Một dãy các cồn cát bảo vệ bờ cần giữ ổn định trong một thời kỳ nhiều năm hoặc nhiều thập niên, thêm vào đó là là khả năng tồn tại của chúng qua các cơn bão mạnh. Tuy không thấy rõ các diễn biến chậm nhưng cần thiết phải xác định các xu thế biến đổi bờ từ từ này, đặc biệt đối với xói lở.
Vì các cồn cát có ý nghĩa quan trọng như vậy để bảo vệ bờ biển Hà Lan, những biến đổi chậm của vị trí các cồn cát được theo dõi cẩn thận trong nhiều thập niên.
Hình 23.3 chỉ ra mức độ dịch chuyển trung bình 10 năm của chân các cồn cát tại 4
địa điểm dọc bờ biển Hà Lan trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ một. Chỉ có những thay đổi tương đối được chỉ ra trong hình đó; điểm zero của thang tỷ lệ được lấy hoàn toàn tuỳ tiện.
Hình 23.3 Biến đổi cồn cát tại 4 địa điểm bờ biển Hà Lan
Hình 23.3a, trên khoảng 10 km về phía nam Den Helder, chỉ ra hiện tượng xói lở liên tục vào khoảng 1.3 m/năm, trong khi tại 31 km tiếp theo về phía nam hình
23.3b - các cồn cát được giữ rất ổn định. Gần Bloemeldaal, cách Den Helder 62 km về phía nam, các cồn cát được bồi đắp vào khoảng 0.6 m/mỗi năm - hình 23.3c.
Ngay tại phía bắc Scheveningen - hình 23.3d – hiện tượng bồi đắp chậm ban
đầu chuyển sang bị xói khoảng 1.4 m/năm sau năm 1900. Điều này là thú vị khi xét
đến sự kiện rằng các công trình bảo vệ bờ - tường chắn biển và mỏ hàn đã được xây dựng tại Scheveningen vào đầu thế kỷ. Điểm đo đạc được chỉ ra trong hình nằm cách mép công trình trên khoảng 2 km về phía bắc.
Hình 23.4 Dịch chuyển chân cồn cát dọc bờ biển Hà Lan trong thế kỷ qua
Hình 23.4 chỉ ra sự chuyển đổi toàn vùng bờ trong một thế kỷ. Các chữ từ a đến d trên trục ngang chỉ ra các vị trí các đồ thị trong hình 23.3.
Khác với nguyên nhân xói lở cồn cát trong thời kỳ bão, những sự biến đổi bờ vừa mới mô tả trên đây được gây ra chủ yếu do vận chuyển trầm tích dọc bờ. Những sự biến đổi bờ này xẩy ra liên quan đến gradient của khả năng vận chuyển dọc bờ.
Hiện tượng bồi lấp thường do suy giảm khả năng vận chuyển và xói lở do gia tăng khả năng vận chuyển dọc bờ. Những biến đổi vừa được mô tả trên hình 23.3 và 23.4
đối với chân cồn cát cũng là đặc trưng cho cả toàn bộ trắc ngang bãi. Nếu giả thiết rằng trắc ngang tổng thể bao gồm các cồn cát cao khoảng 20 m thì sự biến đổi bãi và cồn cát 1 m trong 1 năm dẫn đến gradient khả năng vận chuyển dọc bờ vào khoảng 20000 m3 trong 1 năm trên 1 km. Khi mở rộng đáng kể khoảng cách này thì thể tích cát di chuyển sẽ rất lớn. Ví dụ, trên 40 km, tốc độ xói lở 1 m/1 năm dẫn tới tăng khả năng vận chuyển trầm tích cỡ 800000 m3/năm.
Đặc biệt hiện tương xói lở có tầm quan trọng lớn đối với sự an toàn lâu dài cho vùng bờ được bảo vệ bằng cồn cát. Trong khi chúng ta không thể thường xuyên lý giải được nguyên nhân biến đổi bờ chậm hay dự báo mức độ chính xác của nó, cần phải cố gắng xác định các xu thế hiện tại, ngoại suy chúng, và cố gắng đưa ra những hậu quả có thể xẩy ra. Thông thường, hiện tượng xói lở thường được dự đoán trước, sự phát triển đường bờ có thể được quy hoạch với các biến đổi bờ có khả năng xẩy ra. Các vấn đề trở nên khó khăn hơn và thường nhạy cảm hơn khi để quá muộn việc quy hoạch cho những biến đổi bờ tự nhiên. Khi đó, các công trình bảo vệ bờ nhân tạo là giải pháp đáng xem xét nhất. Tuy nhiên có một lựa chọn khác đó là từ bỏ khu vực này. Sự lựa chọn thứ hai này có thể kinh tế hơn trong một thời kỳ dài
đối với một số tình thế nhất định.
Các công trình bảo vệ bờ sẽ được thảo luận sâu hơn trong chương sau. Tuy nhiên, trước hết chúng ta sẽ kết thúc chương này với việc thảo luận về khả năng dự báo những biến đổi bờ được bảo vệ bằng các cồn cát.