Chương II THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT HPT TỪ THAN
2.5. Mặt bằng, giải pháp xây dựng và tổ chức thi công
Tổng mặt bằng của xưởng sản xuất thử nghiệm HPT tại Ô Cách thể hiện trên bản vẽ HPT-DA-03-00-00. Trong khuôn viên này được bố trí khu sản xuất HPT có kích thước 13500 x 6000 (mm). Bên cạnh nhà xưởng bố trí kho chứa
Viện KHCN mỏ - Vinacomin - 81 -
nguyên liệu than, xưởng lắp đặt thiết bị sản xuất HPT, phía trước mặt là sân tương đối bằng phẳng.
2.5.2. Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng 1) Giải pháp kiến trúc:
- Phần cải tạo:
Cải tạo lại nền mặt bằng hiện trạng tại vị trí xây dựng xưởng cho phù hợp với quy hoạch chung: bao gồm các phần việc như tháo dỡ các hạng mục phụ trợ cũ; tôn nền bằng cát cao 0,5m; Việc cải tạo mặt bằng hiện trạng không làm ảnh hưởng tới diện tích xây dựng, các công trình khác của khu vực xung quanh.
- Phần xây mới:
Xây dựng nhà xưởng sản xuất nhiên liệu HPT với diện tích 13,5x6 m.
Kiểu nhà xây dựng bằng móng bê tông, cột và giằng là khung thép, kết cấu bao che từ mặt sàn lên 2,5m bằng gạch, từ 2,5 m trở lên bịt kín bằng tôn, có các ô lưới thoáng phía trên. Nhà xưởng sản xuất HPT gồm hai phần:
Phần sản xuất chất phụ gia: diện tích 9x6m=54m2, cao 4,5m.
Phần sản xuất HPT: diện tích 4,5x6m=27m2, cao 8m.
Xây dựng móng để đặt máy nghiền rung, móng đặt các máy bơm, móng các loại thùng cấp phụ gia, thùng chứa dung dịch... đạt theo tiêu chuẩn xây dựng và phải phù hợp với thiết bị công nghệ trong dây chuyền.
2) Giải pháp xây dựng và phương án kết cấu.
- Các căn cứ và cơ sở tính toán
Tính toán thiết kế hệ thống các cụm móng thiết bị, nhà che xưởng sản xuất được dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ đặc điểm hiện trạng mặt bằng khu thực nghiệm Ô Cách - Căn cứ vào mặt bằng bố trí thiết bị.
- Căn cứ vào công suất yêu cầu.
- Căn cứ vào sơ đồ công nghệ, sơ đồ định tính và định lượng của dây chuyền.
- Căn cứ vào đặc điểm của từng hạng mục công trình.
- Căn cứ vào cấu tạo địa chất công trình.
Viện KHCN mỏ - Vinacomin - 82 - - Sử dụng chương trình SAP2000 để thiết kế.
- Sử dụng phần mềm Dự toán xây dựng 2000 để tính toán đầu tư và phân tích hiệu quả kinh tế.
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn chuyên ngành xây dựng:
+ TCVN 4613-1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu thép.
+ TCVN 4612-1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông cốt thép, ký hiệu quy ước bản vẽ kỹ thuật.
+ TCVN 5574-1991 Kết cấu bê tông cốt thép tiêu chuẩn thiết kế + TCVN 5574-1991 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCXD 40-1987 Kết cấu xây dựng và nền.
+ TCVN 5945-1995 Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải.
+ TCVN 5937-1995 Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí.
+ TCVN 4514-1988 Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng tiêu chuẩn.
+ TCVN 1770-1986 Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 1771-1987 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 3743-1983 và TCXD 95-1983 Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà máy xí nghiệp.
+ TCVN 3993-1985 Kết cấu bê tông cốt thép chống ăn mòn trong xây dựng.
Các giải pháp xây dựng:
- Phần cải tạo mặt bằng hiện trạng: mặt bằng hiện trạng trước là nền ruộng trũng, được san lấp qua các giai đoạn và trở thành nền đất cứng. Do vậy, công tác cải tạo mặt bằng chỉ chủ yếu là tháo dỡ các công trình tạm trên mặt bằng xây dựng, dọn dẹp và đổ một lớp cát dày 0,5 m để tạo mặt bằng có cốt cao phù hợp với quy hoạch chung của cả khu thực nghiệm.
- Phần làm mới:
+ Nhà xưởng:
Viện KHCN mỏ - Vinacomin - 83 -
Móng: móng BTCT M200#, tải trọng 90kg/cm2, lớp bảo vệ móng dày 2,5 cm, bê tông gạch vỡ lót móng M50#. Móng được thiết kế dựa trên tài liệu khảo sát công trình của trung tâm nghiên cứu địa kỹ thuật, trường đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Móng cột của nhà xưởng sản xuất HPT dùng giải phải móng đơn bê tông cốt thép đặt trực tiếp lên lớp sét pha dẻo mềm được gia cố bằng cọc tre L=2,5m, 25 cọc/m2. Liên kết các móng bằng dầm 350x220 cốt thép Φ6.
Cột: cột thép tổ hợp được lắp ráp tại nhà xưởng và đưa tới công trình. Cột thép của nhà xưởng sản xuất HPT có kích thước 200x300 bao gồm 4 cột 4,5m và 4 cột 8m được lắp vào móng bằng buloong chôn sẵn. Giằng: vật liệu chế tạo giằng là thép hình và thép tấm cán nóng CT3, que hàn 42 hoặc loại tương đương. Yêu cầu các đường hàn phải đều đặn, không rạn nứt, rỗ. Chiều cao đường hàn mép của thép góc là 4mm. Chiều cao các đường hàn khác là 6mm, hàn suốt chiều dài liên kết. Các liên kết tạm thời đều bằng bulông M12.40. Thép được sơn 1 lớp sơn chống rỉ và 2 lớp sơn mầu phủ ngoài. Mái, xà gồ, kèo: mái lợp tôn sóng màu xanh với nhà sản xuất HPT và tôn sóng màu ghi với nhà che bộ phận đốt dày 0,47 mm. Tôn ốp nóc dày 0,47mm, xà gồ thép c100, A=1200, kèo thép hình.
Bao che: nhà sản xuất HPT được xây tường xung quanh cao 2,5m bằng gạch chỉ mác 50#, quét ve màu vàng đậm.Tôn ốp tường, ốp góc màu xanh, dày 0,47mm; Lưới thép B40 bao xung quanh phía dưới mái.
Cửa: nhà sản xuất HPT có cửa ra vào và cửa sổ đều là khung thép bịt tôn dày 0,47mm màu ghi, song thép bảo vệ cửa sổ 12x12, a=150. Phía trên bịt tôn có bố trí các tấm nhựa thông minh 100-1500x800 để lấy ánh sáng cho xưởng.
+ Móng máy nghiền rung: Móng BTCT M200# đá 2x4, lót móng bê tông gạch vỡ M50#.
+ Móng máy bơm: giá khung thép bắt buloong vào nền nhà xưởng.
+ Móng các loại thùng cấp phụ gia, thùng chứa dung dịch, móng tháp đỡ bunke: Móng BTCT M200# đá 2x4, lót móng bê tông gạch vỡ M50# .
3) Tổ chức xây dựng:
Các công trình xây dựng phục vụ dự án bao gồm:
- Cải tạo mặt bằng hiện trạng.
- Xây dựng nhà xưởng, hệ thống móng các hạng mục thiết bị.
Viện KHCN mỏ - Vinacomin - 84 -
Với quy mô và tính chất công trình như trên Viện KHCN Mỏ đã lập thiết kế thi công, và thuê nhà thầu thực hiện xây dựng toàn bộ các hạng mục hệ thống nhà xưởng sản xuất nhiên liệu HPT