Hinh 2: Tim kiém sdch trén Google Books''*!

Một phần của tài liệu Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở việt nam (Trang 21 - 28)

Tại Việt Nam, ra đời từ tháng 3/2008, sachbao.vn được xem là website kinh doanh sách điện tử đầu tiên của Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, sachbao.vn đang sở

hữu khoảng trên 5.000 đầu sách đủ thể loại. Đây là những đầu sách có bản quyền được

cung cấp từ hơn 50 nhà xuất bản, nhà phát hành sách, công ty cung cấp nội dung số trong cả nước như: First News, Bách Việt Books, Thái Hà Books, Văn Lang Books, Nhã Nam,

NHÀ XUẤT BảN Giáo Dục, NHÀ XUẤT BáN Lao Động...

Ngày 10 tháng 9 năm 2012, tập đoàn viễn thông Viettel cũng triển khai dich vụ bán sách điện tử có tên Anybook. Khác với Alezaa.com, hai doanh nghiệp Lạc Việt và Viettel chỉ xem sách điện tử là một trong số các sản phẩm họ khai thác. Ngày 26 tháng 10 năm 2012, Công ty cổ phần tin học Lạc Việt đã chính thức giới thiệu website kinh đoanh sách báo điện tử có bản quyền sachbao.vn phiên bản mới. Đây là website chuyên kinh doanh ebook (sách điện tử) có quy mô lớn tại Việt Nam hiện nay.!'“! Maydocsach.vn, hơn một năm có mặt trên thị trường, dẫu với mức giá không rẻ nhưng doanh nghiệp này đã cung cấp đến thị trường hàng ngàn sản phẩm như Kindle, Nook Color, Sony Reader..., trung

bình mỗi tháng bán được 200 - 300 máy.

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh sách điện tử vẫn phải đối mặt với nhiều nỗi lo, cản trở sách điện tử tại Việt Nam phát triển, theo hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh, chính là nạn không tôn trọng bản quyền. Hiện có hàng chục website đưa sách điện tử không bản quyền bán công khai, thậm chí còn ghi rõ cả số tài khoản ngân hàng giao dịch.

© Mai Linh, Báo điện tử Chính phú nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thư viện sách điện tử lớn nhất Thế TA 0 AT Hạn nà hu.vn/Home/Thu-vien-sach-dien-tu-lon-nhat-the-gioi/20 1012/52891.vgp ngày truy cập ' Tạp chí công nghệ, Hạn chế sao chép sách điện tử, http://tapchicongnghe.vn/sachbao-vn-han-che-viec-sao-chep- sach-dien-tu.html, ngày truy cập [02/01/2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 13 SVTH: Nguyễn Văn Thạch

Tuy nhiên, ít thấy cơ quan có trách nhiệm xử lý các website có các hành vi xâm phạm. Ở các cửa hàng bán thiết bị, đặc biệt là mặt hàng máy tính bảng, người mua có thể chép hàng ngàn đầu sách điện tử miễn phí khi mua. Cũng như phần mềm không bản quyền, người có nhu cầu có thể tới cửa hàng bán phần mềm để mua đĩa CD chứa hàng chục ngàn

sách điện tử với giá chỉ khoảng 10.000 đồng/đĩa.!'?! Vì thế, cần phải xây dựng hành pháp

lý để môi trường kinh đoanh sách điện tử trong sạch, góp phần đóng góp quan trọng vào

lợi ích kinh tế cho tác giả, chủ sở hữu có quyền và Nhà nước.

1.3.2. Các hoạt động liên quan đối với sách điện tứ trên Internet

World Wide Web, gọi tắt là web, mạng toàn cầu là một không gian thông tin mà một người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối mạng Internet. Web chỉ là một dịch vụ chạy trên Internet. Dé sử dụng web cần có trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi trên một trang web. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị.

Scan là phương pháp quét chùm điện tử qua mỗi phần của hình ảnh theo một thứ tự nhất định có thể chụp và tái tạo lại hình ảnh trên màn ảnh truyền hình.!"! Sean sách là hình thức nhân bản tạo ra nhiều bản sao bằng cách sao chụp với tác phẩm gốc với nội dung giống như ấn phẩm góc vì thế nó vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Mặc đù phương thức đọc sách có thể đối thay bằng cách sử dụng sách điện tử nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị tri thức của nó. Sự phát triển của công nghệ số cần tôn trọng hơn nữa vấn đề về bản quyền tác giả để khả năng sáng tạo, lao động trí tuệ của con người không dừng lại.

1.4. SO SÁNH SÁCH ĐIỆN TỬ VỚI SÁCH THÔNG THƯỜNG

Cũng như sách in thong thường sách điện tử cũng là một loại sách mang những đặc điểm của sách in truyền thống. Nó chứa đựng thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu người đọc thưởng thức văn hóa, vừa mang tính thông tin, vừa mang tính giải trí. Sách cũng là nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội của loài người. Do là một hình thức thể hiện của tri thức nên sách điện tử cũng có những ưu, nhược điểm nhất định.

'Š Gia Vĩnh, Kinh doanh sách điện tử, Kinh doanh sách điện tử vừa làm vừa lo, http://www.dunghangviet.vn/hv/thi- truong/2012/10/kinh-doanh-sach-dien-tu-vua-lam-vua-lo.html ngày truy cập [02/01/2013].

'* Diễn dan tin hoc, Scan là gì? , hftp://diendan.tinhocmo.net/showthread.php?tid=7668, ngày truy cập

[13/02/2013].

1.4.1. Ưu điểm

Một ưu điểm vượt trội của sách điện tử so với sách in thông thường là khả năng tiếp cận công nghệ thông tin mà sách in thông thường không thể bắt kịp. Trình độ khoa học công nghệ phát triển đến đâu thì sách điện tử được ứng dụng trên công nghệ đến đó, các

thiết bị tích hợp sách điện tử làm cho trở nên bắt mắt, đẹp về hình thức, nội dung phong

phú, đáp ứng nhu cầu của người đọc. Nếu sách in thông thường chỉ là việc con chữ được

¡n trên giấy, hoặc kèm theo các hình vẽ được in lên sách thì sách điện tử có thể được kèm theo hình ảnh và âm thanh làm cho sách điện tử trở nên trung thực sống động.

Sản xuất nhanh và nhận được kịp thời: khác với quy trình sản xuất sách truyền

thống, sách điện tử sau khi đạt được một số công đoạn cần thiết có thể ra mắt ngay, do công nghệ sản xuất nó tạo ra. Nội dung sách hoàn thành, công việc lựa chọn công nghệ thỏa mãn, quy trình sản xuất có tính tập trung và các vật mang thông tin gọn, nhẹ, kênh phân phối luôn luôn có sẵn nên cuốn sách có thể được sản xuất và phân phối ngay tức thời.

Có các phiên bản riêng: Với quy trình sản xuất sách truyền thống, một cuốn sách được đưa vào sản xuất phải đạt đến một số lượng nhất định. Đối với sách điện tử, yêu cầu về số lượng không khắt khe như vậy. Với số lượng hạn chế, người ta có thể có các phiên bản riêng với một số lượng ít mà vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất sách.

Vi dụ: Với số lượng và ba trăm bản, người ta có thể xuất bản dưới dạng đĩa quang, hoặc lưu trên mạng với một số lượng bản còn nhỏ hơn thế nhưng sách vẫn đảm bảo được nhu cau doc cua nhiéu người.

Giá thành hạ: Giá thành sách điện tử thấp hơn nhiều lần so với sách truyền thống

do công nghệ đem lại. Mọi chỉ phí về vật chất, phân phối đều thấp hơn so với sách truyền thống. Việc xuất bản không chỉ còn lệ thuộc vào nhà xuất bản mà ngay tác giả cũng có thể xuất bản được sách của mình. Khâu lưu trữ, vận chuyển có thể bỏ qua. Do vậy, một số chỉ phí sẽ không còn phải chỉ trả.

Góp phân bảo vệ môi trường: Do sách tồn tại đưới dạng số hóa, sử đụng qua các thiết bị điện tử, sách không phải in ra trên giấy nên hàng năm có một lượng giấy lớn sẽ được tiết kiệm, việc in ấn cũng giảm đi. Vì thế, một lượng cây xanh dùng làm nguyên liệu được bảo vệ; các khí thải, chất thải do ngành công nghiệp in cũng được giảm bớt.

Sử dụng sách điện tử tiện lợi hơn: Rất nhiều phần mềm tạo và đọc sách hỗ trợ cho

người sử dụng sách một cách tối ưu. Sách có thể được mở trang một cách linh hoạt; giúp người đọc thao tác các công việc đọc sách một cách đễ đàng, như mở trang đánh dấu, ghi chép, chú thích nội dung mà không cần đến một công cụ nào khác. Sách điện tử hỗ trợ các hoạt động khác khi đọc sách, như tìm văn bản, trích văn bản, đánh dấu có thể sắp xếp tất cả những điều riêng khi đọc sách của người sử dụng. Ngoài những ưu điểm mà sách điện tử mang lại cho người đọc thì nó cũng mang lại một số nhược điểm nhất định.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 15 SVTH: Nguyén Van Thach

1.4.2. Nhược điểm

Khó khăn trong việc đọc sách phải thông qua thiết bị phần cứng và phần mềm làm

cho sách điện tử không thật giống sách truyền thống gây cho người đọc cảm nhận phải có một thói quen mới khi thưởng thức văn hóa đọc. Một số văn bản chưa thật bắt mắt, xấu;

đọc lâu nhức mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng được các nhà công nghệ hỗ trợ để hạn chế nó. Một số hãng công nghệ đã có gắng tạo ra các phần cứng và phần mềm gần với sách in và việc đọc sách giống với đọc sách thông thường.

Chưa có nhiễu hình thức định dạng nội dung để ching co thể hiển thị được mọi

thiết bị. Người đọc còn lệ thuộc vào thiết bị, ít nhất là máy tính nối mạng, một thiết bị phô biến nhất hiện nay, mới có thể đọc được sách. Các thiết bị số cá nhân chưa có nhiều ưu điểm nổi trội về hình thức thé hiện nội dung sách. Các điều kiện kỹ thuật khác như

nguồn năng lượng cung cấp đề có thể đọc sách trên các thiết bị số với thời gian lâu hơn.

Hình thức xuất bản, phân phối còn đa dạng, chưa có chuẩn thống nhất để người đọc có

thé dé dàng có sách và đọc nó ồn định.

Nội dung sách chưa phong phú, nhất là các sách điện tử chỉ có phiên bản điện tử duy nhất. Hiện nay, một trong những khó khăn của xuất bản sách điện tử là việc xác định

thể loại đề tài, hình thành đội ngũ những chuyên gia về nội dung, công nghệ, phân phối

chúng.

Tính hợp pháp hạn chế và việc bảo vệ sách còn khó khăn. Do ưu điểm xuất bản

nhanh và cá nhân nào cũng có thể xuất bản sách của mình nên đã và đang có hiện tượng

một số tác giả muốn thử nghiệm mình trước hết qua việc viết sách điện tử. Vì thế, nội

dung của cuốn sách có không phái đã là những điều cần đọc. Đặc điểm này cũng có ở sách truyền thống nhưng nó không đậm nét bằng sách điện tử. Về bảo mật của sách điện tử cũng còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các phần mềm tạo sách điện tử chưa có những giải pháp hữu hiệu dé chống việc sao chép và bảo vệ các quyền khác cho tác giả và cho các nhà xuất bản.

Do sách điện tử là một xu thế đọc mới có nhiều tiện dụng khi đễ đảng sử dụng bởi tính tiện ích mà nó mang lại. Nên đây hứa hẹn là một lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế đối với các nhà sản xuất. Bat ki một lĩnh vực kinh doanh nào cũng có hai mặt của nó là thuận lợi và khó khăn nhất định. Ngoài những thuận lợi do tính mới lạ hứa

hẹn mang lại nhiều lợi nhuận thì khó khăn mà vấn đề sách điện tử vướng phải không đâu

hơn là tình trạng đánh cắp bản quyền. Như vậy, cần có giải pháp để môi trường kinh doanh sách điện tử trong sạch và lành mạnh hơn.

1.5. BẢN QUYÈN ĐÓI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ

Cũng như bán quyền đối với các tác phẩm được in trên sách thông thường. Việc bảo vệ bản quyền đối với sách điện tử là vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho tác giả người đã lao động, sáng tạo ra tác phẩm. Với xu hướng phát triển hiện đại của

công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nỗ của Internet thì vân đê bảo vệ bản quyên ngày càng gặp nhiều khó khăn, do đây là một lĩnh vực mới luật điều chính còn ít.

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể

hiện bằng bắt kì phương tiện hay hình thức nào.”

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thé hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: truyện, thơ, câu đố; điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, nghỉ lễ và các trò chơi; sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bat kì hình thức vật chất nào.!'#!

Bản quyền đối với tác phẩm trên sách điện tử cũng như sách in thông thường tự

động phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình với một hình thức vật chất nhất định (trên giấy, gỗ, vỏ sò, trên môi trường kĩ thuật số... ) bất kế tác phẩm đó đã được

công bó, đã được đăng ký hay chưa.

1.6. HÌNH THỨC XÂM PHẠM BẢN QUYỀN ĐÓI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ

Hình thức xâm phạm bản quyền đối với sách điện tử cũng giống như một tác phẩm in trên sách thông thường đó là sao chép tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm

hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bắt kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cá việc

tạo ra bản sao với hình thức điện tử.!"”

Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không được sự cho phép của chủ thể có quyền đối với tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Cũng như lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình. Toàn bộ tác phẩm không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chỉ tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" sao chép nội đung ý tưởng theo nguyên mẫu. Có thể thấy thí đụ ở những luận án cao học không ghi rõ nguồn và tác giả chính. Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các đạng khác). Tuy nhiên, một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng... ) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính.

Ngoài ra, những hành vi được liệt kê tại điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ cũng được xem là hành vi hay hình thức xâm phạm quyền tác giả:

'” Khoản 7, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 '* Khoản 1, Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 '® Khoản 10, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 17 SVTH: Nguyễn Văn Thạch

©_ Chiếm đoạt quyên tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

© Mao danh tac gia;

© Céng bé, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;

© Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của

đông tác giá đó;

© Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

© Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản I Diéu 25 của Luật này;

¢ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm ¡ khoản 1 Điều 25 của Luật này;

©_ Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác gid, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyên lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản I Điều 25 cúa Luật này;

© Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyên lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sớ hữu quyên tác giả;

© Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền dat tac phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ

thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả;

© Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác gia;

©_ Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyên tác giả thực hiện đề bảo vệ quyên tác giả đối với tác phẩm của mình;

®_ Có ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyên dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;

© San xudt, lap rap, bién đối, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc

cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu

các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyên tác giá thực hiện dé bảo vệ quyên tác giả đối với tác phẩm của mình;

® Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mao;

©_ Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyển tác giả. ”

Một phần của tài liệu Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở việt nam (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)