7. Cấu trúc luận văn
1.2. Vai trò của báo chí trong công tác truyền thông về an toàn giao thông
1.2.2. Báo chí là kênh cung cấp kiến thức, thông tin hữu hiệu, về tình hình
Thông tin là nhu cầu sống còn của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì nhu cầu thông tin càng cao. Trong quá trình đáp ứng nhu cầu thông tin, báo chí càng phát triển không ngừng và rất đa dạng về loại hình. Mỗi loại hình với những thế mạnh khác nhau, mang đến thông tin phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thông tin về mọi lĩnh vực của công chúng, trong đó có thông tin về giao thông - lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới đời sống hàng ngày của người dân và sự phát triển của quốc gia.
Hiện nay, với bốn loại hình: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, báo chí mang đến những thông tin nhanh nhất về kiến thức giao thông, tình hình giao thông, những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATGT; phản ánh những bức xúc về tình hình ATGT; đề xuất những biện pháp về bảo đảm trật tự ATGT; phản ánh mong muốn của nhân dân; những mô hình điển hình trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Báo chí dự báo nhu cầu, tâm lý, sở thích, quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân về ATGT.
Những thông tin bằng lời, hình ảnh, âm thanh do báo chí mang lại vừa kịp thời, sinh động, vừa chính xác, có sức thuyết phục, giúp người dân nâng cao kiến thức, nhận thức về các vấn đề giao thông; đồng thời cũng là nguồn cung cấp kiến thức và phản ánh tình hình thực tiễn sôi động cho các cơ quan quản lý, giúp họ nâng cao năng lực quản lý điều hành về công tác bảo đảm trật tự ATGT nói chung và công tác truyền thông về giao thông nói riêng.
Tóm lại, có thể khẳng định, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng đóng vai trò to lớn đối với đời sống xã hội. Đó là khả năng thông tin nhiều chiều, tác động trực tiếp và đồng thời
đến đại bộ phận công chúng trong xã hội, tạo thành dư luận xã hội dẫn đến sự thay đổi trong hành vi. Các bài viết trên các báo còn là tài liệu quý giúp người dân tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức, trình độ mọi mặt. Thông qua các phương tiện truyền thông, cùng một lúc nhiều người cùng theo dõi một chương trình thông tin, đọc một bài báo… đều có khả năng hoà nhập những cá nhân riêng rẽ thành một cộng đồng rộng lớn, cùng quan tâm đến một vấn đề của xã hội và cùng hành động vì lợi ích chung. Đây chính là cơ sở để báo chí thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, thúc đẩy đưa nghị quyết Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, về giao thông nói riêng vào cuộc sống, phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội cùng phát triển.
1.2.3. Báo chí là công cụ quản lý xã hội về an toàn giao thông
Báo chí giữ vai trò trung gian, là cầu nối giữa chủ thể và khách thể quản lý.
Báo chí tham gia quản lý xã hội về lĩnh vực ATGT thông qua việc đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cấp, các ngành cho các tổ chức và các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn.
Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATGT. Điều này cho thấy, báo chí không chỉ tuyên truyền, động viên và tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện vào thực tế mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách đó. Những ý kiến chân thành, thẳng thắn, trí tuệ, có tính xây dựng và thể hiện tinh thần, trách nhiệm của các nhà trí thức, khoa học, các nhà nghiên cứu, của các tầng lớp nhân dân sẽ là nguồn tri thức phong phú, sát thực, có giá trị lý luận và thực tiến giúp cho Đảng, Nhà nước, Thành phố hoàn thiện đường lối, chính sách, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực sự có tính khả thi.
Báo chí phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế, diễn biến ATGT. Các số liệu, sự kiện, con người, khó khăn, thuận lợi được báo chí phản ánh khách quan, cụ thể và kịp thời là cơ sở để giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý nắm bắt nhanh
thực tiễn, kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc huỷ bỏ chính sách không phù hợp. Hoạt động này đòi hỏi báo chí phải năng động, nhạy bén với thời cuộc, bám sát thực tiễn cuộc sống, luôn có mặt ở những nơi bức xúc của đời sống xã hội, gần gũi với nhân dân để nắm được tinh hình, phát hiện những vấn đề mới mẻ, có ích để phân tích và phản ánh kịp thời.
Báo chí cùng với nhân dân đề xuất sáng kiến, đưa ra kiến nghị, giải pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện và khoa học các số liệu, dữ liệu cần thiết. Báo chí không chỉ nêu thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được, phản ánh những tồn tại, hạn chế và đề xuất những giải pháp, sáng kiến khắc phục tình trạng đó.
Là diễn đàn của nhân dân, báo chí tập hợp, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân và việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giao thông. Một điều quan trọng nữa là báo chí phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để giúp Đảng, Nhà nước rút kinh nghiệm khi ban hành, triển khai những chủ trương, chính sách nói chung, giao thông nói riêng.
Báo chí là kênh kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATGT. Báo chí kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATGT trong thực tiễn. Kết quả hoạt động, kiểm tra, giám sát của báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúp các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách về ATGT theo chức năng, nhiệm vụ.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, tác giả luận văn nêu lên khái niệm về truyền thông, hiệu quả truyền thông, đưa ra những quan điểm của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội về vấn đề ATGT, truyền thông về ATGT, những mục tiêu, tiêu chí, các hình thức, yếu tố truyền thông, quá trình truyền thông, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả truyền thông, sự tiếp nhận thông tin của công chúng và vai trò của báo chí trong công tác truyền thông về ATGT.
Nâng cao hiệu quả truyền thông là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Đánh giá hiệu quả truyền thông ATGT là việc không đơn giản và khó định lượng một cách chính xác. Để nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí nói chung và về vấn đề ATGT đường bộ trên địa bàn Thành phố của báo chí nói riêng không chỉ cần sự nỗ lực, cố gắng của cơ quan báo chí mà cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cơ quan chủ quan báo chí, cơ quan chức năng (ngành Giao thông, Công an) mà còn rất cần có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền; sự phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể Thành phố, sự ủng hộ, đồng thuận của chính lực lượng công chúng đông đảo. Trong đó, báo chí có vai trò quan trọng. Báo chí phải là đơn vị chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện truyền thông trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Thành phố, bám sát thực tiễn và nhu cầu của công chúng, có cách thức thông tin phù hợp, chất lượng thông tin độc đáo, hấp dẫn, chính xác, chân thật, khách quan. Một điều quan trọng nữa là báo chí không ngừng tự bổ sung, hoàn thiện để khắc phục hạn chế, làm mới mình. Từ đó, báo chí mới ngày càng nâng cao được vị trí, uy tín, vai trò của mình trong xã hội, thu hút ngày càng đông đảo công chúng và nâng cao hiệu quả truyền thông, góp phần lập lại trật tự ATGT một cách bền vững, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.