

+Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở hầu như không có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều này dẫn đến nhiều trường hợp xử lý không triệt để hoặc không xử lý được vi phạm.

Ví dụ: Theo quy định của Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phầm. hàng hoá, thì hành vi gian lận cân đông hàng hoá có giá trị nhỏ trong thương mại bán lẻ, gây thiệt hại cho khách hàng thì ngoài việc bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị tịch thu phương tiện đo sai. Tuy nhiên, không có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm (ngay cả khi chỉ là một cái cân ở trường hợp này) nên các

chiến sẽ công an nếu phát hiện thấy hành vi vi phạm thì cũng không có thẩm quyền xử phạt mà phải chuyển vụ việc lên cấp trên.

+Cũng theo quy định hiện hành thì thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định rất hạn chế. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ được áp dụng bốn biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm a,b,c và đ khoản 1 điều 28 Luật này, Trưởng Công an cấp xã chỉ được áp dụng ba biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 1 điều 28 Luật này. Bên cạnh đó, xuất phát từ quan điểm cho rằng “mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục kịp thời”, Luật đã trao cho Chính phủ thẩm quyền quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác mà trong Luật chưa quy định. Việc trao cho Chính phủ thẩm quyền này là rất đúng đắn, tuy nhiên vẫn tồn tại bất cập ở chỗ Luật chỉ trao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định mới trong các Nghị định của Chính phủ. Điều này đã dẫn đến việc “vô hiệu hoá” thẩm quyền xử phạt của hầu hết các chức danh khi hành vi vi phạm trong Nghị định của Chính phủ được quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khác với pháp lệnh, và đương nhiên, tình trạng “vượt rào” quy định các chức danh khác ngoài Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả loại này diễn ra trong một số Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính của Chính phủ cũng là điều dễ hiểu, do những đòi hỏi bức xúc từ thực tiễn quản lý.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w