Vấn đề tai nạn giao thông; ùn tắc giao thông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về an toàn giao thông, đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Khảo sát VOV Giao thông, VTV, Hà Nội mới 2008 - 2010 (Trang 47 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Nội dung truyền thông chủ yếu về an toàn giao thông đường bộ của bốn báo …

2.3.2. Vấn đề tai nạn giao thông; ùn tắc giao thông

Vấn đề tai nạn giao thông: Các báo trên đã thông tin, phản ánh kịp thời những bức xúc về tai nạn giao thông, nhất là những vụ tai nạn nghiêm trọng, hết sức thương tâm, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Đó chính là lời cảnh tỉnh cho mọi người về tác hại và hệ luỵ trước mắt cũng như lâu dài của tai nạn giao thông, qua đó, kêu gọi các cấp, các ngành và người dân vào cuộc, để chung tay làm giảm tình hình tai nạn giao thông.

Ví dụ: Hà Nội Mới ngày 19/02/2008 nêu “Tai nạn xảy ra từ hố ga không nắp”;ngày 30/7/2009 đưa tin “Xe khách mất phanh đi ngược chiều trên cầu Chương Dương”. VOV Giao thông có phóng sự “Những vi phạm khi lạm dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện gây hậu quả nghiêm trọng tại Hà Nội” (ngày 16/6/2010);

hay sáng ngày 14/3/2010 VOV Giao thông phản ánh: Vào 8h30 phút, tại ngã tư Vọng (Hà Nội), chiếc xe buýt chạy tuyến 21 (bến xe Giáp Bát - Yên Nghĩa) trong lúc cố vượt đèn đỏ đã húc văng một thanh niên đi xe máy xuống đường, cuốn chiếc xe vào gầm.

Về đề tài tai nạn giao thông, Chuyên mục “Tin tức giao thông” có cách tiếp cận, phản ánh riêng, mang tiếng chuyên sâu, dẫn dắt, phân tích nguyên nhân và hệ luỵ của các vụ tai nạn, với những hình ảnh, âm thanh, lời bình sâu sắc, do đó, có sức tác động rất lớn đối thị giác, thính giác, cảm xúc và thuyết phục khán giả. Ví dụ:

VTV1 ngày 18/4/2009 có phóng sự “Xe buýt nghiến nát xe máy ở Hà Nô ̣i” ; ngày 03/9/2009 có phóng sự "Ô tô lao xuống sông Nhuệ”, phản ánh vụ tai nạn xảy ra đêm 25/8/2009 do chiếc xe con chở 6 người khi vào cua đã mất lái và lao thẳng xuống sông Nhuệ, nhưng chỉ có 3 người may mắn thoát nạn, còn lại đã chế; ngày

25/11/2009 có phóng sự “Xung quanh vụ tàu hỏa đâm xe ăn hỏi ở Thường Tín – Hà Nội", cho biết: Khoảng 10h43 phút hôm 22/11, chiếc xe ôtô BKS 30S 2371 do Phạm Xuân Lăng điều khiển chở gần 30 người vừa đi từ lễ ăn hỏi về, đi từ trong xã Đại Thắng (Phú Xuyên, Hà Nội) ra quốc lộ 1A. Khi đi ngang qua đường sắt, lái xe này đã thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ, bị tàu hỏa TN1 đâm vào. Vụ tai nạn làm 10 người chết và hơn 10 người khác bị thương.

Không chỉ phản ánh tình hình tai nạn giao thông, các báo còn tìm ra nguyên nhân, giải pháp của tai nạn. Trước hết, đó là do hiểu biết pháp luật, ý thức tham giao thông của một bộ phận người dân còn hạn chế. Thứ hai, là do những nguyên nhân khách quan, những hạn chế, yếu kém của công tác quản lý đô thị, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu. Hà Nội Mới ngày 30/01/2008 có bài “Vừa điều khiển xe, vừa dẫn dắt súc vật: Mang vạ vào thân!”; ngày 19/02/2008 có bài “Tai nạn xảy ra từ hố ga không nắp”; ngày 20/02/2008 có bài “Đứt tai vì quai mũ bảo hiểm?”- Đó cảnh báo về đội mũ bảo hiểm cần đúng cách và sản xuất mũ bảo hiểm phải tuyệt đối tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng từ phần đầu đến dây quai của mũ. Nếu không sẽ có những chấn thương do quai mũ gây ra trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông. Hay cảnh báo “Đường ngang đường sắt, nguy cơ tai nạn vẫn ở mức cao” (Hà Nội Mới ngày 07/3/2008). Muốn giải quyết vấn đề này, hai ngành phải phối hợp để có những giải pháp đúng đắn.

Từ góc độ khác, VTV1 ngày 25/6/2009 nêu “Tái diễn nạn rải đinh trên QL 1B”, cho biết, mỗi ngày trên đoạn đường từ cầu vượt Thanh Trì - Hà Nội đến thành phố Bắc Ninh có hàng chục chiếc xe bị “dính bẫy”. Chỉ việc nhấc điện thoại lên gọi, đội quân sửa xe lập tức có mặt phục vụ những khách hàng “xấu số” với cái giá trên trời. Nạn rải đinh diễn ra công khai, các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp xử lý.

VOV Giao thông cũng có hàng loạt tin, bài, như: phóng sự "Tình trạng đổ trộm và làm rơi vãi phế thải gây ảnh hưởng lớn tới giao thông" (ngày 12/4/2009); ngày 09/10/2010 có bài phản ánh tình trạng thanh thiếu niên vi phạm qui định pháp luật về giao thông tại Hà Nội; hay phóng sự "Thực trạng biển quảng cáo trái phép gây cản trở giao thông" (ngày 30/9/2009). Bài nêu "Đây không phải một cơ quan, một ngành có

thể làm được mà cần có sự thống nhất cùng tham gia của liên ngành, của các cơ quan chức năng có liên quan mới mong giải quyết triệt để những vi phạm này".

Vấn nạn ùn tắc giao thông: Ùn tắc giao thông đang là vấn đề nóng, bức xúc, thường xảy ra trên địa bàn Thủ đô. Theo một con số ước tính, thiệt hại do ùn tắc giao thông ở Hà Nội là khoảng một tỷ đồng/ngày.

Trước tình hình ùn tắc giao thông, các ngành chức năng đã cố gắng triển khai nhiều biện pháp để khắc phục. Với sự nỗ lực đó, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội cũng đã có chuyển biến tích cực. Những vấn đề này đã được phản ánh kịp thời trên bốn báo: VTV1 ngày 03/4/2009 đưa tin “Hà Nội đồng loạt ra quân xử lý vi phạm luật giao thông – chống ùn tắc”; ngày 29/6/2009 đưa tin “Hà Nội: 6 tháng, gần 460 vụ TNGT, giảm được 40 điểm ùn tắc”; ngày 02/11/2009 phản ánh

"Hà Nội xóa được 66 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông".

Về vấn đề này, cả Báo in và Báo điện tử Hà Nội Mới đều có hàng loạt tin, bài như: Báo in Hà Nội Mới ngày 01/12/2008 đưa tin “Hà Nội: Tiếp tục giải tỏa vi phạm hành lang ATGT trên đường Láng- Hòa Lạc". Báo điện tử Hà Nội Mới ngày 06/5/2008 nêu “Hà Nội tập trung giải quyết ùn tắc và các “điểm đen” giao thông.

Theo đó, Thành phố Hà Nội đã tập trung cải tạo, cơ bản khắc phục, lắp đặt đầy đủ hệ thống biển báo tại 24 đểm đen hạ tầng giao thông; kịp thời phát hiện, khắc phục những bất hợp lý về công tác tổ chức giao thông tại các trục đường huyết mạch;

ngày 31/5/2009 có bài “Chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội tập trung xoá 124 “điểm đen”. Bài nêu, để triển khai thực hiện nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế và giải quyết ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, Hà Nội đã khẩn trương thực hiện bảy nhóm giải pháp. Trong đó, tập trung vào đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, hoàn thành và mở rộng các tuyến quốc lộ, các tuyến đường nội đô; cải tạo và sửa chữa hệ thống cầu yếu trên địa bàn, hoàn thành các cầu dành cho người đi bộ, cống hóa làm các bãi đỗ xe; đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng, trong đó, quan tâm xây dựng quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đường sắt đô thị,…

Với việc phát sóng trực tiếp, hàng ngày, VOV Giao thông liên tục cung cấp các thông tin về thực trạng giao thông, giúp công chúng nắm bắt một cách nhanh chóng để có sự lựa chọn cách thức tham gia giao thông trong những thời điểm nhất định. Chúng ta có thể thấy hàng loạt các tin như: Giờ cao điểm ngày 14/9/2009 VOV Giao thông phản ánh trực tiếp: "Từ bến xe Nước ngầm tới Pháp Vân đang xảy ra ùn tắc, tại đây đang có các đồng chí cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. Nếu bạn di chuyển trên tuyến đường này hãy cố gắng kiên nhẫn một chút. Hướng từ Lê Trọng Tấn vào khu đô thị Định Công và hướng từ cầu Định Công ra đường Giải Phóng đang có hiện tượng ùn tắc. Nguyên nhân của việc này là do có một chiếc xe buýt chết máy dưới chân cầu. Hay ngày 15/9/2009 nêu: Tại đường Kim Giang giao cắt với cầu Lủ tình hình giao thông rất hỗn loạn. Xe máy và ô tô chen kín lẫn nhau.

Hướng từ Kim Giang đi Khương Đình và hướng ngược lại đều bị kẹt cứng, không di chuyển được. Xin khuyến cáo với quí vị thính giả là nếu còn chen lấn thì tình hình giao thông ở đây còn trầm trọng hơn. Đường 32 đoạn qua Kiều Mai xảy ra ùn tắc nghiêm trọng. Nguyên nhân là do mật độ quá đông, các phương tiện đi lấn làn đường của nhau, gây nên xung đột giao thông dẫn tới ùn tắc tại đây. Ngày 16/9/2009 VOV Giao thông phản ánh: Trên đường Phan Trọng Tuệ giao cắt với đường Ngọc Hồi, hiện nay lưu lượng xe tải nặng trên đường Phan Trọng Tuệ rất đông, các xe nối đuôi nhau rất dài, nhiều điểm xảy ra ùn tắc cục bộ, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Cùng với các cấp, ngành của Thành phố, các báo cũng đã đề xuất nhiều nguyên nhân, giải pháp chống ùn tắc giao thông: Hà Nội Mới điện tử ngày 05/02/2008 có bài “Điều chỉnh điểm dừng, đỗ xe buýt góp phần hạn chế ùn tắc”;

ngày 14/3/2008 có bài “Bao giờ Hà Nội thực sự có đường thông, hè thoáng?”. Bài nêu: cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Quy định về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn Hà Nội Mới có thể góp phần làm cho đường thông, hè thoáng. Báo in Hà Nội Mới ngày 19/4/2008 có bài “Giải pháp giảm ách tắc giao thông tại phố Hoàng Tích Trí”, tác giả Nguyễn Minh Hùng đề xuất: Thứ nhất, ngành Giao thông công chính cần quy định tất cả các loại xe ô tô chỉ được đi một

chiều từ ngã ba phố Lương Định Của – Hoàng Tích Trí đến ngã ba phố “Hoàng Tích Trí – Đào Duy Anh”. Thứ hai, Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện để phụ huynh đưa phương tiện vào sân trường nhằm giảm mật độ phương tiện ở khu vực phía ngoài cổng trường; phụ huynh đón con bằng ôtô cần đỗ xe đúng điểm quy định. Thứ ba, cần tăng cường lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm. Thứ tư, cần mở rộng đường đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

VTV1 ngày 20/12/2009 có phóng sự “Giải pháp nào cho việc giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Hà Nội”. Kênh VOV Giao thông ngày 21/8/2010 có phóng sự

“Giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội bằng phương pháp phân luồng, phân tuyến cho dòng xe hỗn hợp"; ngày 04/8/2010 nêu “Hệ thống giao thông thông minh, một giải pháp cải thiện tình hình giao thông đô thị tại Hà Nội”.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về an toàn giao thông, đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Khảo sát VOV Giao thông, VTV, Hà Nội mới 2008 - 2010 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)