Kết quả phân tích phiêu sinh thực vật trong mẫu nước dằn tàu

Một phần của tài liệu Đề tài : Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương (Trang 40 - 46)

Khảo sát thành phần loài phiêu sinh thực vật cho thấy chỉ có 98 mẫu trong 200 mẫu nước dằn tàu là có sự xuất hiện của phiêu sinh thực vật, còn lại 102 mẫu là không có sinh vật sống. Các mẫu nước dằn tàu thu trong các khoang có điều kiện môi trường xấu như khoang bị rỉ sét, nồng độ O2 thấp, thời gian chứa lâu (sau 3 tháng) cho thấy số lượng phiêu sinh thực vật có trong những mẫu này rất ít. Số lượng phiêu sinh thực vật tìm thấy trong mẫu nước dằn tàu chỉ có 1 loài hoặc nhiều hơn thì cũng chỉ có tối đa là 5 loài. Chính vì vậy, không thể tính được mật độ loài xuất hiện cũng như độ ưu thế của loài trong mẫu nước. Bên cạnh đó, mẫu phiêu sinh thực vật có trong nước dằn tàu chủ yếu là những loài thuộc ngành Khuê tảo, nhưng không thể phá mẫu (mục đích là phân hủy các chất hữu cơ để định danh dựa trên lớp vỏ silic).

Vì nếu phá mẫu và làm tiêu bản thì sẽ rất khó tìm thấy sự xuất hiện của thành phần phiêu sinh thực vật (số lượng loài rất ít), cho nên mẫu phiêu sinh thực vật được định danh trên dạng sống.

Nguồn gốc nước dằn tàu có chứa phiêu sinh thực vật xuất phát chủ yếu từ các nước thuộc khu vực Châu Á như: Cảng Jakarta (Indonesia); Cảng Laem–Chabang (Thailand), Cảng Shihanoukville (Campuchia), Cảng Singapore, Hongkong, các cảng thuộc Trung Quốc như Shanghai, Xiamen, Shekou, Beihai, các Cảng Keelung, Kaohsiung, Pao-chang, Taichung thuộc Đài Loan; Kwangxang, Pusan thuộc Hàn Quốc; Tokyo, Yokohama, Nagoya, Kobe thuộc Nhật Bản; Mumbay thuộc Ấn Độ (Hình 3.11).

1 1

12

5

1

9 9 8

37

5 0

5 10 15 20 25 30 35 40

Ấn Độ CampuchiaĐài LoanHàn QuốcIndonesia Nhật BảnSingaporeThái Lan Trung Quốc

Việt Nam

Hình 3.11: Số lượng mẫu nước dằn tàu có chứa phiêu sinh thực vật thu tại mỗi quốc gia.

Kết quả định danh được 35 giống phiêu sinh thực vật thuộc 5 ngành (Phụ lục 3).

Ngành Tảo lam – Cyanophyta: (3 giống: Arthrospira; Oscillatoria; Phormidium);

Ngành Tảo Silic - Bacillariophyta: (24 giống: Amphipleura; Aulacoseira;

Bacteriastrum; Bellerochea; Chaetoceros; Climacosphenia; Coscinodiscus;

Cyclotella; Ditylum; Gyrosigma; Hemidiscus; Lauderia; Navicula; Nitzschia;

Octactis; Odontella; Planktoniella; Pleurosigma; Pseudo-nitzschia; Rhizosolenia;

Skeletonema; Surirell ; Thalassionema; Thalassiosira);

Ngành Tảo lục-Chlorophyta (4 giống: Closterium; Dictyosphaerium; Pediastrum;

Scenedesmus);

Ngành Tảo mắt-Euglenophyta (3 giống: Euglena; Lepocinclis; Phacus);

Ngành Tảo giáp-Dinophyta (1 giống: Protoperidinium).

Các giống thuộc ngành Khuê tảo - Bacillariophyta có sự phân bố rộng, từ môi trường nước ngọt đến nước mặn. Kết quả đo nồng độ muối của các mẫu nước dằn tàu cũng cho thấy một khoảng biến thiên rộng. Các giống Coscinodiscus có trong mẫu IMO 9153070 có nồng độ muối là 33,5‰. Các giống Chaetoceros có trong mẫu IMO 9319131 có nồng độ muối là 30,5‰. Thalassionema có trong mẫu IMO 9202156 có nồng độ muối 30,1‰. Tuy nhiên mẫu IMO 9219252 và IMO 8717518 cũng có sự xuất hiện của Coscinodiscus, ChaetocerosThalassionema nhưng nồng độ muối chỉ từ khoảng 1,5‰ đến 8,7‰.

Bacillariophyceae, 24

Euglenophyceae, 3 Dinophyceae, 1 Chlorophyceae, 4

Cyanophyceae, 3

Hình 3.12: Số giống phiêu sinh thực vật trong mỗi lớp.

Theo Hallegraeff và cộng sự (2003) một số giống khuê tảo có khả năng nở hoa, gây ngộ độc môi trường thủy sinh. Các giống khuê tảo này có thể xuất hiện dưới dạng những chuỗi nhỏ như Skeletonema, Thalassiosira, Leptocylindrus, Asterionella cho đến những loài có kích thước lớn hơn như Dentonula, Lauderia, Eucampia. Bên

cạnh đó, những loài song chiên tảo như Protoperidinium, Ceratium cũng có khả năng gậy ngộ độc môi trường khi chúng phát triển quá nhiều.

Trong các mẫu nước dằn tàu đã thu trong đề tài đã quan sát thấy có sự xuất hiện của một số giống khuê tảo này như: Skeletonema có trong mẫu IMO 8225321 (lấy nước ngoài biển khơi), IMO 9159098 (lấy ở Nhật Bản), IMO 9159098 (ngoài biển phía Nam Trung Quốc); Thalassiosira có trong nước dằn lấy ở cảng Beihai, Trung Quốc (IMO 8400866); Lauderia từ nước dằn lấy ở các cảng của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan (IMO 9146895; IMO 9381914; IMO 8901755; IMO 8400866); Protoperidinium (thuộc nhóm song chiên tảo) có ở trong tàu IMO 9306251, được thu ngoài biển khơi. Theo nghiên cứu của Ajani và các cộng sự (2001) nếu những giống phiêu sinh này gặp điều kiện thuận lợi có thể sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng nở hoa chỉ trong vòng 22 ngày.

Một số loài khuê tảo thuộc giống ThalassiosiraChaetoceros có thể phát triển với mật độ dày đặc dẫn đến tình trạng suy giảm oxy hòa tan trong thủy vực, làm cản trở quang hợp của thực vật thủy sinh, gây chết cá và những loài hai mảnh vỏ (như nghêu, sò) và cả một số loài động vật không xương sống cở lớn. Trong các mẫu nước dằn tàu có hai mẫu là có sự xuất hiện của 2 giống này, đó là mẫu IMO 8400866 có Thalassiosira, được thu tại cảng Beihai, Trung Quốc. Chi Chaetoceros có trong mẫu IMO 9219252 và IMO 8901755 được thu tại cảng Keelung, Đài Loan.

Theo Hallegraeff và cộng sự (2003) một số loài thuộc giống Pseudo-nitzschia có chứa độc tố acid domoic (iso-DNA) gây hại đến đời sống của những động vật hai mảnh vỏ. Khi con người ăn phải những loài động vật hai mảnh vỏ này có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ (Amnesic Shellfish Poisoning-ASP). Những loài tiêu biểu có thể gây ngộ độc là Pseudo-nitzschia delicatissima (Cleve) Heiden; Pseudo- nitzschia pungens Hasle; Pseudo-nitzschia australis Frenguelli; Pseudo-nitzschia cf. striata Frenguelli.

Ngành Tảo mắt-Euglenophyta thường phát triển trong môi trường phú dưỡng.

Trong các mẫu đã thu có sự xuất hiện của 3 giống: Euglena, LepocinclisPhacus.

Trong đó, Euglena được thu ở ngoài sông thuộc địa phận của Việt Nam (12.21N;

109.46E); Lepocinclis được thu ở cảng Trung Quốc (IMO 9306079 và IMO 8400866); Phacus được thu ở cảng Trung Quốc (IMO 8400866) và Hồng Kông (IMO 9219252). Các loài tảo mắt này có trong nước dằn có thời gian chứa trong khoang tàu không lâu. Và những giống này thường tìm thấy ở những nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao, do đó, chúng thường được xem như sinh vật chỉ thị cho nguồn nước bị ô nhiễm.

Ngành Cyanophyta (Tảo lam) và ngành Chlorophyta (Tảo lục) thường sống trong môi trường nước ngọt. Trong ngành Cyanophyta có hai giống loài có khả năng tiết ra độc tố gây hại cho sinh vật. Các giống loài tiêu biểu như là Anabaena circinalis Rabenhorst và Microcystis aeruginosa Kutzing. Các giống loài phiêu sinh thực vật thuộc nhóm này thường không thể sống trong môi trường có nồng độ muối cao (khoảng 5–6 g muối/lít), nhưng có thể sống trong môi trường khoảng 3g muối/lít.

Sự có mặt của các loài phiêu sinh thực vật nước ngọt trong các mẫu nước dằn tàu là một chỉ thị đáng lo ngại. Điều này cho thấy đây là các mẫu nước được thu ở sông và đã không được trao đổi ngoài biển khơi theo như quy định quốc tế về quản lý nước dằn tàu (cách bờ 50–200 hải lý). Các cảng thuộc cụm cảng TPHCM đều nằm trong khu vực nước ngọt hoặc nước lợ, do đó các sinh vật trong nước dằn tàu có nguồn gốc nước ngọt rất dễ có khả năng sống sót một khi được xả từ nước dằn tàu ra sông.

Trong 20 mẫu nước nơi tàu cập cảng đã định danh được 40 giống phiêu sinh thực vật, trong đó có 16 giống có sự hiện diện trong một số mẫu nước dằn tàu:

Amphipleura; Aulacoseira; Bellerochea; Climacosphenia; Closterium;

Coscinodiscus; Cyclotella; Dictyosphaerium; Euglena; Gyrosigma; Navicula;

Nitzschia; Oscillatoria; Pediastrum; Phormidium; Surirella. Nhưng chỉ có 5 giống phiêu sinh thực vật được tìm thấy trong mẫu nước nơi tàu cập cảng (Actinastrum;

Eunotia; Leptocylindrus; Mougeotia; Pinnularia), không thấy xuất hiện trong nước dằn tàu. Có lẽ những loài này chỉ sống trong môi trường nước ngọt.

Bảng 3.5: So sánh sự xuất hiện các giống phiêu sinh thực vật trong nước dằn tàu và nơi tàu cập cảng

STT Giống Nước dằn tàu Nước nơi tàu cập cảng

1 Actinastrum x

2 Amphipleura x x

3 Arthrospira x

4 Aulacoseira x x

5 Bacteriastrum x

6 Bellerochea x x

7 Chaetoceros x

8 Climacosphenia x x

9 Closterium x x

10 Coscinodiscus x x

11 Cyclotella x x

12 Dictyosphaerium x x

STT Giống Nước dằn tàu Nước nơi tàu cập cảng

13 Ditylum x

14 Euglena x x

15 Eunotia x

16 Gyrosigma x x

17 Hemidiscus x

18 Lauderia x

19 Lepocinclis x

20 Leptocylindrus x

21 Mougeotia x

22 Navicula x x

23 Nitzschia x x

24 Octactis x

25 Odontella x

26 Oscillatoria x x

27 Pediastrum x x

28 Phacus x

29 Phormidium x x

30 Pinnularia x

31 Planktoniella x

32 Pleurosigma x

33 Protoperidinium x

34 Pseudo-nitzschia x

35 Rhizosolenia x

36 Scenedesmus x

37 Skeletonema x

38 Surirella x x

39 Thalassionema x

40 Thalassiosira x

Bảng 3.6: Phân loại môi trường sống của 40 giống phiêu sinh.

Nguồn: http://www.dnr.state.md.us/bay/cblife/algae/cyano/index.html STT Giống

Freshwater (nước ngọt) (0-0,5ppt)

Oligohaline (ít muối) (0,5-5ppt)

Mesohaline (nước lợ) (5-18ppt)

Polyhaline (nước mặn)

(18-30ppt)

1 Actinastrum x

2 Amphipleura x x

3 Arthrospira x x

STT Giống

Freshwater (nước ngọt) (0-0,5ppt)

Oligohaline (ít muối) (0,5-5ppt)

Mesohaline (nước lợ) (5-18ppt)

Polyhaline (nước mặn)

(18-30ppt)

4 Aulacoseira x x

5 Bacteriastrum x

6 Bellerochea x x

7 Chaetoceros x x

8 Climacosphenia x x

9 Closterium x x x

10 Coscinodiscus x x x x

11 Cyclotella x

12 Dictyosphaerium x x

13 Ditylum x x

14 Euglena x x

15 Eunotia x x

16 Gyrosigma x x x

17 Hemidiscus x x

18 Lauderia x x

19 Lepocinclis x x

20 Leptocylindrus x x x x

21 Mougeotia x x

22 Navicula x x

23 Nitzschia x x x

24 Octactis x x

25 Odontella x x

26 Oscillatoria x x x

27 Pediastrum x x

28 Phacus x x

29 Phormidium x x

30 Pinnularia x x

31 Planktoniella x x

32 Pleurosigma x x

33 Protoperidinium x x

34 Pseudo-nitzschia x x

35 Rhizosolenia x x

36 Scenedesmus x x

37 Skeletonema x x

STT Giống

Freshwater (nước ngọt) (0-0,5ppt)

Oligohaline (ít muối) (0,5-5ppt)

Mesohaline (nước lợ) (5-18ppt)

Polyhaline (nước mặn)

(18-30ppt)

38 Surirella x x

39 Thalassionema x x

40 Thalassiosira x x

Một phần của tài liệu Đề tài : Quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn qua đường tàu viễn dương (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)