20.5. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIS PHÂN VÙNG SINH THÁI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
20.5.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên sử dụng để phân vùng
20.5.1.1. Cơ sở phân vùng
- Cơ sở để đề xuất phân vùng nuôi trồng thủy sản dựa vào sự phân tích tổng hợp các yếu tố chính đã nêu trong các chương 2 đến chương 5.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tài liệu, nên các vùng được đề xuất sẽ là tổng hợp những yếu tố có tính phân bố không gian sau đây:
- Chế độ ngập nhấn mạnh 2 yếu tố:
+ Độ ngập sâu (xác định theo đỉnh triều) + Thời gian ngập
Chế độ ngập ở đây đề cập đến ngập do lũ và ngập do thủy triều.
- Chất lượng nước (độ mặn, pH) - ẹũa hỡnh (cao, trung bỡnh, thaỏp) - Đất (loại đất)
Yếu tố mưa cung cấp nuớc ngọt cho một số vùng đất mặn và nhiễm mặn.
Vì vậy, chỉ tiêu này được đưa vào làm một tiêu chí để phân loại vùng nuôi trồng thủy sản. Lượng mưa được chia thành 2 mức là dưới và trên 2000mm trong năm.
Yếu tố thảm phủ như rừng ngập mặn là yếu tố quan trọng nhưng mức độ quan trọng lại chưa được xác định rõ trong các mô hình nuôi thủy sản hiện nay. Vì vậy, yếu tố này được xem là những yếu tố để “nhận biết” nhưng chưa định lượng được mức độ ổn định của các đơn vị vùng phân chia.
Việc xác định các phân vị vùng còn được tham khảo với các tài liệu:
- Đặc điểm địa mạo
- Sông ngòi, kênh rạch đóng vai trò đưa nước biển, phù sa và nguồn thủy sinh vào rừng ngập mặn, nâng cao năng suất sinh học của hệ sinh thái.
Hầu hết các khu vực nuôi trồng thủy sản có chế độ khí hậu ổn định trong năm, nền nhiệt và lượng mưa khá cao. Sự phân bố mưa, xâm nhập mặn theo mùa và theo vụ đã chi phối mạnh việc bố trí sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.
20.5.1.2. Nguyeân taéc chung
Việc phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản lấy dữ liệu cơ bản là các loại bản đồ đơn tính, tỷ lệ 1/100.000 của 4 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh:
+ Bản đồ địa hình, địa mạo + Bản đồ đất
+ Bản đồ phân bố lượng mưa
+ Bản đồ xâm nhập mặn với đường đẳng trị mặn 4 g/l + Bản đồ ngập lụt
Các yếu tố đã được chọn làm cơ sở phân vùng sẽ được số hóa và mã hóa từng thành phần đặc trưng cho các đối tượng trên từng lớp bản đồ theo các cơ sở dữ liệu nêu trên của từng tỉnh theo sơ đồ sau:
Hình 20.9: Xây dựng các bản đồ chuyên đề phân vùng nuôi trồng thủy sản tỷ lệ1/100.000 để tạo ra các lớp dữ liệu.
a) Yếu tố cơ sở để phân vùng
Việc phân vùng chính là sự tổ hợp các nhóm đặc trưng khác nhau cho từng đối tượng trên các bản đồ dữ liệu nền. Chỉ có các yếu tố tạo ra sự phân
+
+ +
+
Kieồu ủũa hỡnh ủũa
mạo Lọai đất Phân bố lượng
mưa Xâm nhập mặn
Ngập lụt
Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản
nhóm rõ ràng của các đối tượng mới được chọn làm yếu tố cơ sở để phân vùng hay các tiêu chí phân vùng. Các yếu tố này được lựa chọn làm tiêu chuẩn phân vùng có đối chiếu với các loại đặc điểm sinh thái chung của một số loài thủy sản được nuôi trong từng vùng. Từ các dữ liệu nền có 25 đơn vị địa mạo nhỏ, 8 loại đất, 7 mức cao độ, 4 mức độ ngập, 2 mức lượng mưa năm, 4 mức độ nhiễm mặn, các tiêu chí sau được đưa ra dựa trên các tổ hợp chính của các điều kiện vừa nêu.
Các quan điểm này được cụ thể hoá theo các chỉ tiêu sau:
a.1) Địa hình - địa mạo
Các khu vực nuôi thủy sản là vùng trũng thấp kèm theo các điều kiện ảnh hưởng của chế độ nước, đất đai.... Sau khi tham khảo đối chiếu tài liệu các đơn vị địa mạo của 4 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh tổ hợp với các loại đất kết quả cho thấy rằng, có 3 kiểu địa mạo lớn, 12 kiểu địa mạo nhỏ được nêu trong bảng 20.6 là phù hợp với các điều kiện ngập nước, loại đất, ngập hay ảnh hưởng mặn:
Bảng 20.6. Yếu tố địa hình, địa mạo sử dụng để phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản
Stt Đơn vị địa mạo lớn Đơn vị địa mạo nhỏ
1 Đồng lụt (ĐL) Bưng lầy (BL)
2 Đồng lụt (ĐL) Bưng sau đê (BSĐ)
3 Đồng lụt (ĐL) Đồng lụt cao (ĐLC)
4 Đồng lụt (ĐL) Đồng lụt thấp (ĐLT)
5 Đồng bằng ven biển (ĐBVB) Bưng sau giồng (BSG) 6 Đồng bằng ven biển (ĐBVB) Đồng thủy triều (ĐTT) 7 Đồng bằng ven biển (ĐBVB) Giồng bùn (GB)
8 Đồng bằng ven biển (ĐBVB) Phẳng giữa giồng (PGG) 9 Đồng bằng ven biển (ĐBVB) Trũng giữa giồng (TGG) 10 Trũng lòng sông (TLS) Cồn sông cổ (CSC) 11 Trũng lòng sông (TLS) Đê tự nhiên (ĐTN) 12 Trũng lòng sông (TLS) Lòng sông cổ (LSC)
a.2) Mức độ ngập
Phân vùng ngập dựa trên cơ sở mực nước đỉnh triều (Hmax) và địa hình. Khả năng ngập được phân chia thành 4 mức độ ngập theo độ ngập chung của toàn khu vực ĐBSCL như sau (bảng 20.7):
Bảng 20.7. Yếu tố ngập sử dụng để phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản
Mức độ Độ ngập sâu Thời gian ngập
1 không ngập hay ngập nông < 3cm < 3 tháng
2 ngập từ 30 – 60cm 3-6 tháng
3 ngập > 60cm > 6 tháng
4 ngập triều hàng ngày 12 tháng
Ở mỗi tỉnh trong vùng nghiên cứu, sau khi phân tích mối liên quan giữa các yếu tố phân vùng, như vậy, theo bảng 20.7 có 4 mức độ ngập đặc trưng theo độ ngập sâu và theo thời gian là: 1- vùng không ngập hay ngập nông ít hơn 3cm, chỉ ngập dưới 3 tháng; 2- vùng ngập từ 30 – 60cm trong 5 tháng; 3- vùng ngập trên 60cm và ngập hơn 6 tháng; và 4- vùng ngập triều hàng ngày.
a.3) Độ mặn
Việc phân cấp độ mặn để đưa vào làm tiêu chí phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản dựa vào thời gian xâm nhập mặn và bản đồ đường đẳng mặn 4%o của các tỉnh trong vùng nghiên cứu ở ĐBSCL. Có 4 mức phân cấp được trình bày trong bảng 20.8.
Bảng 20.8. Yếu tố xâm nhập mặn sử dụng để phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản
Mức độ
Khả năng xâm nhập mặn
Độ mặn (g/l)
Thời gian ảnh hưởng mặn
1 không bị mặn xâm nhập 0-0,4 không có thời gian bị mặn 2 mặn xâm nhập không
thường xuyên
0,4-2 1-4 tháng
3 mặn xâm nhập bán thường xuyên
2-4 6 tháng
4 Mặn xâm nhập thường xuyeân
4-16 hàng ngày
a.4) Đất
Sự tổ hợp các loại đất thành các nhóm phù hợp cho nuôi trồng thủy sản được dựa vào tính chất đất sử dụng để nuôi trồng thủy sản gồm các loại đất phèn, đất mặn, đất bãi bồi.
- Độ phèn của đất có 2 loại: 1 là đất phèn nặng và 2 là phèn trung bình và nhẹ. Trong đó, đất phèn nặng lại gần nhóm đất phèn hoạt động và loại đất phèn tiềm tàng có tầng phèn nông. Đất phèn trung bình lại bao gồm các loại: đất phèn hoạt động nhẹ, cùng với loại đất phèn tiềm tàng có tầng sinh pheứn saõu.
- Độ mặn đất: có 2 loại là đất nhiễm mặn theo mùa và đất mặn.
Bảng 20.9. Các nhóm đất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Nhóm soá
Loại đất Nhóm đất
1 Đất than bùn Đất than bùn trên nền phèn
2 Đất nhiễm mặn Các loại đất phù sa, đất phèn nhiễm mặn 3 Đất mặn thường xuyên Đất mặn, đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi
ven bieồn
4 Đất phù sa Các loại đất phù sa đã và đang phát triển 5 Đất phèn nặng Đất phèn họat động, đất phèn tiềm tàng có
taàng sinh pheứn noõng 6 Đất phèn trung bình
và nhẹ
Đất phèn họat động nhẹ và phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn sâu
Các loại đất bãi bồi phù hợp cho nuôi nghêu, sò. Đất mặn phù hợp với nuôi chuyên tôm và nhiễm mặn phù hợp cho nuôi tôm dưới rừng ngập mặn (là khu vực có RNM), đất phù sa, đất phèn trung bình và nhẹ phù hợp với
nuôi cá nước ngọt và các hình thức canh tác khác như cá - lúa, tôm càng xanh… đất phèn nặng ngập lụt hằng năm phù hợp cho nuôi cá đồng.
a.5) Lượng mưa
Lượng mưa năm được chia thành 2 cấp: từ 1500-2000mm và từ 2000- 2500mm. Tuy nhiên, khi tổng hợp với các tiêu chí khác thì yếu tố lượng mưa không không có sự phân nhóm rõ ràng đối với các vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản.
a.6) Hệ động thực vật
Độ che phủ thực vật, thành phần loài động thực vật đóng góp vào chu trình thức ăn tự nhiên. Vai trò của lớp phủ thực vật là tạo độ che bóng, cải thiện vi khí hậu, giảm áp lực chảy tràn do mưa. Yếu tố thảm thực vật đưa vào trong phân vùng mới được chia thành 3 mức: thảm thực vật đa dạng, thảm thực vật phát triển trung bình và thảm thực vật nghèo nàn. Sự đóng góp của hệ động thực vật vào chu trình thức ăn tự nhiên của các loại thủy hải sản ở vùng rừng ngập mặn có một số nghiên cứu đã được trình bày trong báo cáo phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển của bán đảo Cà Mau, còn đối với rừng tràm thì hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Yếu tố động thực vật mặc dù là quan trọng nhưng trong phạm vi đề tài chưa có dữ liệu để lập thành tiêu chí phân vùng nuôi trồng thủy sản.