Phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hoá giao thông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về an toàn giao thông, đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Khảo sát VOV Giao thông, VTV, Hà Nội mới 2008 - 2010 (Trang 40 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Nội dung truyền thông chủ yếu về an toàn giao thông đường bộ của bốn báo …

2.3.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hoá giao thông

2.3.1.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật: Nội dung này được báo chí quan tâm đề cập hàng đầu. Những thông tin cập nhật nhất về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được truyền tải kịp thời. Qua đó, góp phần giáo dục ý thức, định hướng hành vi cho người tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Các báo thực sự trở thành kênh thông tin hữu hiệu phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật cho nhân dân; đồng thời là phương tiện, công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý.

Có thể thấy thông tin này thường xuyên trên trang Báo in và Báo điện tử của Báo Hà Nội Mới ở các trang, các chuyên mục, tuỳ theo nội dung của tin giao thông (quy hoạch giao thông, phân luồng, tuần tra, xử lý vi phạm,…). Ví dụ: Hà Nội Mới điện tử ngày 27/4/2008 đưa tin: Thông báo của Sở Giao thông công chính Hà Nội về tổ chức điểm đỗ và quy định lộ trình hoạt động của xích lô du lịch trên địa bàn Hà Nội; Thông báo của Ban Quản lý dự án duy tu giao thông đô thị về việc phân luồng đảm bảo ATGT thi công; ngày 08/8/2008 đưa tin “Công bố thiết kế nút giao Thanh Xuân điều chỉnh”. Báo in Hà Nội Mới ngày 09/9/2008 thông báo “Từ ngày 09 – 9 đến 10 – 10: Phân tuyến Quốc lộ 21 phục vụ thi công”; ngày 09/10/2010 đưa tin "Phân luồng giao thông phục vụ lễ diễu binh, diễu hành",...

Chuyên mục “Tin tức giao thông” phát huy lợi thế công nghệ thông tin hiện đại đã truyền tải thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật một cách nhanh chóng, như:

VTV1 ngày 22/02/2009 đưa tin thông báo về phân luồng cầu Thăng Long; ngày 02/4/2009 đưa tin: Từ 02/4, ôtô đỗ sai qui định gây ùn tắc giao thông bị phạt từ 600- 1.000.000đ; ngày 30/6/2009 đưa tin “Ngày mai 1/7 vẫn xử lý vi pha ̣m luâ ̣t giao thông theo NĐ 146”; ngày 19/12/2010 thông tin “Từ ngay mai (20/12 ) Ô tô được chạy tốc độ 100km/h trên Đại lộ Thăng Long”, ...

Ngoài ra, Chuyên mục “Tin tức giao thông” - VTV1, còn có riêng một tiểu mục Hướng dẫn luật và đăng tải thông tin cổ động trực quan, qua đó hướng dẫn, tuyền truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về ATGT một cách kịp thời. VTV1 ngày 01/12/2008 thông tin về qui định về tước giấy phép lái xe; ngày 03/4/2009 thông tin về quy định cấm uống rượu bia khi tham gia giao

thông; ngày 29/6/2009 thông tin về bảo hiểm dân sự xe cơ giới; ngày 05/6/2009 thông tin về quy định quỹ đất dành cho giao thông; ngày 15/5/2009 hướng dẫn luật về các loại biển báo cấm.

Đối với VOV Giao thông, với thế mạnh phát thanh trực tiếp đã cố gắng cập nhật một cách nhanh nhất các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Thành phố về ATGT. Có thể nói, VOV Giao thông đã cập nhật thông tin pháp luật nhanh hơn so với VTV1, Báo Hà Nội Mới in và điện tử. VOV Giao thông sáng 05/5/2010, đưa tin: Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã họp triển khai Nghị định 34 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo thông tin, phương án đề xuất phân chia địa phận nội, ngoại thành để tăng mức phạt sẽ được Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, quyết định trong thời gian gần nhất là: 10 quận nội thành và các phường của thị xã Sơn Tây sẽ là khu vực "nội thành" - áp dụng mức phạt nặng vi phạm giao thông với đô thị đặc biệt, theo Nghị định 34, được Chính phủ cho phép Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm, từ ngày 20/5. Còn lại, các huyện và các xã của thị xã Sơn Tây là ngoại thành. Một số tuyến đường dù không nằm trong khu vực "nội thành" nếu theo cách phân chia như trên, như đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, hay các đường xen kẽ quận và huyện là QL6, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, An Dương Vương, Lê Đức Thọ, Mễ Trì cũng được đề xuất là khu vực áp dụng phạt nặng, vì đây là các tuyến phố phức tạp về ATGT. VOV Giao thông ngày 07/5/2009 đưa tin: Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 548 ngày 29/4/2009 của Thủ tướng về việc hỗ trợ thay thế xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh, thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông đến hết năm 2010 như đề nghị của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, các báo còn thông tin phản hồi, tham gia thẩm định về tính khả thi của các chủ trương, chính sách, giúp các cơ quan chức năng nắm bắt, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Hà Nội Mới điện tử ngày 13/3/2008 có bài “Người đi xe đạp vi phạm trật tự ATGT phải được xử lý nghiêm”. Báo in Hà Nội Mới ngày 09/5/2008 có bài “Tăng mức xử phạt, liệu có khả thi?”. Tác giả Hà Phong nêu, mức

phạt thấp như hiện nay thì không đủ sức răn đe, nếu tăng mức phạt cao quá sẽ khó khả thi". Chuyên mục “Tin tức giao thông” - VTV1 ngày 15/07/09 phản ánh “Gần nửa tháng, việc thực thi Luật Giao thông đường bộ sửa đổi còn khó khăn”. Hay phóng sự “Ý kiến của người dân về việc ban hành dự thảo của Bộ Giao thông vận tải về hành nghề xe ôm, xe ba gác” (VTV1 ngày 21/3/2009) cho biết: Sau khi đọc thông tin về dự thảo mới trên báo chí, anh Đỗ Ngọc Anh, người làm nghề chở khách lâu năm tỏ ra đồng tình. Theo anh thì với những quy định này sẽ giúp cho hoạt động chở khách trở thành một hoạt động chính thức. Khi đó thì học sẽ có những bãi đỗ xe an toàn đúng quy định mà không phải lấn chiếm lòng hè đường như khi hành nghề tự do. VOV Giao thông lại đưa ra những bình luận phân tích về tính khả thi của chủ trương, chính sách giao thông qua ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia và trực tiếp người dân. Ví dụ: VOV Giao thông ngày 25/9/2010 phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Tiến, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng xung quanh chủ trương, giải pháp nào cho tình trạng thiếu bãi đậu, đỗ xe góp phần cải thiện hệ thống giao thông tĩnh tại Hà Nội.

2.3.1.2. Xây dựng văn hoá giao thông: Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và chuyên gia giao thông, có thể hiểu văn hóa giao thông là thực hiện tốt ba tiêu chí:

Hiểu biết và nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ; có ý thức cộng đồng khi tham gia giao thông; ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường...

Hà Nội là một trong số ít địa phương đi tiên phong trong cả nước về xây dựng văn hóa giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông là sự chọn lựa đúng vấn đề nổi cộm trong giao thông hiện nay ở Thủ đô.

Báo chí đã bám sát chủ trương của Trung ương và Thành phố, tập trung tuyên truyền sâu về vấn đề xây dựng văn hoá giao thông, nhất là trên địa bàn Hà Nội. Báo chí thẳng thắn nêu lên thực trạng đáng buồn, cũng như những khó khăn trong công tác xây dựng văn hóa giao thông ở Hà Nội. Đó là: Ý thức tham gia giao thông của người dân Hà Nội còn hạn chế, chưa đồng đều, ý thức chấp hành luật còn kém, thiếu tự giác. Thực tế xảy ra tình trạng những người không biết luật đi vô tổ

chức, một số người biết luật vẫn cố tình vi phạm. Những hành vi không văn hóa, những thói quen không tốt đang tồn tại khá phổ biến và cũng có xu hướng gia tăng trên các tuyến đường giao thông ở Thủ đô hiện nay, như: Đối với người đi bộ: Tùy tiện sang đường bất cứ nơi nào; Sang đường không tuân theo tín hiệu đèn giao thông; không quan sát kỹ khi sang đường; đi bộ hoặc tụ tập dưới lòng đường gây cản trở giao thông; Đối với người đi xe máy: sử dụng xe không bảo đảm an toàn; tự ý lắp thêm còi, đèn hoặc sơn sửa màu sắc, trang trí thêm phụ kiện xe trái quy định;

đi xe không đúng làn đường quy định; đi xe trên vỉa hè; phóng nhanh, vượt ẩu; đua xe; lạng lách; đèo quá số người quy định. Mang vác hàng cồng kềnh; đi xe dàn hàng ngang trên đường; không tập trung khi điều khiển xe: Vừa lái xe vừa nghe điện thoại hoặc làm việc khác; không bảo đảm khoảng cách an toàn giữa hai xe; đi xe máy một tay; đi xe vào đường cấm; vượt đèn đỏ; sử dụng còi tùy tiện; dừng, đỗ bừa bãi; không có ý thức nhường nhịn nhau khi đi đường; không chia sẻ và giúp đỡ người khác khi gặp sự cố trên đường,...

Có thể thấy những vấn đề liên quan đến văn hoá giao thông ở Báo Hà Nội Mới in và điện tử qua hàng loạt tin, bài như: Hà Nội Mới điện tử ngày 23/3/2008 đưa tin: “Văn hoá giao thông ở Hà Nội thực trạng và giải pháp”; ngày 19/01/2008 có bài “Buôn dưa lê” lúc đi xe nguyên nhân gây tai nạn”; ngày 24/01/2008 “Mải sắm đồ… quên trật tự ATGT”. Báo in Hà Nội Mới ngày 21/7/2009 có bài “Xây dựng văn hoá giao thông”; hay bài “Nhìn lại tháng ATGT xây dựng văn hoá giao thông không dễ” (Báo in và Báo điện tử Hà Nội Mới, ngày 30/9/2009), nêu: Việc xây dựng văn hoá giao thông tại Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng giao thông còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Số lượng phương tiện quá lớn trong khi quỹ đường còn hạn chế khiến cho công tác tổ chức giao thông gặp quá nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền tuy được tiến hành rầm rộ nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa phát huy được vai trò của từng cá nhân và gia đình trong xã hội. Những tồn tại trong Tháng ATGT cho thấy với công tác này, còn bề bộn việc phải làm. Mục tiêu xây dựng văn hoá giao thông chưa thể một sớm một chiều mà hoàn thành.

Chuyên mục “Tin tức giao thông” - VTV1 cũng đã dành thời lượng đáng kể phản ánh về vấn đề xây dựng văn hoá giao thông ở Hà Nội, với những thước phim, kèm âm thanh và lời bình sâu sắc, sinh động, như: Ngày 24/10/2009 có phóng sự

“Văn hóa xếp hàng khi tham gia giao thông”; ngày 06/10/2009 phản ánh “Văn hoá giao thông: Hà Nội với phố "Uống bia ngồi xổm", cho thấy những hình ảnh đáng buồn: Con phố nhỏ Tạ Hiện nổi tiếng với những nét riêng với "Trà đá có ga" hay còn gọi "uống bia ngồi xổm". Các “thượng đế” trong nước và cả những “thượng đế”

quốc tế có thể thoải mái tụ tập tại đây cùng bạn bè ngay trên vỉa hè… và cả dưới lòng đường,…

VOV Giao thông lại cố gắng phân tích sâu về các hành vi phản văn hoá giao thông thông qua các chuyên đề cụ thể, với những lý luận và viện dẫn xác đáng qua các sự kiện, con số, những con người cụ thể, tạo ấn tượng sâu trong thính giả, như hàng loạt các chuyên đề: Thực trạng đi ngược chiều đường của một phận người tham gia giao thông (ngày 25/6/2010); Câu chuyện của những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh (ngày 05/7/2010); Lỗi đi xe máy lên vỉa hè của người tham gia giao thông (ngày 16/7/2010); Chở quá số người quy định khi đi xe mô tô, gắn máy (ngày 23/8/2010); Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định (ngày 13/8/2010); …

Xen trong mỗi nội dung phân tích về các chủ đề liên quan đến văn hoá giao thông, VOV Giao thông đều thông tin những vụ vi phạm điển hình; thông tin chi tiết về các quy định của pháp luật đối với vấn đề này, giúp cho thính giả không chỉ nhận thức rõ hơn về văn hoá giao thông mà còn nắm được các quy định pháp luật để thực hiện. Có thể nêu ví dụ như: VOV Giao thông ngày 09/7/2010 có bài “Lỗi cố ý vượt đèn đỏ của người tham gia giao thông” phản ánh: Nhiều lý do biện hộ cho việc vượt đèn đỏ: vội vã đến cơ quan cho kịp giờ làm việc, học hành, đưa đón con cái hoặc đến chỗ hẹn gặp đối tác bàn công chuyện làm ăn,… Đi đâu, làm gì đó là quyền riêng của mỗi cá nhân, nhưng ý thức tham gia và chấp hành Luật lệ giao thông vẫn cần được mỗi người dân đặt lên hàng đầu. Thay vì khẩn trương, tham gia giao thông một cách vội vàng, chúng ta hãy đi lại một cách từ tốn, trật tự và tuân thủ đúng Luật giao thông. Khi đến giao lộ, hãy giảm tốc độ, quan sát tín hiệu đèn,

khi đèn đã chuyển sang vàng hoặc đỏ, chúng ta phải cho xe dừng trước vạch vôi;

chỉ đi tiếp sau khi đèn chuyển màu xanh và đã quan sát an toàn xung quanh. Mọi cá nhân tham gia giao thông đường bộ, bao gồm người đi bộ, đi xe đạp hay các phương tiện giao thông khác, đều phải chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Theo Nghị định 34/2010 NĐ-CP vừa ban hành, Chính phủ đã cho phép Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng mức xử phạt vi phạm giao thông từ 40% đến 200% so với mức chung của cả nước. Theo đó, người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt đến 500.000 đồng và tước bằng lái 30 ngày. Đối với ôtô, hành vi vượt đèn đỏ, lái ôtô khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép sẽ bị xử phạt.

Bên cạnh việc phản ánh vấn đề thực trạng xây dựng văn hoá giao thông, báo chí còn đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hoá giao thông trên địa bàn Thành phố.

Qua các báo trên cho thấy “Văn hoá giao thông” không phải chuyện xa vời không thể thực hiện được, mà quan trọng là ý thức của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hoá giao thông là điều rất cần thiết, mọi người khi tham gia giao thông nên có ý thức từ những chuyện nhỏ nhất, nhằm tạo thói quen thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ. Với các ngành chức năng, ngoài việc có chế tài đủ mạnh để người tham gia giao thông thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ, còn phải tuyên truyền để mọi người thực hiện có hiệu quả văn hoá giao thông. Trong mỗi đối tượng, cần có những phương thức, cách thức tuyên truyền phù hợp để văn hoá giao thông dần thấm sâu trong tư tưởng của họ, từ đó làm biến chuyển nhận thức và hành động.

Báo Hà Nội Mới ngày 17/7/2008 có bài “Xây dựng lễ tiết, tác phong thân thiện của Cảnh sát giao thông”; ngày 30/12/2008 có bài “Thanh niên với văn hoá giao thông giao trách nhiệm và động viên giới trẻ vào cuộc”; ngày 20/7/2009 có bài:

“Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về ATGT trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) “tự thân vận động” chưa đủ”. Bài nêu: Để giải bài toán nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong CNVCLĐ Thủ đô, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ Thành phố đến cơ sở. Trước mắt, Thành phố cần quan tâm cấp kinh phí để các cấp công đoàn (CĐ) Thủ đô đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

ATGT tới CNVCLĐ; từng bước nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT. Các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự ATGT. Đối với CĐ các cấp, cần chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tới CNVCLĐ; tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, có biện pháp xử phạt CNVCLĐ cố tình vi phạm pháp luật ATGT. Và hơn hết, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ATGT, bản thân CNVCLĐ phải tự xóa bỏ những tác phong tùy tiện khi tham gia giao thông, xây dựng ý thức tự giác và chấp hành nghiêm Luật Giao thông, các quy định, quy tắc về ATGT. Báo Hà Nội Mới ngày 01/9/2009 đề xuất “Xây dựng văn hoá giao thông chỉ là khẩu hiệu nếu không có chế tài nghiêm khắc”. Tác giả Nguyễn Đức cho rằng: “Không thể xây dựng được văn hoá giao thông chỉ trong một vài tháng, thậm chí một năm mà cần một quá trình liên tục. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, rất cần chế tài xử phạt nghiêm khắc và thực hiện nghiêm túc. Nếu không, sau đơt ra quân, đâu sẽ lại vào đó”. Với đặc thù của Hà Nội, nếu thiếu chế tài nghiêm khắc sẽ khó có thể tạo dựng thói quen văn minh mới, nhất là khi cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Đáng tiếc, chủ trương này chưa nhận được sự ủng hộ tích cực của một số cơ quan chức năng.

VTV1 ngày 19/11/2009 có phóng sự “Hiệu quả từ việc đưa giảng dạy Luật giao thông vào nhà trường”; ngày 14/9/2009 phóng sự “Lực lượng quân đội trên địa bàn Thủ Đô xây dựng môi trường văn hóa giao thông”. VOV Giao thông có bài

"Bàn về hành vi đua xe trái phép của một bộ phận giới trẻ" (ngày 28/6/2010); hay bài “Lỗi đi sai làn đường của người tham gia giao thông” (VOV Giao thông ngày 12/7/2010) đã phân tích rõ: Việc phân làn và đi theo làn đường rất quan trọng. Đáng buồn là việc làm trên gần như đã bị “bỏ quên” hoặc người dân cố tình “lờ” đi khi tham gia giao thông trên đường. Tuy nhiên, công bằng mà nói, cũng còn rất nhiều bất hợp lý ngay trong việc phân làn ở nước ta như: như vạch phân ở rất nhiều đường phố đã quá mờ nhưng chưa được kẻ lại; không phân làn đường ở hầu hết các nút

“bùng binh”; phân làn giao thông không hợp lý - nhiều đường khá rộng nhưng chỉ kẻ đôi đường. Như vậy, ý nghĩa của việc phân làn không còn phát huy tác dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về an toàn giao thông, đường bộ trên địa bàn Hà Nội (Khảo sát VOV Giao thông, VTV, Hà Nội mới 2008 - 2010 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)