Chống sao chép về mặt vat ly liên quan đến việc sở hữu tai san vật lý hay cần có phần cứng gắn vào máy tính người dùng. Phương pháp này xuất hiện vào những ngày đầu của máy tính IBM PC dưới hình thức đĩa mềm được định dạng đặc biệt phải có trong 6 dia thì chương trình mới chạy được. Sau đó một loại khoá cứng chuyên dụng (đongie)
? Althos, Digital rights management (DRM), http://www.althos.com/tutorial/IPTV-tutorial-DRM-Introduction.html
ngày truy cập [13/04/2013] „
?! Althos, Digital Watermarks Diagram (hình mờ kĩ thuật sô),
http:/www.iptvdictionary.com/IPTV_Dictonaryv_DRM_ Digital_Watermarks_ Definition.html ngày truy cập
[13/4/2013]
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 20 SVTH: Nguyễn Văn Thạch
được dùng gắn vào công song song hay nối tiêp của máy tính; tiêp đó là sự xuât hiện của thiết bị USB hay thẻ thông minh. Phương pháp này được áp dụng cho những loại phần mềm đất tiền như AutoCAD, tuy nhiên lại liên tục gặp thất bại trên thị trường hàng tiêu
dùng. Những hướng tiếp cận khác có thể là thiết kế định dạng không chuẩn để đánh lừa
phần cứng chuẩn. Cuối cùng, bảo vệ về mặt vật lý đôi lúc gây ra trục trặc nghiêm trọng về tính tương thích.
Phương thức kích hoạt sản phẩm được Microsoft tiên phong, đầu tiên là với Microsoft Reader, sau đó là Windows XP và Office XP. Mỗi sản phẩm có một mã định danh và phái được đăng ký với nhà sản xuất trước khi có thể chạy trơn tru. Quy trình kích hoạt còn sử dụng thông tin về các thành phần và cấu hình máy tính của người đùng.!?!
Khi nói đến sách điện tử chúng ta luôn liên tưởng đến mặt công nghệ kĩ thuật được ứng dụng vào để tạo nên sách điện tử. Sự phát triển của khoa học công nghệ luôn có hai mặt của nó. Một mặt thoả mãn nhu cầu của con người về khoa học kĩ thuật bằng những
ứng dụng mới lạ cho đời sống vật chất, tinh thần. Mặt khác cũng bộc lộ nhiều bắt cập hệ
luy. Trong đó có vấn để về bản quyền khi bị xâm phạm ảnh hưởng đến tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm, nhà xuất bản, kinh tế, xã hội...
1.8. Ý NGHĨA BẢO VỆ BẢN QUYÈN
Công tác bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng của Nhà nước ta góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân liên quan và lợi ích chung của xã hội. Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng luật pháp trong mọi khía cạnh đời sống xã hội.
Đồng thời việc bảo vệ bản quyền còn khuyến khích hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của giới trí thức, văn nghệ sĩ và cá nhân, tố chức khác nhằm phát triển văn hóa — xã hội thông qua cơ chế báo vệ dung hòa lợi ích của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với lợi ích chung của xã hội.
Đảm bảo lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Đồng thời còn là “sự bù đắp xứng đáng cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả vì những công sức sáng tạo họ bỏ ra” Điều 60 Hiến pháp 1992 có quy định “Công dân có quyền nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý quá sản
xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. Như vậy, việc bảo vệ tốt quyền tac gia còn là nguyên tắc hiến định, là nghĩa vụ mà Nhà nước phải thực hiện.
Tạo ý thức coi trọng sáng tạo, thói quen tuân thủ pháp Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả. Khi thực hiện tốt quyền tác giả, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm sẽ có tính ran đe đối với các cá nhân và tổ chức đang và đã có ý định vi phạm quyền tác giả.
? Computerworld, Thế giới vi tính, Quản jý bản quyên số, http:/www.peworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong- nghe/2005/06/1185504/digital-rights-management-drm-quan-ly-ban-quyen-so/, ngay truy cập [02/01/2013]
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 21 SVTH: Nguyễn Văn Thạch
Góp phân phát triên kinh tê - xã hội. Tạo môi trường bình đăng cho các chủ thê tham gia pháp Luật Sở hữu trí tuệ.
Mặc dù hiện nay hệ thống pháp luật nước ta đang ngày càng hoàn thiện, công tác quản lý, giáo dục pháp luật, hệ thống quản lý có thẩm quyền cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, thực trạng xâm phạm bản quyền đối với sách điện tử nói riêng và xâm phạm bản quyền đối với môi trường kĩ thuật số vẫn còn nhiều kẻ hở do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện đồng bộ. Để góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm và báo vệ quyền tác giả người viết đưa ra một số kiến nghị để góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và hạn chế vi phạm bản quyền đối với sách điện tử.
Dưới đây là một vài kiến nghị của người viết.
Tóm lại, chương 1 người viết đã phân tích các khái niệm liên quan đối với sách điện tử như bản quyền là gì. Những khái niệm về sách điện tử, hoạt động kinh doanh sách điện tử, các biện pháp kĩ thuật dé bảo vệ bản quyền sách điện tử. Chuyên sang chương 2 người
viết sẽ phân tích các quy định của pháp luật về bảo vệ bản quyền đối với sách điện tử,
những biện pháp xử lý khi có vi phạm xảy ra.