Các dạng trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật dạy sinh học phần 2 TS phan đức duy (Trang 23 - 26)

Chương 6 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA

3. Các dạng trắc nghiệm khách quan

TNKQ có bốn hình thức chủ yếu, mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng:

3.1. Loi câu đúng - sai (True - false items)

Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và thí sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hoặc sai (S).

Loại câu này rất thông dụng vì nó thích hợp với những kiến thức sự kiện, có thể kiểm tra nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. Giáo viên có thể soạn một đề thi trong thời gian ngắn.

Nhược điểm của loại này là khó xác định điểm yếu của HS do yếu tố đoán mò, xác

54

suất đúng - sai 50%, có độ tin cậy thấp, đề ra thường có khuynh hướng trích nguyên văn sách giáo khoa nên khuyến khích thói quen học thuộc lòng hơn là tìm tòi suy nghĩ.

3.2. Loi câu đin khuyết (Completion items)

Loại này có hai dạng. Chúng có thể là những câu hỏi với câu trả lời ngắn (short answer) hay là những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống, HS phải điền vào chỗ trống bằng một từ hay một nhóm từ cần thiết.

Ưu điểm của nó là làm mất khả năng đoán mò của HS, họ có cơ hội trình bày những câu trả lời khác, qua đó phát huy óc sáng tạo. Đối với GV, dạng câu hỏi này phù hợp với việc soạn các câu hỏi cho các môn tự nhiên, đồng thời có thể đánh giá mức hiểu biết về các nguyên lý, giải thích các sự kiện, khả năng diễn đạt ý kiến cũng như thái độ của HS đối với vấn đề đặt ra.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại TN này là việc chấm bài mất nhiều thời gian và GV thường không đánh giá cao các câu trả lời sáng tạo tuy khác đáp án mà vẫn có lí.

3.3. Loi câu ghép đôi (Matching items)

TN ghép đôi là sự biến đổi của hình thức chọn một câu đúng. Loại này thường có 2 dãy thông tin: một dãy là những câu hỏi hay câu dẫn; một dãy là những câu trả lời hay câu chọn. Mỗi câu nhận định hay mỗi từ ở dãy thứ nhất được kết hợp với một câu hay một từ ở dãy thứ 2 để trở thành một nhận định đúng. HS phải tìm ra được từng cặp trả lời tương ứng với từng câu hỏi. Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng nhỏ, do đó, càng tăng phần ghép so với phần được ghép thì chất lượng trắc nghiệm càng được nâng cao. Tuy nhiên, nếu danh sách trong mỗi cột quá dài, HS sẽ mất nhiều thời gian đọc tất cả cột mỗi lần muốn ghép đôi.

Loại này thích hợp với câu hỏi sự kiện, khả năng nhận biết kiến thức hay lập những mối tương quan, song không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức mang tính nguyên lý, quy luật và mức đo các khả năng trí năng cao.

3.4. Loi câu nhiu la chn (Multiple choice question - MCQ)

Trắc nghiệm loại MCQ là câu TN gồm một câu dẫn (stem) vốn là câu hỏi hay vấn đề và sau đó là 4 − 5 câu trả lời được cho sẵn. Thí sinh phải chọn ra câu trả lời đúng từ nhiều câu trả lời có thể có được cho sẵn đó. Các câu trả lời không đúng được gọi là các mồi nhử hay câu nhiễu (distractors). Những câu nhiễu này là những câu trả lời được làm cho sai đi hoặc chỉ đúng một phần… nhằm gây nhiễu ở HS nào chưa thực sự chuẩn bị kỹ bài trắc nghiệm.

- Ưu điểm:

+ Có thể kiểm tra nhanh một phạm vi rộng các vấn đề, với một lượng kiến thức lớn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.

+ Có thể sử dụng để thu nhận phản hồi thông tin từ người học, để duyệt nhanh trình

55

độ học vấn của một lớp học lúc mới bắt đầu hoặc kết thúc.

+ Có thể sử dụng máy để chấm bài (phân tích, đánh giá) và cho điểm.

+ Sự đánh giá không chịu ảnh hưởng bởi khả năng viết của người học.

+ Có thể cho điểm đáng tin cậy vì tất cả các câu trả lời đều được xác định trước.

+ Có thể phân tích các chỉ số về độ khó (FV) và độ phân biệt (DI) của câu hỏi.

+ Có thể sử dụng lại các câu hỏi để thành lập một ngân hàng lớn các câu hỏi, nhằm giảm bớt thời gian chuẩn bị sau này.

+ Nếu viết cẩn thận, có thể kiểm tra các kỹ năng nhận thức cao.

- Nhược điểm:

+ Mất nhiều thời gian để viết được các câu hỏi MCQ hay, đặc biệt là trong trường hợp cần kiểm tra các kỹ năng thuộc mức nhận thức cao.

+ Trừ phi cẩn thận, còn thì các câu hỏi MCQ có khuynh hướng kiểm tra kiến thức và chỉ yêu cầu nhớ lại.

+ Có thể chẳng bao giờ kiểm tra được vốn văn chương, khả năng sắp xếp, phê phán và phân tích của HS.

+ Có thể chẳng bao giờ kiểm tra được tính sáng tạo, khả năng phát triển và tổ chức các ý tưởng cũng như sự trình bày các ý tưởng đó bằng cách lập luận.

+ Có khuynh hướng làm cho HS xem các vấn đề ở góc độ trắng đen.

+ Có khuynh hướng làm cho người học tiếp cận việc học chỉ dừng lại trên bề mặt chữ nghĩa. Nghĩa là chỉ cần học gạo để nhớ.

+ Có thể gây ra sự đoán mò (trừ các câu nhiễu có vẻ đúng sẽ kích thích sự đoán mò thông minh).

+ Các câu hỏi thường được dùng lại, nên cần lưu tâm độ an toàn của chúng.

+ Các câu hỏi cần được thử nghiệm trước và ưu tiên chọn những câu đảm bảo giá trị của các câu hỏi trắc nghiệm.

+ Xu hướng thu hẹp phạm vi điểm số (nghĩa là độ lệch chuẩn càng hẹp) hiển nhiên là kéo theo độ phân biệt càng giảm thấp.

Hiện nay, dạng TNKQ MCQ được sử dụng rộng rãi nhất trong quá trình dạy học nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng vì bộ môn Sinh học cũng có những thuận lợi riêng khi sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ:

- Sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ là đáp ứng xu thế chung hiện nay trong công tác thi − kiểm tra theo định hướng của Bộ GD−ĐT.

- Nội dung môn Sinh học phù hợp với việc ra đề kiểm tra TN.

56

- Thời lượng môn học theo phân phối chương trình ít nên bằng hình thức này có thể kiểm tra được kiến thức trên một phạm vi rộng.

- Hình thức kiểm tra này còn có thể thực hiện trên máy vi tính nên tiết kiệm được thời gian.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật dạy sinh học phần 2 TS phan đức duy (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)