Đặc điểm một số loài thú linh trưởng

Một phần của tài liệu thú rừng - mammalia việt nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài. t.2 (Trang 24 - 84)

Hiện nay có 8 giống ở Đông Nam Châu Á và Châu Phi, trong đó có 2 giống ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam có 1 giống: Nycticebus.

Đặc điểm của nhóm này là chuyển động rất chậm chạp. Ở Việt Nam có hai loài Nycticebus bengalensis và Nycticebus pygmaeus.

1. Cu li lớn Nycticebus bengalensis (Lacepede,1800) Synonym: Nycticebus javanicus Geoffroy E., 1812 Nycticebus caucang (Boddaert, 1785)

Nycticebus cinereus Milne-Edwards, 1867

Tên khác: Cu li lớn, cù lần, chỉ gió, xấu hổ (Việt), linh kè, nà nhún (Tày, Nùng), mong lì (Mường), lình lom (Thái).

Đặc điểm hình thái: Đầu tròn, trên đỉnh đầu có sọc màu nâu sẫm. Lưng có màu xám hay vàng nhạt, đầu và chi có màu sáng hơn lưng. Mắt trố to được bao quanh bởi những vòng lông màu nâu đỏ và có những vệt dài màu nâu nhạt chạy tới đỉnh đầu. Từ hai gốc tai có vệt lông màu nâu nhạt chạy lên đỉnh đầu và liên kết với nhau.

Dải lông màu nâu sẫm chạy dọc từ trên đỉnh đầu theo sống lưng xuống phía dưới. Lông mịn màng, có màu vàng đỏ cũng có thể có màu vàng nhạt hoặc màu xám. Ngực thường có màu xám tro. Bụng màu hơi vàng nhạt. Hông và chân sau có màu đỏ hoe. Ngón tay trỏ nhỏ, ngón chân thứ hai có vuốt, các ngón khác có ống. Răng hàm thứ nhất lớn hơn răng hàm thứ hai. Kích thước cỡ nhỏ. Dài thân thường nhỏ hơn 380mm. Dài đuôi khoảng 16-30mm, Dài bàn chân sau: 53-72mm, Cao tai: 19-23mm, Sọ lớn nhất có chiều dài: 61,0- 64,6mm (54-67mm). Trọng lượng cơ thể thường đạt từ 1-2kg. Số nhiễm sắc thể 2n=50-52.

Sinh học, sinh thái: Con đực và con cái trưởng thành sau 21 tháng (Weisenseel, 1995). Thời gian mang thai 191 ngày (Izard, 1988). Khoảng cách giữa các lần sinh từ 12-18 tháng (Nash, 1993).

Cuộc sống kéo dài khoảng 20 năm (Parker, 1990). Thức ăn chủ yếu là quả cây: 50%, các loài động vật: 30%, đặc biệt là các loài côn trùng (Beader, 1987).

Đây là loài hoạt động về ban đêm. Chúng thường hoạt động rất tích cực vào khoảng thời gian từ 9-12 giờ đêm. Sau 4 giờ sáng chúng tìm đường về các hốc cây nơi chúng làm tổ để trú ẩn. Ban ngày ngủ trên cây cuộn tròn, mặt cúi vào trong lòng. Chúng thường làm tổ trên các hốc cây. Cuộc sống leo trèo nên khả năng chuyển cành trên các cây kể cả những cây lớn đều rất tốt. Loài cu li lớn di chuyển chậm chạp, chúng di chuyển nhanh hơn khi bắt mồi. Sống đơn độc hoặc thành nhóm 3-4 cá thể. Khu vực sống chủ yếu là các khu rừng. Rừng tre nứa, rừng nguyên sinh, cây bụi, các khu vườn thứ sinh (Đào Văn Tiến, 1961). Chúng thích các vị trí trên đỉnh núi hoặc đỉnh giông có thể cao tới 1300m so với mực nước biển (Payne, 1985).

Thời kỳ sinh sản của cu li lớn thường tập trung vào các tháng cuối năm từ tháng 10 đến tháng 12. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 37-54 ngày, thời gian mang thai từ 180-193 ngày, mỗi lứa đẻ 1 con, thỉnh thoảng 2 con. Tuổi trưởng thành sinh dục là khoảng từ 17-21 tháng và khoảng cách giữa hai lần sinh khoảng từ 12-18 tháng.

Phân bố:

- Thế giới: Ấn Độ, Bănglađét, Mianma, Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Philippin.

- Việt Nam: Lào Cai (Văn Bàn), Yên Bái (Ta Lang), Tuyên Quang (KBTTN Bản Bung - Tát Kẻ), Bắc Cạn (Đình Cả, Bản Thi, VQG Ba Bể, Chợ Rã), Sơn La (KBTTN Sốp Khộp), Phú Thọ (VQG Xuân Sơn), Thái Nguyên (Thần Xa), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), Lạng Sơn (Hoa Thông), Hoà Bình (KBTTN Hang Kia - Pà Cò, Đà Bắc), Ninh Bình (VQG Cúc Phương), Thanh Hoá (VQG Bến En, KBTTN Xuân Liên, Pù Luông), Nghệ An (VQG Pù Mát, KBTTN Pù Hoạt), Hà Tĩnh (KBTTN Kẻ Gỗ), Quảng Bình (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng), Quảng Trị (KBTTN Bắc Hương Hoá & Đắk Rông), Thừa Thiên - Huế (VQG Bạch Mã, KBTTN Phong Điền), Quảng Nam (Trà My, Tiên Phước, Nam Giang), Kon Tum (VQG Chư Mom Rây, KBTTN Ngọc Linh, Sa Thày), Gia Lai (VQG Kon cha rang, KBTTN Chư Prông), Tây Ninh (VQG Lò Gò Sa Mát. Loài này có khu vực phân bố rất rộng trên cả nước và ở một số nước châu Á. Theo tính toán của các nhà khoa học đã xác định khoảng 35 địa điểm có sự phân bố của loài trong đó có khoảng 22 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Giới hạn phân bố ở Việt Nam về phía nam vào khoảng 130 vĩ Bắc tới tỉnh Tây Ninh.

Giá trị sử dụng: Cu li lớn là loài thú thuộc diện hiếm hiện nay ở Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hầu như rất khó gặp loài này trong thời gian nghiên cứu ngoài thiên nhiên. Bản chất di chuyển rất chậm chạp, là loài hoạt động vào ban đêm, mắt của cu li lớn có độ phản quang rất lớn khi gặp ánh đèn nên rất dễ bị thợ săn và những đối tượng khác phát hiện vào ban đêm. Nếu bị phát hiện vào ban ngày thì cu li lớn hầu như không có phản ứng và khả năng chạy trốn. Qua những nghiên cứu về buôn bán các loài động vật hoang dã tại các tỉnh biên giới thì cu li lớn là đối tượng thường bị buôn bán nhiều để làm cảnh và một số nhu cầu khác (Đỗ Anh Dũng, 2006)

Tình trạng bảo tồn: VU - SĐVN (2007); DD - IUCN (2007);

IB-NĐ32/2006/NĐ-CP

Cu li lớn Nycticebus bengalensis

2. Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 Synonym: Nycticebus intermedius Dao, 1960

Tên khác: Cu li nhỏ, cù lần, cu li lùn (Việt), tu lình lom (Thái) Đặc điểm hình thái: Trông giống như cu li lớn (N. bengalensis), nhưng nhỏ hơn và ở lưng màu vàng hơn. Xung quanh hai mắt có vòng tròn lông màu nâu vàng. Có hai dải lông màu nâu sẫm chạy từ đỉnh đầu xuống trên hai mắt. Từ hai gốc tai có hai vệt rộng màu nâu đỏ chạy từ trên đỉnh đầu và nối với nhau. Lông mềm mại, màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vệt trắng. Dọc sống lưng không có sọc hoặc rất mờ, bụng trắng vàng ánh bạc. Răng hàm thứ hai lớn hơn răng hàm thứ nhất. Ngón chân thứ 2 có vuốt, các ngón chân khác có móng. Kích thước nhỏ: Dài đầu và thân: 230- 243mm, Dài đuôi: 11-14mm, Dài bàn chân sau: 29-47mm, Cao tai:

20-23mm, Sọ lớn nhất: 51-52mm, Trọng lượng: 370-458g.

Sinh học, sinh thái: Con cái trưởng thành sau 9 tháng, con đực sau 17-20 tháng. Thời gian mang thai kéo dài 188 ngày

(Weisenseel, 1995). Tuổi thọ kéo dài 20 năm (Kappeler, 1991).

Thức ăn là quả, nõn cây côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ và chúng thường ăn nhựa cây (Tan, 1994). Thời gian hoạt động tích cực nhất là vào ban đêm. Thích leo trèo. Loài này chuyển động nhanh hơn loài cu li lớn (Tan, 1994).

Sống đơn độc hay thành nhóm nhỏ 3-4 con. Chúng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau. Thích nghi với điều kiện rừng thưa, thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm, ven rừng, trên nương rẫy.

Loài cu li nhỏ thường sinh sản theo mùa. Thời kỳ động dục vào khoảng từ tháng 7 tới tháng 9 hàng năm, trung bình vào khoảng 50 ngày (Feng Quyng, Wang Yingxiang và Li Chonggyun, 1995). Thời gian giao phối kéo dài từ 30 giây tới 3 phút. Số con non trong mỗi lần sinh khoảng 2 với trọng lượng con non khoảng 17,6g.

Thời kỳ sinh sản của cu li nhỏ thường tập trung vào các tháng cuối năm từ tháng 10 đến tháng 12. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 37 - 54 ngày, thời gian mang thai từ 180 - 193 ngày, mỗi lứa đẻ 1 con, thỉnh thoảng 2 con. Tuổi trưởng thành sinh dục là khoảng từ 17 - 21 tháng, con cái có tuổi trưởng thành sinh dục sớm hơn con đực và vào khoảng sau 10 tháng tuổi và khoảng cách giữa hai lần sinh khoảng từ 12 - 18 tháng. Tuổi thọ trung bình là 20 năm.

Phân bố:

- Thế giới: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia

- Việt Nam: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La (sông Mã), Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Na Hang), Lạng Sơn, Bắc Kạn (VQG Ba Bể), Phú Thọ (VQG Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (Phú Yên), Hà Tây (Ba Vì), Bắc Giang, (Lục Yên, Hà Giang), Hoà Bình, Ninh Bình (VQG Cúc Phương), Thanh Hoá, (Hồi Xuân, KBTTN Xuân Liên, Pù Hu và Pù Luông, VQG Bến En), Nghệ An (Nghĩa Đàn, KBTTN Pù Huống và Pù Hoạt, VQG Pù Mát), Quảng Bình (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng), Quảng Trị (KBTTN Bắc Hương Hoá và Đắk Rông), Thừa Thiên - Huế (VQG Bạch Mã), Quảng Nam, Đà Nẵng (Sơn Trà), Kom Tum (Sa Thày), Gia Lai (An Khê, Kon Hà Nừng, Kon Cha Rang, VQG Kon Ka Kinh), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột, VQG Yok Đon và Chư Yang Sin, Nam Ca, Ea Sup, EaKar, Đắk Nông), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Khánh Hoà (Nha Trang), Ninh Thuận (VQG Núi Chúa), Tây Ninh (VQG Lò Gò Sa Mát), Bình Thuận (KBTTN Biển Lạc Núi

Ông và Ka Long Sông Mao), Đồng Nai (Trảng Bom, VQG Cát Tiên), Bà Rịa - Vũng Tàu (KBTTN Bình Châu Phước Bửu), Kiên Giang (VQG Phú Quốc). Loài cu li nhỏ có phạm vi phân bố rộng hơn loài cu li lớn. Vùng phân bố kéo dài tới Kiên Giang.

Giá trị sử dụng: Nuôi làm cảnh, xuất khẩu, nghiên cứu khoa học. Cũng giống như loài cu li lớn loài cu li nhỏ là loài thú hiếm hiện nay ở Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hầu như rất khó gặp loài này trong thời gian nghiên cứu ngoài thiên nhiên.

Bản chất di chuyển rất chậm chạp, là loài hoạt động vào ban đêm, mắt của cu li nhỏ có độ phản quang rất lớn khi gặp ánh đèn nên rất dễ bị thợ săn và những đối tượng khác phát hiện vào ban đêm. Nếu bị phát hiện vào ban ngày thì cu li nhỏ hầu như không có phản ứng và khả năng chạy trốn. Qua những nghiên cứu về buôn bán các loài động vật hoang dã tại các tỉnh biên giới thì cu li nhỏ là đối tượng thường bị buôn bán nhiều để làm cảnh và một số nhu cầu khác (Đỗ Anh Dũng, 2006)

Tình trạng bảo tồn: VU - SĐVN (2007); VU - IUCN (2007);

IB - NĐ 32/2006/NĐ-CP.

Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus

Họ khỉ: Cercopithecidae Gray, 1821. London Med Repos, 15: 297

Type giống: Cercopithecus Brunnich, 1772

Trong họ Cercopithecidae có 16 giống (Corbet & Hill, 1992) trong đó có 6 giống sống trong vùng Đông Nam châu Á. Có hai phân họ rõ ràng: Cercopithecinae và Colobinae. Ở Việt Nam trong phân họ thứ nhất chỉ có 1 giống: Macaca, các giống còn lại nằm trong trong phân họ thứ hai. Tất cả các loài trong họ đều hoạt động vào ban ngày và chủ yếu trên cây. Thức ăn chủ yếu là lá, chồi non và các loài quả, thỉnh thoảng ăn các loài động vật. Các loài trong phân họ khỉ là các loài ăn tạp.

Phân họ khỉ: Cercopithecinae Gray, 1821. London Med Repos. 15: 297

Synonym:

Cercocebini, Papinae, Papiomenae

Giống: Macaca Lacepede, 1799. Tabe. Dlv. Subd orders Genres Mammiferes 29 p.4.

Type species: Simia inuus Linnaeus 1766 = Simia sylvanus Linnaeus 1758.

3. Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides (I. Geoffroy, 1831) Synonym: Macacus arctoides Geoffroy, 1831

Macacus ursinus Gervais. 1854 Papio melanotis Ogilby, 1839

Phân loài: Macacus speciosa subfossillis Jouffroy, 1959:213:

Ninh Bình, Việt Nam.

Tên khác: Khỉ mặt đỏ, khỉ cộc, khỉ đen, khỉ gấu (Việt), căng đin, lình càng (Tày, Nùng), tu căng (Thái), doọc lin (Bana, Ê đê)

Đặc điểm hình thái: Màu lông thường là màu nâu sẫm, nhưng cũng có biến đổi từ đen sang đỏ. Phần dưới của bụng bao giờ cũng nhạt hơn phía trên. Lưng màu nâu đỏ tới nâu sẫm. Mặt phần lớn có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh.

Lông ở hai bên má toả ra phía sau. Khỉ mặt đỏ có đuôi to ngắn, không quá 1/3 dài bàn chân sau. Dương vật của con đực trưởng thành dài khác thường. Điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Kích thước cơ thể: dài đầu và thân: 610-715mm, dài đuôi: 59- 100mm, dài bàn chân sau: 136-163mm, cao tai: 38-42mm, sọ lớn

nhất: 130-160mm, trọng lượng cơ thể con cái: 7,1-9,0kg, con đực:

9,7-10,3kg.

Sinh học, sinh thái: Thời gian sinh sản của khỉ mặt đỏ được ghi nhận là quanh năm, tập trung vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 8.

Trong đàn một cá thể đực thường giao phối với nhiều cá thể cái, tần suất giao phối có thể nhiều lần trong một ngày. Thời gian mang thai 178 ngày (Ross, 1992), khoảng cách giữa các kỳ sinh: 19 tháng.

Thời gian sống khoảng 30 năm (Ross, 1991).

Khỉ mặt đỏ là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và động vật kể cả côn trùng, chim và trứng (Richard, 1989).

Khỉ mặt đỏ là loài sống theo bầy đàn trong tất cả các sinh cảnh sống, kích thước của đàn lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố sinh thái hữu sinh hay vô sinh. Trong những sinh cảnh rừng kín thường xanh núi đất, mà ở đó ít bị tác động của con người, không có nhiều thú lớn ăn thịt thì kích thước của đàn có thể đạt tới 40 cá thể, đặc biệt là khu vực miền trung Việt Nam (các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình). Cấu trúc đàn là nhiều con đực, nhiều con cái, kích thước đàn từ 5-40 cá thể (Wolfheim, 1983). Dẫn đầu đàn thường là một con đực to và khoẻ nhất vì nó phải đảm nhận những vai trò quan trọng trong sinh sản hay kiếm mồi. Con đực đầu đàn thưòng có ý thức cảnh giác cao độ và thường xuyên phát ra những tín hiệu báo động khi có nguy cơ hay khi nó phát hiện ra những tiếng động lạ hoặc có dấu hiệu xuất hiện những dấu hiệu lạ. Để bảo vệ cho đàn hay khu vực sinh sống, con đực đầu đàn phải chủ động tấn công kẻ thù hay dẫn đàn chạy trốn khi gặp đối thủ quá mạnh, trong đó có con người. Chính đặc tính như vậy con đực đầu đàn gặp rất nhiều bất lợi trong khi bảo vệ đàn vì nó có thể là đối tượng chính đối với các tay thợ săn, hay dễ dàng dính bẫy hoặc dễ bị các đối thủ mạnh tấn công lại.

Kích thước của vùng sống của một đàn cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trung bình kích thước của vùng sống khoảng 6km2. Trong một ngày đàn có thể di chuyển 400-3000m (Betrand, 1969).

Qua những đợt nghiên cứu ngoài thực địa thấy rằng hoạt động của khỉ cộc tuân thủ theo những quy luật nhất định. Chúng hoạt động vào ban ngày. Cuộc sống leo trèo và cả đi trên mặt đất. Khỉ mặt đỏ thường hay đi trên mặt đất trong rừng và dọc theo các bờ sông và suối (Richard, 1989), chưa thấy chúng bơi. Trong lúc đi ăn chúng thường phát ra tiếng kêu để gọi nhau hoặc khi thấy nguy hiểm.

Trong đàn có con đực dẫn đầu để bảo vệ đàn. Chúng đi kiếm ăn hàng ngày theo những lối đi đã được định sẵn phụ thuộc vào nguồn thức ăn sẵn có. Mỗi ngày chúng có thể đi theo một hướng khác nhau và sau khoảng 3 - 4 ngày chúng lặp lại lối đi cũ. Chúng kiếm thức ăn ở trên cây hay dưới mặt đất. Trong những đợt nghiên cứu thường xuyên gặp khỉ cộc kiếm ăn dưới mặt đất. Chỗ ngủ thường là những nơi kín đáo trên cây và chúng cũng thay đổi chỗ ngủ thường xuyên để tránh sự theo dõi. Gặp những đợt gió mùa đông bắc hay những hôm trời mưa to đàn thường tìm những nơi khuất, kín đáo để tránh rét và mưa.

Khỉ mặt đỏ thường sống trong các khu rừng thấp, gió mùa, rừng khô và các khu rừng trên núi cao tới 2000m. Chúng thích những khu vừng rậm hơn. Đã ghi nhận được loài khỉ mặt đỏ trong nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau: Rừng kín thường xanh, rừng kín á nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá, rừng kín rụng lá, rừng thưa cây lá rộng, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao tre nứa và một số sinh cảnh khác nữa. Chưa ghi nhận được loài khỉ mặt đỏ trong những sinh cảnh như rừng ngập mặn hay rừng lá kim, trên các đảo gần bờ ở Biển Đông cũng chưa ghi nhận được sự có mặt của loài này. Tuy vậy vẫn quan sát thấy chúng ở những khu dân cư, đền và miếu (Wolfheim, 1983).

Phân bố:

- Thế giới: Ần Độ, Nepal, Butan, Bănglađét, Mianma, Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.

- Việt Nam: Phân bố rộng khắp cả nước tại các khu vực ở các tỉnh như sau: Hà Giang (KBTTN Tây Côn Lĩnh), Cao Bằng (Trùng Khánh, Pia Oắc), Lai Châu (Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Kim Sơn, Lập Thạch, Mường Tè), Lào Cai (VQG Hoàng Liên), Sơn La (Mộc Châu, sông Mã), Tuyên Quang (Chiêm Hoá, KBTTN Na Hang), Lạng Sơn (KBTTN Hữu Liên), Bắc Kạn (VQG Ba Bể), Phú Thọ (VQG Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), Thái Nguyên (Thần Sa, Kỳ Thượng), Hoà Bình (Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi), Thanh Hoá (Hồi Xuân, KBTTN Xuân Liên, Pù Hu và Pù Luông, VQG Bến En), Nghệ An (Bến Thuỷ, Hương Khê, KBTTN Pù Huống và Pù Hoạt, VQG Pù Mát), Quảng Bình (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng), Quảng Trị (KBTTN Bắc Hương Hoá và Đắk Rông), Thừa Thiên - Huế (KBTTN Phong Điền, VQG Bạch Mã), Quảng Nam (KBTTN Ngọc Linh, Nam Giang, Quế Sơn, Đông Giang), Kom Tum (VQG Chư Môm Ray, KBTTN Ngọc Linh), Gia Lai (An Khê, Kon Hà

Một phần của tài liệu thú rừng - mammalia việt nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài. t.2 (Trang 24 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)