Là vùng đồng bằng ven biển, phía sau bãi bồi có độ cao 0,8 – 1,6m.
Hiện tại rừng ngập mặn vẫn còn nhưng với diện tích nhỏ, đóng vai trò là rừng phòng hộ khu vực ven biển. Khu vực có đất phèn tiềm tàng nhiễm
mặn chịu ngập triều thường xuyên. Vùng sinh thái này phù hợp cho nuôi tôm dưới RNM, nuôi tôm sinh thái, phân bố ở vùng Gò Công. Trên bản đồ phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tỉnh Tiền Giang là đơn vị vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nước mặn ngập triều thường xuyên nhưng được che phủ bởi RNM.
Vùng 4: Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản trên đất ngập mặn bán thường xuyên
Vùng sinh thái này phân bố ở những khu vực ven sông Vàm Cỏ, nhưng diện tích nhỏ, thuộc 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây và vùng Cửa Tiểu của tỉnh Tiền Giang. Là vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng nội địa có độ cao 0,4 – 1,0m, ngập triều không thường xuyên và bán thường xuyên, mặn xâm nhập 6 tháng trong năm. Khu vực có các loại đất nhiễm mặn gồm đất phèn mặn, đất phù sa nhiễm mặn. Vùng sinh thái này có thể thích hợp cho chuyên tôm công nghiệp. Trên bản đồ hân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tỉnh tiền Giang là các đơn vị vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nước mặn mùa khô ngập trung bình và sâu.
Vùng 5: Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản trên đất ngập mặn không thường xuyên
Là vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng nội địa có độ cao từ 0,4 – 1,2m. Những nơi không bị ngập triều hay chỉ ngập nông. Khu vực bị mặn xâm nhập 1-3 tháng, có nơi mặn xâm nhập đến 6 tháng. Nơi có đất bị nhiễm mặn gồm các loại đất phèn mặn, phù sa nhiễm mặn. Vùng này phân bố ở huyện Gò Công Đông (các xã Long Bình, Long Hòa, Phước Trung, Bình Tân, Tân Điền, Tân Trung…) khu vực cồn trên sông cửa Tiểu thuộc 2 huyện Gò Công Đông và Gò công Tây (Tân Thới, Phú Thạnh, Phú Đông….)Vùng này thích hợp cho chuyên thủy sản nước lợ kết hợp với canh tác nông nghiệp như nuôi tôm nước lợ kết hợp với trồng lúa 1 vụ, nuôi cá kết hợp với trồng lúa.
Vùng 6: Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên đất phuứ sa
Đây là các khu vực bưng trũng thấp phân bố sâu trong nội địa có độ cao từ 0,5 - 2m. Nơi bị ngập lũ ít hơn 3 tháng (ngập nông) hay ngập từ 3-6 tháng (ngập từ 30-60cm). Các khu vực không bị mặn xâm nhập hoặc xâm nhập không thường xuyên. Những nơi có các loại đất phù sa đã phát triển hay đang phát triển. Vùng thích hợp cho nuôi thủy sản nước ngọt như cá ao, nuôi cá trong mương vườn cây ăn trái, nuôi tôm càng xanh ở khu vực ven sông, kênh rạch thuộc các huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy, Gò Coâng Taây.
Vùng 7: Vùng sinh thái thủy sản nước ngọt trên đất phèn
Là vùng trũng thấp trong nội địa có độ cao từ 0,45 – 1,2m. Vùng này bị ngập lũ và ngập úng sâu trên 60cm, ngập trên 6 tháng. Khu vực này bị mặn xâm nhập khoảng 3 tháng trong năm. Là vùng có các loại đất than bùn trên nền phèn tiềm tàng và các loại đất phèn nặng, đất phèn trung bình và nhẹ. Phân bố ở vùng ngập lũ sâu ở huyện Tân Phước, một phần của huyện Cái Bè. Vùng này thích hợp với thủy sản nước ngọt thuộc nhóm cá trong mùa lũ như nhóm cá đen (lóc, rô, trê…).
Các vùng sinh thái nuôi thủy sản của được xây dựng trên cơ sở các thông tin từ tài liệu. Do đó, cũng như tỉnh Long An, việc phân vùng này chưa xác định ranh giới đến phạm vi xã và huyện trong tỉnh và chỉ mang tính tham khảo. Những nghiên cứu sâu hơn về việc xác định tương quan giữa các yếu tố tự nhiên có liên quan đến các loại hình nuôi trồng thủy sản ở cần được thực hiện để đánh giá được tác động của các yếu tố này đến các loại hình nuôi thủy sản trong tỉnh. Từ đó xây dựng hoàn chỉnh bản đồ phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản cho tỉnh chính xác hơn.
20.5.6. Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre Kết quả phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre được trình bày trong bản đồ phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre. Tên và mã số các vùng này được trình bày trong bảng 20.14.
Bảng 20.14: Liệt kê các vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre
Vùng số Tên vùng sinh thái
1 Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản trên đất mặn ngập triều thường xuyên 2 Vùng sinh thái thủy sản ở bãi bồi
3 Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản dưới RNM
4 Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản trên đất ngập mặn bán thường xuyên 5 Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản trên đất ngập mặn không thường xuyên 6 Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên đất phù sa
Tỉnh Bến Tre có 6 vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản như sau:
Vùng 1: Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản trên đất mặn ngập triều thường xuyên
Đây là vùng đồng bằng ven biển hay đồng bằng nội địa có địa hình cao từ 0,4 - 1,2m, nơi có đất mặn, đất bị nhiễm mặn như đất phù sa và đất phèn nhiễm mặn thường xuyên, bị ngập triều hàng ngày. Vùng này thích hợp với các lòai thủy sản nước mặn như chuyên nuôi tôm nước mặn.
Phân bố rải rác dọc theo các cửa sông của tỉnh Bến Tre ở các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri.
Vùng 2: Vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản trên đất bãi bồi ngập triều thường xuyên
Đây là vùng đồng bằng ven biển có độ cao từ 0-0,2m có những bãi bồi ven biển ngập triều hàng ngày. Khu vực có đất bãi bồi ven cửa sông và ven biển. Vùng này có thể thích hợp để nuôi các loài thuỷ sản nước mặn có 2 mảnh vỏ như: nghêu, sò. Ở Bến Tre, vùng sinh thái này phân bố chủ yếu ven biển Bình Đại, Thạnh Phú và phân bố thành một giải dài ven biển thuộc huyện Ba Tri.