Những vấn đề khác liên quan tới việc hoàn thiện quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Trang 38 - 41)

3. Kiến nghị về hoàn thiện quy định trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tham khảo pháp luật quốc tế liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3.1 Kiến nghị về hoàn thiện quy định trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3.1.3 Những vấn đề khác liên quan tới việc hoàn thiện quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

- Liên quan đến nội dung trên về tiêu chuẩn, trình độ của người áp dụng pháp luật, chúng ta có thể thấy rằng, các chức danh thực hiện chức năng tố tụng như:

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, pháp luật đều quy định trình độ pháp lý của họ tương đương với cử nhân luật; tuy vậy, các chức danh có quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh mà các biện pháp ấy in đậm dấu ấn của “biện pháp tư pháp”, hạn chế quyền tự do của con người, thì pháp luật chưa quy định yêu cầu về trình độ, kiến thức pháp lý của các cá nhân được trao quyền. Thực tế cho thấy, họ xuất thân từ nhiều ngành chuyên môn trong các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, được bầu cử vào cơ quan hành chính nhà nước (đối với Chủ tịch UBND các cấp) hoặc được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, công chức thừa hành trong các cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính, kiến thức về pháp luật nói chung, kiến thức pháp luật hành chính nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc đánh giá hành vi vi phạm của các đối tượng để áp dụng quy định pháp luật phù hợp. Do vậy, chúng tôi đề nghị, cần có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho các đối tượng nói trên, đồng thời quy định ngay trong Luật xử lý vi phạm hành chính tiêu chuẩn về trình độ pháp lý của người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính để hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng pháp luật chưa chính xác, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

- Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính (nghị định, thông tư) cũng cần bám sát thực tiễn nảy sinh các quan hệ pháp lý hiện thực trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, có nghĩa rằng, cần phải có những nghiên cứu đánh giá thực tiễn. Những nghị định, thông tư hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính cần phải được nghiên cứu, được xây

dựng từ những căn cứ đánh giá đúng yêu cầu thực sự của thực tiễn trên các phương diện: sự cần thiết, mức độ điều chỉnh... để quyết định.

- Phải có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi xây dựng các nghị định, thông tư mới. Cần phải xác định hình thức văn bản phù hợp, tầm quan trọng, tính chất phức tạp của các quan hệ pháp lý đến đâu thì xác định hình thức văn bản pháp lý đến đó, tránh sử dụng các hình thức văn bản quá thẩm quyền trong lĩnh vực, ngành quản lý. Triệt để tuân thủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

- Cơ quan chức năng cần thường xuyên rà soát các nghị định, thông tư hướng dẫn xử lý vi phạm, kịp thời phát hiện để loại bỏ những quy định đã không còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; sửa chữa, bổ sung các quy định cho rõ;

hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản trong lĩnh vực ngành quản lý và với ngành khác, tránh tình trạng một hành vi vi phạm nhưng nhiều quy phạm khác nhau điều chỉnh, đồng thời khắc phục kịp thời những sơ hở.

- Chú trọng vai trò chuyên gia, các nhà khoa học trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính để nâng cao chất lượng văn bản.

Nâng cao năng lực của các chuyên gia và chuyên viên soạn thảo pháp lệnh, nghị định, thông tư. - Đẩy mạnh công tác phối hợp các bộ, ban, ngành sẽ bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán của nghị định, thông tư hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính được soạn thảo. Mở rộng sự tham gia đông đảo của xã hội, nhất là của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các cán bộ thực tiễn bảo vệ pháp luật; có cơ chế bắt buộc để các nhà hoạch định chính sách phải tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, xã hội, nhất là của những đối tượng bị điều chỉnh, để văn bản xử lý vi phạm hành chính sát với thực tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các văn bản quy phạm xử lý vi phạm hành chính được ban hành.

- Thực hiện việc thẩm định các dự thảo nghị định, thông tư hướng dẫn về việc xử lý vi phạm hành chính một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Có cơ chế nâng cao

trách nhiệm của các cơ quan được hỏi ý kiến để những ý kiến đóng góp thực sự vào việc xây dựng các văn bản trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Các cơ quan thẩm định cần hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính từ nội dung đến ngôn ngữ pháp lý trước khi trình Chính phủ và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định này. Về mặt nguyên tắc, các văn bản xử lý vi phạm hành chính dù cấp thiết đến đâu cũng phải được xây dựng đạt chất lượng tốt nhất mới trình Chính phủ thông qua, nếu chuẩn bị chưa tốt, chất lượng kém thì dù cấp thiết đến đâu cũng nên để lại tiếp tục hoàn chỉnh.

- Cần phải có kế hoạch xây dựng một cách thống nhất, tập trung các qui định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cùng một văn bản Luật hoặc bộ luật, có sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên ngành trong quá trình dự thảo luật để tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các qui định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong các văn bản luật với nhau. Đồng thời cần có những qui định về cho Chính phủ qui định cho các chức danh khác có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp đặc biệt như: tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh…

- Cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với việc giải thích thuật ngữ để đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và thực hiện. Ví dụ như cần giải thích các thuật ngữ liên quan như: thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (có bao gồm thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không?), phân định thẩm quyền xử phạt, tranh chấp về thẩm quyền xử phạt, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xử phạt…

Hiện nay trong Luật xử lý vi phạm hành chính, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vẫn giữ nguyên như trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, chỉ có sự thay đổi về mức xử phạt bằng tiền, áp dụng biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả đối với một số chức danh, còn những nội dung nêu trên chưa được đề cập.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w