Kết quả phân tích thành phần lý hóa tính mẫu nước dằn tàu và nước nơi tàu cập cảng

Một phần của tài liệu Đề tài : Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương (Trang 35 - 40)

Từ tháng 9/2009 đến tháng 1/2010 đề tài đã thu được 200 mẫu nước dằn tàu, trong đó có 117 mẫu thu tại cảng Cát Lái, 43 mẫu thu tại Khánh Hội, 18 mẫu thu tại cảng VICT, 13 mẫu thu tại cảng Bến Nghé, 8 mẫu thu tại cảng Tân Thuận, 1 mẫu thu tại cảng Lotus. Ngoài ra đề tài cũng đã thu 20 mẫu nước nơi tàu cập cảng, trong đó có 4 mẫu tại cảng Bến Nghé, 5 mẫu tại cảng Cát Lái, 4 mẫu tại cảng VICT, 4 mẫu tại

cảng Khánh Hội, 1 mẫu tại cảng Tân Thuận, 1 mẫu tại cảng Lotus, 1 mẫu tại Tân Cảng.

Trong 200 mẫu nước dằn tàu có 34 mẫu từ Hongkong, 24 mẫu từ Singapore, 22 mẫu từ Đài Loan, 22 mẫu từ Biển Đông, 20 mẫu từ Trung Quốc, 18 mẫu từ Nhật, 16 mẫu từ Thái lan, 7 mẫu từ Ấn Độ, 6 mẫu từ Malaysia, 3 mẫu từ Myanma, 2 mẫu từ Campuchia, 2 mẫu từ Hàn quốc, 1 mẫu từ Indonesia, 1 mẫu từ Nam Phi, 1 mẫu từ Iran, 4 mẫu từ ngoài Việt Nam nhưng không rõ nguồn gốc (Hình 3.8). Tỉ lệ nguồn gốc của mẫu nước dằn tàu đã thu cũng tương tự như tỉ lệ các nước có tàu đến cảng TPHCM nhiều nhất, do đó có thể nói các mẫu đã thu phần nào đại diện được cho các vùng chủ yếu mà nước dằn tàu được lấy và mang vào TPHCM.

Các mẫu nước dằn tàu thu được trong đề tài có thời gian chứa trung bình trong khoang tàu là 42 ngày (độ lệch chuẩn là 62 ngày), trung vị là 18 ngày. Mẫu có tuổi ít nhất là một ngày và dài nhất là 367 ngày. Như vậy có một nữa số mẫu có tuổi từ 18 ngày trở xuống. Như các kết quả phân tích sinh vật trình bày bên dưới cho thấy, mẫu có thời gian chứa trong khoang tàu càng ngắn thì số lượng sinh vật sống càng cao.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Hình 3.8: Nguồn gốc các mẫu nước dằn tàu đã thu trong đề tài.

Các mẫu nước dằn tàu và nước nơi tàu cập cảng được phân tích một số chỉ tiêu lý hóa tính cơ bản. Số liệu thống kê được cung cấp trong bảng 3.4 và hình 3.9. Toàn bộ số liệu phân tích được cung cấp trong phụ lục 2.

Các mẫu nước dằn tàu có độ pH trung bình 7,4 so với 6,7 của nước nơi tàu cập cảng. Nhiệt độ trung bình của nước dằn tàu và nước nơi tàu cập cảng gần như nhau:

28oC–29oC. Tổng chất rắn lơ lửng của nước dằn tàu rất cao so với mẫu nước nơi tàu cập cảng: trung bình 124 mg/L so với 63mg/L. Tổng chất rắn lơ lửng cao là một yếu tố hạn chế khả năng sống của sinh vật trong nước dằn tàu. Hàm lượng oxy hòa tan trong mẫu nước dằn tàu (trung bình 5,4 mgO2/L) tương đối cao hơn mẫu nước nơi tàu cập cảng (3,4 mgO2/L). Nhưng trong đó có một số mẫu nước dằn tàu có hàm lượng oxy hòa tan rất cao. Thông thường nước dằn tàu có hàm lượng oxy hòa tan thấp, nhất là những mẫu nước chứa lâu ngày trong khoang. Kết quả này có thể là do việc bơm nước từ trong khoang chứa nước dằn tàu ra để lấy mẫu, đã góp phần hòa tan thêm một lượng lớn oxy từ không khí vào mẫu. Hay nói cách khác đó là hiện tượng đã sục một lượng lớn oxy không khí vào mẫu nước, dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan vượt mức bão hòa. Do vậy, kết quả phân tích oxy hòa tan không thực sự đáng tin cậy.

Giá trị BOD5 và COD trung bình của mẫu nước dằn tàu luôn cao hơn mẫu nước nơi tàu cập cảng và tất cả đều nằm trong khoảng ô nhiễm chất hữu cơ rất cao. Thông qua kết quả phân tích đã cho thấy, nồng độ chất hữu cơ và vô cơ quá nhiều dẫn đến sinh vật không thể sống và phát triển, do đó nồng độ BOD5 rất thấp trong khi đó nồng độ COD rất cao. Một số mẫu thu được trong nước dằn tàu đã vượt ngưỡng ô nhiễm cho phép, nguyên nhân là do khoang tàu lâu ngày không nạo vét đã tạo thành một lớp gỉ sét dày đặc trong khoang tàu. Chính vì vậy, trong quá trình thu mẫu đã khuấy động làm cho một lượng lớn lớp gỉ sét được bơm vào mẫu. Bên cạnh đó, một số mẫu nước nơi tàu cập cảng cũng có nồng độ COD rất cao - mặc dù nguồn nước này được thanh lọc thường xuyên bởi con sông chảy qua, nhưng tốc độ thanh lọc của nguồn nước này rất kém so với những nơi khác. Các nguyên nhân có thể xảy ta như: a) chúng bị ảnh hưởng bởi các đê, kè bao quanh để làm nơi tàu cập cảng dẫn đến làm giảm tốc độ của dòng chảy; b) dầu được thải từ các tàu cập cảng; c) một khối lượng lớn các chất hữu cơ bám vào thành tàu, do đó khi tàu cập cảng thì dòng chảy đi qua sẽ cuốn theo một lượng lớn các hợp chất hữu cơ và hòa tan trong nước;

d) và sự rò rỉ của một số ống nước từ tàu đã mang theo một lượng chất hữu cơ và vô cơ tan vào trong nước nơi tàu cập cảng; v.v… Cho nên nồng độ COD ở một số mẫu nơi tàu cập cảng cũng khá lớn so với mẫu nước dằn tàu. (Phụ lục 2).

Giá trị độ mặn của mẫu nước có ý nghĩ đặc biệt quan trọng vì đó là chỉ thị của nguồn nước được bơm lên tàu. Có 20 mẫu có độ mặn ≤ 5‰ chiếm 10% số mẫu. Có 25 mẫu (12,5% tổng số mẫu) có độ mặn từ 5 đến 15‰ (Hình 3.10). Nếu lấy giới hạn định nghĩa nước ngọt (< 0,5‰), nước lợ (0,5–30‰) đến nước mặn (> 30‰) thì có đến 178 mẫu nằm trong giới hạn này (chiếm 90% số mẫu). Như vậy số tàu mang nước dằn vào cảng có độ mặn trong khoảng từ ngọt đến lợ chiếm tỉ lệ rất cao. Rõ ràng các tàu này đã không tiến hành trao đổi nước ngoài khơi trước khi vào cảng

của Việt Nam. Nếu các mẫu này có mang sinh vật sống thì khả năng chúng tồn tại được trong môi trường nước tại cảng TPHCM là rất cao.

pH

River Ballast

8.5

8.0

7.5

7.0

6.5

6.0

Temperature (oC)

River Ballast

35.0

32.5

30.0

27.5

25.0

EC (S/cm)

River Ballast

6

5

4

3

2

1

0

Salinity (%)

River Ballast

4

3

2

1

0

DO (mgO2/L)

River Ballast

70

60

50

40

30

20

10

0

River Ballast

900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

BOD (mgO2/L)

River Ballast

200

150

100

50

0

COD (mgO2/L)

River Ballast

2500

2000

1500

1000

500

0

Tổng chất rắn lơ lửng (mg/L)

Hình 3.9: Biểu đồ hình hộp so sánh giá trị các chỉ tiêu lý hóa căn bản giữa mẫu nước dằn tàu và nước bên ngoài tàu cập cảng thu được trong đề tài.

3.6 3.0

2.4 1.8

1.2 0.6

0.0

Median Mean

2.8 2.6

2.4 2.2

2.0

A nderson-Darling Normality Test

V ariance 0.9779 Skew ness -0.931620 Kurtosis -0.314013

N 200

Minimum 0.0200

A -Squared

1st Q uartile 1.6675

Median 2.6300

3rd Q uartile 2.9500

Maximum 3.8900

95% C onfidence Interv al for Mean 2.0806

10.15

2.3563 95% C onfidence Interv al for Median

2.4102 2.7633

95% C onfidence Interv al for StDev

0.9005 1.0966

P-V alue < 0.005

Mean 2.2185

StDev 0.9889

9 5 % Confidence Inter vals

Hình 3.10: Thống kê độ mặn của 200 mẫu nước dằn tàu thu được trong đề tài.

Bảng 3.4: Số liệu thống kê cơ bản các chỉ tiêu lý hóa của mẫu nước dằn tàu và nước bên ngoài tàu cập cảng.

Trung bình ĐL Chuẩn Minimum Trung vị Maximum Ballast 7,42 0,50 5,86 7,55 8,46

pH Port 6,73 0,28 6,35 6,67 7,37

Ballast 29,44 2,50 24,90 29,10 35,60 Nhiệt độ

(oC) Port 27,67 4,02 11,50 28,55 31,10 Ballast 3,61 1,55 0,03 4,29 6,08 EC (S/m)

Port 0,07 0,04 0,01 0,07 0,17

Ballast 22,18 9,89 0,20 26,30 38,90 Độ mặn

(‰) Port 0,35 0,21 0,10 0,30 0,90 Ballast 124,59 168,38 0,00 59,50 916,00 TDS

(mg/L) Port 62,98 32,64 12,60 63,50 124,00 Ballast 4,63 1,73 0,00 4,70 12,46 DO

(mgO2/L) Port 3,40 1,79 0,60 3,13 6,14 Ballast 15,03 24,23 0,52 9,17 217,45 BOD5

(mgO2/L) Port 7,87 6,03 3,09 5,70 22,68 Ballast 620,85 459,21 13,33 533,74 2.388,15 COD

(mgO2/L) Port 437,87 332,38 70,07 330,67 995,00 Ghi chú: Ballast = mẫu nước dằn tàu; Port = mẫu nước bên ngoài tàu cập cảng

Một phần của tài liệu Đề tài : Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)