Chương 6 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA
4. Vai trò của MCQ trong dạy học
Sơ đồ 6.2. Sử dụng MCQ trong dạy bài mới
Qua sơ đồ 6.2 có thể nhận thấy vai trò của câu nhiễu trong MCQ được sử dụng trong dạy học bài mới như là những “mồi nhử”, thông qua tổ chức hoạt động của GV khi tổ chức cho HS thảo luận và lý giải các phương án nhiễu sẽ giúp HS thể hiện rõ mức độ nhận thức, nhận ra nhiều cái sai khác nhau làm cho cái đúng được sâu sắc trong nhận thức của người học.
Qua tổ chức dạy học bằng hệ thống các câu nhiễu có thể tập cho HS có lối suy nghĩ nhiều chiều hơn trong cùng một vấn đề. Học sinh có thể học cái đúng trong cái sai và bằng cái sai. Nghĩa là áp dụng và phát triển lý thuyết “thử − sai” nhưng ở mức cao hơn.
Nếu HS nhận thấy mình sai thì phải suy nghĩ “tại sao lại sai” trước khi chọn tiếp, và khi họ chọn đúng rồi thì tự họ hoặc theo yêu cầu của GV là phải giải thích tại sao đúng.
Như vậy, bản chất dạy học của phương pháp sử dụng MCQ trong dạy học là: dạy cái đúng trong cái sai và bằng cái sai.
Trong dạy học, việc sử dụng các câu nhiễu trong câu MCQ phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, khả năng độc lập tư duy sáng tạo của HS là phù hợp với xu hướng phát triển của phương pháp dạy học hiện nay.
Hệ thống các câu nhiễu phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của HS. Khi HS tự
GV đưa ra công cụ định hướng cho HS nghiên cứu SGK.
Sách giáo khoa
Các câu nhiễu trong câu MCQ
HS phân tích câu nhiễu trong câu MCQ
HS lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng
Nguồn cung cấp tri thức chủ yếu.
HS nghiên cứu nội dung SGK, phân tích các phương án nhiễu, lựa
chọn phương án đúng.
HS có kiến thức vững vàng, biết vận dụng kiến thức thu được, rèn luyện các kỹ năng tự học, phê phán
và các thao tác tư duy lôgic.
57
lý giải được các phương án đúng, sai sẽ phát triển được tư duy phê phán, khả năng lập luận lôgic.
Hệ thống các câu nhiễu được đặt ra trong bài học chứa đựng các mâu thuẫn, đặt HS vào tình huống có vấn đề, đưa HS vào chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động giành kiến thức thông qua việc thảo luận lý giải các phương án nhiễu để tổ chức dạy học. Từ đó khắc phục được thực trạng dạy học giáo điều.
Trong quá trình phân tích lựa chọn phương án đúng, lý giải các phương án sai, đòi hỏi HS phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, đồng thời phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Chính vì vậy, việc tham gia phân tích câu nhiễu trong hoạt động học tập là một trong những biện pháp để rèn luyện cho HS kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác tư duy và biện pháp lôgic.
Khi học sinh làm việc với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm MCQ có các câu nhiễu thì học sinh sẽ tự xác định được mục tiêu học tập của mình trong bài học. HS sẽ có được kỹ năng tách ra được nội dung, bản chất từ tài liệu đọc được, tìm được những kiến thức mấu chốt để tham gia lý giải các phương án nhiễu.
Tham gia lý giải các phương án nhiễu giúp HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện cho HS vận dụng tri thức, phát triển năng lực tự học để HS có thể tự học suốt đời.
Mặt khác trong quá trình hướng dẫn HS tham gia thảo luận các câu nhiễu đã giúp cho GV và HS thu được mối quan hệ ngược, phát hiện kịp thời những sai sót mà HS hay mắc phải để điều chỉnh tối ưu quá trình dạy học.
Tóm lại, thông qua việc tổ chức HS phân tích các câu nhiễu trong câu MCQ rèn cho người học khả năng suy nghĩ nhiều chiều trong khi giải quyết một vấn đề trong học tập, thực tiễn và có khả năng rèn luyện khả năng tự học rất lớn. HS không những có kiến thức, kỹ năng mà còn nắm vững một số phương pháp hoạt động trí tuệ nhất định. Mặt khác bằng phương pháp này có thể khắc phục những nhược điểm của câu MCQ trong KTĐG, tạo cơ hội lập luận trình bày ý kiến của HS; tăng khả năng diễn đạt, phát triển tư duy cho người học.
4.2. Vai trò của MCQ trong củng cố bài
Sau mỗi bài hoặc tiết học, việc dùng hình thức tự luận để kiểm tra rõ ràng là không thích hợp vì thời lượng là quá ít, số lượng câu hỏi dùng củng cố không nhiều nên khó có thể đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu của bài học. Trong khi đó, sử dụng phương pháp TNKQ tỏ ra rất thuận lợi. Vì hình thức này buộc HS phải phân tích kỹ các đáp án, từ đó nắm vững hơn kiến thức vừa học. Đồng thời với một lượng thời gian ít nhưng nếu sử dụng được nhiều câu hỏi TNKQ sẽ giúp củng cố được phần lớn kiến thức của bài, đồng thời đánh giá sơ bộ mức độ hoàn thành mục tiêu của bài học. Nó cho phép ta thu được thông tin phản hồi một cách kịp thời để từ đó nhanh chóng điều chỉnh phương pháp dạy - học sao cho phù hợp, đồng thời uốn nắn những nhận thức sai lầm lệch lạc có thể có ở HS.
58
4.3. Vai trò của MCQ trong kiểm tra - đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc. Nó được xem là một khâu quan trọng cần được quan tâm ngay từ lúc làm kế hoạch và trong suốt quá trình triển khai công việc. Trong dạy học, dựa vào sự phân tích các thông tin phản hồi thu được qua kiểm tra, đối chiếu với những mục tiêu đưa ra nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp để thay đổi tình hình, cải thiện chất lượng và hiệu quả dạy − học.
Sơ đồ 6.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu và đánh giá trong dạy học
KTĐG có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với HS và GV mà còn đối với cả những nhà quản lý giáo dục thuộc các cấp khác nhau.
- Đối với HS: việc KTĐG mang tính khoa học, có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp thông tin phản hồi giúp HS tự điều chỉnh hoạt động học. HS tự biết mình tiếp thu kiến thức đến mức nào, có những sai sót nào cần bổ khuyết. Qua đó HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
- Đối với GV: việc KTĐG như thế sẽ mang lại những thông tin liên hệ ngược ngoài giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy. GV không chỉ nắm trình độ chung của cả lớp mà còn biết được những HS nào có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên và giúp đỡ kịp thời.
- Đối với nhà quản lý giáo dục, công tác KTĐG nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh các liên lạc, khuyến khích hỗ trợ các sáng kiến nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong vấn đề cải cách giáo dục, ngoài đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, việc đổi mới phương thức KTĐG là một vấn đề hết sức cấp thiết nhằm tăng cường hiệu quả dạy và học.
Bằng phương pháp trắc nghiệm (TN), năng lực của thí sinh được đánh giá chính xác, điều mà mỗi kì thi đều phải đặt ra. Đạt được như vậy là do đề thi TN có nhiều câu hỏi, có thể rải khắp nội dung môn học, cho phép kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức và kĩ năng ở nhiều cấp độ, mặt khác tránh được việc học tủ, dạy tủ.
Bản thân cách thi TN cũng đánh giá được một khả năng quan trọng mà người học ngày nay cần tích lũy, đó là năng lực giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng (mỗi câu trắc nghiệm đặt ra một vấn đề và mỗi thí sinh chỉ có khoảng 1−2 phút để giải quyết vấn đề).
Điều này cũng có nghĩa là thí sinh phải có kiến thức thật sự về môn học mới có thể làm
Mục tiêu đào tạo
Trình độ xuất phát của HS
KTĐG kết quả học tập Nghiên cứu
tài liệu mới
59
được việc đó. Ngoài ra, TN với sự trợ giúp của các công cụ công nghệ thông tin và mô hình thống kê hiện đại còn cung cấp các kết quả phân tích quan trọng như: chất lượng chung, các xu hướng thể hiện năng lực của các thí sinh trong kì thi, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của đề thi…