Một số đề xuất

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Chuyên Nghành Tài Chính Ngân Hàng (Trang 44 - 49)

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT – CHI

3.3. Một số đề xuất

- Tăng cường mở các lớp đào tạo chuyên về thẩm định.

- Tăng cường mối quan hệ, phối hợp với các trường Trung học trên địa bàn huyện để thực hiện dịch vụ thu học phí học sinh qua Ngân hàng và đưa vào tài khoản của trường mở tại NH.

- Trang bị thêm máy ATM phục vụ kịp thời và tốt nhất cho KH.

- Cán bộ tín dụng trong quá trình xuống địa bàn thẩm định, kết hợp công tác tuyên truyền, phát tờ rơi cho người dân về các chính sách khuyến mãi, lãi suất huy động, lãi suất cho vay nhằm quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT và thu hút KH.

- Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc thẩm định KH một cách khách quan, trung thực và hiệu quả, giám sát việc sử dụng vốn của KH, theo dõi báo cho KH biết khi gần đến hạn trả nợ.

- Tạo điều kiện ổn định cho các nhân viên trong NH nhằm ổn định cuỗ sống để họ phát huy tinh thần làm việc năng động.

3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing - Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng

Giữa khách hàng và ngân hàng luôn có mối quan hệ tương hỗ, ngân hàng hoạt động và tồn tại trên cơ sở các hoạt động của khách hàng. Một

khách hàng nếu làm ăn có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì tất nhiên sẽ trả nợ được NH, đồng thời có khả năng mở rộng quy mô, vay thêm vốn, tạo cơ sở cho NH hoạt động. Ngược lại một ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng hoạt động yếu kém nếu có tỷ lệ nợ quá hạn lớn là hệ quả từ việc kinh doanh thua lỗ của khách hàng. Bởi vậy, việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng là công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng

tồn tại và phát triển.

Ngoài ra, NHNo&PTNT - Chi nhánh Huyện Lệ Thủy nên cung cấp các dịch vụ khác như môi giới cho hoạt động khác, dùng nghệ thuật liên kết khách hàng với nhau tạo cơ hội kinh doanh mới cho cả hai bên.

- Củng cố mối quan hệ với khách hàng

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Trong kinh doanh ngân hàng, các NH phải cạnh tranh với nhau nhằm thu hút KH về phía mình, ngoài ra các ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh từ các tổ chức tài chính khác. Thực tế cho thấy, lôi kéo khách hàng đã khó, giữ được khách hàng lại càng khó hơn. Chính vì vậy, trong chính sách khách hàng của mình các ngân hàng cần phải củng cố mối quan hệ tốt với khách hàng.

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi KH vay vốn điều trước tiên họ quan tâm là chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được KH vừa tạo ra được lợi nhuận cho KH. Chính vì thế nên chú ý đến lãi suất của NH có sát với lãi suất của thị trường hay chưa để có những điều chỉnh phù hợp nhằm thu hút KH đến với NH.

Ngoài ra tạo vốn là giải pháp hàng đầu để NH phát triển và đảm bảo kinh doanh. Cần có chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn, để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH cũng như hoạt động kinh doanh khác của NH.

Vốn huy động thường từ nguồn: doanh nghiệp, cá nhân, ngân hàng khác... Trong đó, nguồn vốn trong cá nhân và doanh nghiệp là quan trọng nhất. Cần có những biện pháp để thu hút vốn từ DN nhằm cân bằng vốn huy động giữa cá nhân và tổ chức doanh nghiệp.

Hầu hết tâm lý của người dân thích để tiền ở nhà hơn là gửi tiền vào NH mặc dù họ biết gửi tiền vào NH họ sẽ có tiền lãi. Vì vậy, NH cần tạo ra sự hấp dẫn cho KH gửi tiền bằng cách:

- Đa dạnh hóa các hình thức huy động.

- Nâng cao lãi suất khi có điều kiện.

- Tăng cường tiếp cận, chiêu thị trực tiếp đối tượng có thu nhập cao.

- Đội ngũ nhân viên giao dịch năng động, sáng tạo, thân thiện, tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho KH.

- Tuyên truyền mở tài khoản cá nhân và các dịch vụ tiện ích để KH thanh toán qua NH.

- Tiếp tực đổi mới cơ cấu đầu tư, đa dạng hóa KH, không tập trung vốn vào một KH, chú trọng đầu tư ngành, DN hoạt dodonhj có hiệu quả, thu hẹp dần các KH có dư nợ thấp, hạn chế cho vay những KH đã từng để nợ quá hạn.

- Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, định kỳ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của KH lớn, xếp loại DN để có định hướng đầu tư phù hợp, thực hiện tốt quy trình kiểm tra kiểm soát món vay...

- Tìm kiếm KH: Các nhân viên chuyên trách NH nghiên cứu nền kinh tế của huyện, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất, cá nhân sản xuất,... để nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển DN mình. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển...

- Trang bị thêm máy ATM, đặt tại nhiều điểm thuận tiện đông dân cuw trên địa bàn Huyện hay ở các trung tâm KH để phục vụ cho việc sử dụng thẻ của KH để từ đó thu hút KH sử dụng nhiều hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ của NH.

3.3.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Hiện nay xét trên thực tế thì NHNo&PTNT - Chi nhánh Huyện Lệ Thủy đã có một đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động, được đào tạo tương đối tốt nhưng cũng cần có những giải pháp sau để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ này hơn nữa, đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động tín dụng và bảo toàn được vốn cho ngân hàng:

- Tích cực đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ tín dụng. NH phải thường xuyên hướng dẫn thực hiện các văn bản do pháp luật quy định,

các quy định của Chính phủ, của NHNN liên quan đến vấn đề bảo đảm tiền vay.

- NHNo&PTNT - Chi nhánh Huyện Lệ Thủy cần lựa chọn và bố trí các cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp tốt vào các vị trí thích hợp nhằm khai thác được tối đa các tiềm năng, năng lực và thế mạnh của từng người. Để tạo động lực cho cán bộ ngân hàng thì ngân hàng cần có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng công bằng, hợp lý dựa trên năng lực và thành tích làm việc để khuyến khích sự nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ.

- Về quá trình tuyển dụng và tuyển mộ, NHNo&PTNT - Chi nhánh Huyện Lệ Thủy cần có các chính sách ban hành một cách cụ thể về thu hút nhân tài, những người có trình độ chuyên môn giỏi. Đây là một vấn đề rất quan trọng hiện nay khi mà các ngân hàng đang có sự cạnh tranh mãnh liệt.

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ theo hướng đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ.

- Bên cạnh đó, NH cũng cần phải nâng cao chất lượng của bộ phận chuyên định giá tài sản đảm bảo. Định giá tài sản đảm bảo là rất quan trọng bởi vì việc định giá tài sản đảm bảo này chính là cơ sở để xác định mức cho vay tối đa đối với một khoản vay và khả năng thu hồi nợ trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo. Do đó, để nâng cao chất lượng đối với bộ phận chuyên định giá tài sản đảm bảo thì NHNo&PTNT - Chi nhánh Huyện Lệ Thủy cần phải sử dụng những biện pháp như:

+ Để độ thẩm định đạt kết quả chính xác cao hơn thì cần phải lập một hội đồng thẩm định giá tài sản đảm bảo vì việc định giá tài sản đảm bảo là phức tạp nên cần phải có một số đông người tham gia để có thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và an toàn hơn.

+ Xây dựng một số tiêu thức định giá giá trị của tài sản đảm bảo dựa trên những thông tin chân thực, đúng đắn.

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Chuyên Nghành Tài Chính Ngân Hàng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w