Cách phân chia nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật dạy sinh học phần 2 TS phan đức duy (Trang 51 - 56)

Chương 6 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA

3. Cách phân chia nhóm

Nhóm c định (Formal Cooperative Learning): Gồm những học sinh cùng nhau làm việc trong khoảng thời gian từ một đến vài tuần lễ để giải quyết một bài tập lớn phức tạp như cùng chuẩn bị một bài thuyết trình, cùng khảo sát thực tế, sưu tầm những tư liệu liên quan đến bài học.

Nhóm không c định (Informal Cooperative Learning): Gồm những học sinh cùng nhau làm việc từ vài phút đến một tiết để giải quyết một vấn đề không phức tạp.

Trong loại hình nhóm không cố định, giáo viên có thể sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau tùy theo nội dung bài học và thời lượng của tiết học. Đó là các loại nhóm: 2 học sinh, 4−8 học sinh, nhóm chuyên gia, kim tự tháp và hoạt động trà trộn.

3.1. Làm vic theo cp hai hc sinh (Pairwork)

Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Để học sinh có thể làm việc theo cặp, giáo viên phải tạo ra các dạng bài tập “ lỗ hổng thông tin” cho học sinh. Điều này có nghĩa là học sinh A nắm giữ một số thông tin này, học sinh B nắm giữ một số thông tin khác hợp tác với nhau, chia sẻ, thảo luận những thông tin mình có. Nói cách khác là ghép các “mảnh kiến thức” lại với nhau thì các em mới thu được thông tin đầy đủ.

Mô hình nhóm hai học sinh 3.2. Làm vic theo nhóm 4−−−−8 hc sinh (Groupwork)

Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình huống do giáo viên nêu ra.

82

Có hai loại bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh.

Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vần đề khác nhau nhưng cùng một chủ đề, sau đó trao đổi và giải quyết vấn đề của nhóm mình với nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần được giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường được dùng cho những bài học có dung lượng không lớn.

Mô hình nhóm 4-5 học sinh 3.3. Nhóm chuyên gia hay ghép nhóm (Jigsaw)

Ở đây, tổ chức các nhóm có tính luân chuyển. Trước hết, giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm (nhóm gốc hay nhóm xuất phát). Nhóm gốc gồm những học sinh có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đó mỗi học sinh được phân công tìm hiểu một phần các thông tin đó. Sau đó thành lập nhóm chuyên gia (nhóm chuyên sâu). Nhóm chuyên gia là tập hợp những học sinh ở trong những nhóm gốc khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểu sâu một phần thông tin.

Như vậy, một học sinh sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm gốc và cùng làm việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên gia. Sau đó lại trở về nhóm gốc để trình bày kết quả về các thông tin mình đã thu thập được.

Nhóm chuyên gia Nhóm chuyên gia

Nhóm gốc

Mô hình nhóm chuyên gia

AA AA

CC CC

AB CD

DD DD BB BB

83

Căn cứ vào bản chất của phương pháp này là các đơn vị kiến thức tương đương ghép lại thành một kiến thức hoàn chỉnh nên nhìn một cách hình tượng có thể ví phương pháp này giống trò chơi ghép hình. Vì thế mà còn có tên gọi là “ghép nhóm”. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng cho mô hình hoạt động này là Elliot Aronson (1971) và ông đặt tên cho nó là Jigsaw (ghép hình). Sau đó Robert Slavin (1991) và Spencer Kagan (1992) cải tiến nên có tên là Jigsaw II. Tuy nhiên để dễ hiểu và hiểu đúng bản chất của nó, người ta không sử dụng thuật ngữ “phương pháp ghép hình” mà đổi thành “phương pháp nhóm chuyên gia”. Ở phương pháp này, người ta nhấn mạnh việc thỏa luận của “nhóm chuyên gia”. Đó là tập hợp các thành viên từ các nhóm khác nhau để thảo luận chung một chủ đề. Một cách khái quát, nhóm chuyên gia là nhóm chuyên thảo luận một vấn đề nào đó.

3.3.1. Các bước tiến hành phương pháp nhóm chuyên gia

Tiến trình tổ chức lớp học theo hình thức nhóm chuyên gia bao gồm các bước sau:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Thành lập nhóm hợp

tác một cách ngẫu nhiên và nhóm này gọi là nhóm gốc (Home base group)

Tham gia vào các nhóm Bước 2: Phát cho mỗi thành

viên trong nhóm một phần của nội dung bài dạy. Thông báo thời gian dành cho học sinh tự nghiên cứu.

Tự nghiên cứu nội dung được phát

Bước 3: Thành lập “nhóm chuyên gia” và thông báo thời gian thảo luận. Lần lượt theo dõi sự thảo luận trong các nhóm để có những gợi ý, định hướng trọng tâm cho các chuyên gia.

Thành viên từ các nhóm gốc khác nhau có chung chủ đề gặp nhau để thảo luận trong một nhóm mới gọi là “nhóm chuyên gia”. Sau khi thảo luận các thành viên tập luyện cách trình bày kiến thức vừa nghiên cứu cho nhóm gốc của mình.

Bước 4: Tái lập nhóm gốc giúp học sinh thảo luận với thời gian cho phép.

Các chuyên gia trở về nhóm gốc và lần lượt trình bày lại những nội dung kiến thức mà mình tiếp thu được qua tự nghiên cứu và thảo luận trong nhóm chuyên gia.

Bước 5: Phát cho mỗi học

sinh một bài kiểm tra về kiến Làm bài nghiêm túc

84 thức của bài học.

Bước 6: Chấm điểm từng học sinh và điểm của từng nhóm.

3.3.2. Cách chấm điểm

Những nước khác nhau có thang điểm khác nhau từ 0 – 100. Ở đây, cách tính điểm của cả nhóm dựa trên thang điểm 10 của Việt Nam. Trước hết, theo kết quả của học sinh đạt được qua bài kiểm tra cá nhân, giáo viên tính điểm tiến bộ của học sinh dựa trên điểm trung bình hoặc điểm của các bài kiểm tra gần nhất gọi là điểm nền (base score) như sau:

Điểm bài kiểm tra Điểm tiến bộ Thấp hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên

Thấp hơn điểm nền từ 1-2 điểm Bằng hoặc trên điểm nền từ 1-2 điểm Cao hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên Điểm tuyệt đối

0 1 2 3 3

Trung bình cộng điểm tiến bộ của các cá nhân trong nhóm sẽ là điểm của cả nhóm.

Điểm của nhóm là cơ sở cho việc động viên nhóm hoạt động tích cực hơn trong các hoạt động học tập sau này.

3.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học theo nhóm chuyên gia - Ưu đim:

Dễ sử dụng với các kiến thức lý thuyết phức tạp vì đây là cách thức tốt nhất giúp cho giáo viên giảm thiểu thuyết trình mà đưa người học vào thế chủ động tìm tòi kiến thức.

Sử dụng được với tất cả các cấp học, bậc học khác nhau.

Phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Mỗi người học vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nguồn thông tin, vừa trở thành người hướng dẫn của nhóm.

Phát triển được nhiều kỹ năng của người học: giao tiếp, trình bày một vấn đề, lãnh đạo nhóm, phát triển kỹ năng nghe, nói, thảo luận, đọc và viết.

Phát triển thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm cao trong giúp đỡ bạn học vì một nhóm học tập đoàn kết.

Giúp cho người học hình thành được kỹ năng, phẩm chất và nhân cách như tính hợp tác, thói quen nghiên cứu và tự học suốt đời.

85

Không một học sinh nào đứng ngoài hoạt động của lớp học vì mỗi học sinh nắm một mảng kiến thức và chỉ có hợp tác thì mới có kiến thức hoàn chỉnh.

- Hn chế:

Phương pháp này khó sử dụng khi lớp học đông, có những học sinh trình độ quá yếu, không thể đảm nhận vai trò như một chuyên gia về lĩnh vực được giao nghiên cứu.

3.3.4. Những yêu cầu khi tổ chức dạy học theo nhóm chuyên gia

Lựa chọn nội dung phù hợp, dễ chia thành các đơn vị kiến thức tương đương để đọc, trao đổi

Thiết kế phiếu chuyên gia (expert sheet) cho phù hợp, có thể giữ nguyên như tài liệu nguồn (SGK, tài liệu tham khảo…) hoặc tóm tắt các ý chính. Đặc biệt chú ý thiết kế các câu hỏi định hướng thảo luận.

Thiết kế bài kiểm tra đánh giá phù hợp.

Phải tính điểm chung cho cả nhóm vì thông qua đó giáo viên đánh giá được sự đóng góp của các thành viên trong nhóm. Điểm của nhóm trở thành động lực cho các học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

Phải linh động biến đổi hình thức nhóm chuyên gia cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

3.4. Nhóm kim t tháp (Pyramid)

Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó, ghép hai học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến, các cặp sẽ tập hợp thành nhóm 4 học sinh, nhóm 8 học sinh, nhóm 16 học sinh… Cuối cùng, cả lớp sẽ có một bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Như vậy, bất kỳ ý kiến cá nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đông.

Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ. Mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thức… đã học trong một chương.

Mô hình kim tự tháp

86 3.5. Hot động trà trn (Mingling Activities)

Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển để thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn. Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ.

Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà trộn là bảng

“trưng cầu ý kiến” và “khảo sát ý kiến” của tập thể.

Hoạt động này thường được dùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm khởi động hoặc kích thích nhận thức của học sinh trước khi học bài mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật dạy sinh học phần 2 TS phan đức duy (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)