Kế hoạch đối phó với rủi ro[2]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến các dự án đầu tư bất động sản trên địa bàn quận bình tân (Trang 35 - 39)

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1. Khái niệm, phân tích và phương pháp đối phó với rủi ro

2.1.1.6 Kế hoạch đối phó với rủi ro[2]

Kế hoạch đối phó với rủi ro là quá trình lựa chọn và quyết định các hoạt động nhằm đẩy mạnh cơ hội và giảm bớt hiểm họa của rủi ro đối với mục tiêu của dự án. Bao gồm việc xác định và phân bổ các cá nhân hoặc tổ chức nhằm có trách nhiệm đối với mỗi rủi ro. Quá trình này nhằm đảm bảo chắc chắn các rủi ro đƣợc xác định là phù hợp. Tính hiệu quả của kế hoạch đối phó với rủi ro đƣợc xác định là phù hợp. Tính hiệu quả của kế hoạch đối phó với rủi ro thể hiện thông qua việc rủi ro tăng hoặc giảm đối với dự án. Kế hoạch phản ứng với rủi ro phải phù hợp với mức độ nghiêm trọng của rủi ro, hiệu quả chi phí và phù hợp với xu hướng, thời gian để thực hiện dự án thành công, điều kiện hoàn cảnh thực tế của dự án, tùy thuộc các bên liên quan đến dự án, và chủ sở hữu của dự án. Cũng cần lựa chọn một kế hoạch tốt nhất đối phó với rủi ro trên cơ sở các quan điểm khác nhau.

Căn cứ lập kế hoạch đối phó với rủi ro

Kế hoạch quản lý rủi ro, danh mục các rủi ro theo mức độ ưu tiên (bước phân tích định tính rủi ro), danh mục các rủi ro đƣợc lƣợng hóa, xác suất dự án thực hiện đúng thời gian và kinh phí (bước phân tích định lượng rủi ro).

Danh mục các rủi ro tiềm tàng

Ngƣỡng rủi ro: mức rủi ro mà một dự án có thể chấp nhận đƣợc

Đối tƣợng chịu rủi ro: các đối tác liên quan đến dự án đều có thể phải chịu rủi ro, trong quá trình lập kế hoạch đối phó với rủi ro phải thu thập ý kiến của tất cả các đối tƣợng này

Các nguyên nhân thường gặp của rủi ro: nhiều rủi ro thường do một số các nguyên nhân nhất định. Các hoạt động đối phó với rủi ro cần hướng vào các nguyên nhân nhất định. Các hoạt động đối phó với rủi ro cần hướng vào các nguyên nhân này

Xu hướng trong kết quả phân tích định tính và định lượng rủi ro: qua các kết quả của các bước phân tích định tính và định lượng rủi ro có thể thấy rủi ro nào là khẩn cấp cần phải tập trung đối phó ngay và rủi ro nào là tiềm tàng.

Công cụ và kỹ thuật lập kế hoạch đối phó rủi ro:

Có nhiều kế hoạch đối phó với rủi ro. Cần phải lựa chọn một kế hoạch đối phó phù hợp và có hiệu quả nhất đối với mỗi loại rủi ro cụ thể. Do vậy, cần phát triển các hoạt động cụ thể để thực hiện các kế hoạch đó. Cần lựa chọn các kế hoạch cơ bản và kế hạch hỗ trợ.

Né tránh rủi ro:

Né tránh rủi ro là việc thay đổi kế hoạch thực hiện dự án nhằm loại trừ rủi ro hoặc tạo điều kiện bảo vệ mục tiêu của dự án ít bị tác động. Mặc dù không bao giờ có thể loại trừ được tất cả mọi rủi ro, nhưng người ta cố gắng né tránh một số rủi ro nhất định.

Một số loại rủi ro xuất hiện sớm khi bắt đầu dự án có thể đƣợc đối phó bằng

cách xác định các yêu cầu, thu thập thông tin, cải thiện quá trình trao đổi tin tức hoặc chuyên môn hóa. Giảm phạm vi để tránh các hoạt động có rủi ro cao, thêm nguồn lực hoặc thời gian, chấp nhận phương pháp cũ thay cho một phương pháp đổi mới, hoặc tránh các hợp đồng phụ không quen thuộc có thể là các ví dụ của việc tránh né.

Chuyển giao rủi ro:

Chuyển giao rủi ro là tìm kiếm cơ hội để chuyển hậu quả của rủi ro cho phía thứ ba gánh chịu. Chuyển giao rủi ro đơn giản là chuyển rủi ro cho một đối tƣợng khác chứ không phải là tìm cách giảm thiểu hoặc loại trừ nó.

Chuyển giao trách nhiệm pháp lý về rủi ro là biện pháp có hiệu quả nhất đối với các rủi ro tài chính. Chuyển giao rủi ro liên quan đến khoản chi trả để bù đắp cho rủi ro mà phía thứ ba gánh chịu. Bao gồm bảo hiểm, bảo lãnh. Hợp đồng có thể sử dụng để chuyển giao một số rủi ro nhất định cho phía thứ ba. Sử dụng các hợp đồng với giá cố định cũng có thể chuyển giao rủi ro cho người mua nếu thiết kế dự án là không bị thay đổi. Mặc dù, hợp đồng chi phí bồi hoàn chuyển giao nhiều rủi ro hơn cho khách hàng hoặc nhà tài trợ, nhƣng chúng góp phần giảm chi phí nếu có sự thay đổi trong thời gian thực hiện dự án. Chuyển nợ cũng là một biện pháp chuyển dịch rủi ro hữu hiệu.

Giảm nhẹ rủi ro:

Giảm nhẹ rủi ro là tìm cách làm giảm bớt xác suất hoặc mức độ tác động của các rủi ro bất lợi một ngƣỡng đƣợc chấp nhận nào đó. Các hành động để giảm xác suất xuất hiện rủi ro hoặc tác động của nó đến dự án thì có hiệu quả hơn việc cố gắng sửa chữa các hậu quả khi nó đã xuất hiện. Chi phí giảm thiểu rủi ro cần phù hợp với mức giảm của xác suất và hậu quả tác động.

Có thể giảm rủi ro thông qua việc tiến hành một số các hoạt động nhƣ chấp thuận quá trình ít phức tạp hơn, thực hiện các khảo sát địa chất hoặc khảo sát kỹ thuật, lựa chọn các khách hàng ổn định hơn, dự phòng thời gian và nguồn lực, phân tán rủi ro, cứu vớt những tài sản còn sử dụng đƣợc…

Chấp nhận rủi ro:

Chấp nhận rủi ro nghĩa là tổ dự án phải quyết định không thay đổi kế hoạch dự án để đối phó với một rủi ro nào đó hoặc không có khả năng xây dựng bất cứ chiến lƣợc đối phó nào.

Chấp nhận tích cực bao gồm việc phát triển một kế hoạch để đối phó với các bất ngờ. Chấp nhận tích cực nghĩa là tổ dự án sẽ không tác động gì đến rủi ro khi nó xuất hiện.

Kế hoạch đối phó với những bất ngờ có thể áp dụng để xác định các rủi ro phát sinh trong suốt đời dự án. Xây dựng một số kế hoạch đối phó với các bất ngờ có tác dụng giảm chi phí hành động khi rủi ro xuất hiện. Kế hoạch này có thể bao gồm việc xác định mức độ tác động mà các yếu tố bất ngờ xảy ra, phát triển các giải pháp hoặc thay đổi phạm vi dự án.

Đầu ra của kế hoạch đối phó rủi ro

Kế hoạch đối phó rủi ro: có thể gọi là kế hoạch đăng ký rủi ro, cần đƣợc xác định ở các mức độ chi tiết các hành động, bao gồm một số hoặc tất cả các hoạt động sau:

Xác định rủi ro, mô tả rủi ro, lĩnh vực hoạt động các dự án Người chịu rủi ro và phân chia các trách nhiệm

Các kết quả từ các phân tích định tính và định lƣợng rủi ro

Các phản ứng đƣợc chấp thuận bao gồm né tránh, chuyển giao, giảm nhẹ hoặc chấp nhận một số rủi ro hoặc ở những mức nhất định trong kế hoạch đối phó với rủi ro

Các hoạt động cụ thể để thực hiện chiến lƣợc đối phó đã lựa chọn Kinh phí và thời gian phản ứng với rủi ro

Kế hoạch đối phó với những bất ngờ

Các rủi ro còn lại: là những rủi ro còn lại sau khi các hành động né tránh,

chuyển giao, giảm nhẹ đƣợc thực hiện. Chúng bao gồm các rủi ro không quan trọng có thể đƣợc chấp nhận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến các dự án đầu tư bất động sản trên địa bàn quận bình tân (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)