VE BAO VE BAN QUYEN DOI VOI SACH DIEN TU
2.1. CHU THE CO QUYÈN ĐÓI VỚI BẢN QUYẺN SÁCH ĐIỆN TỬ
2.1.3. Chủ sở hữu quyền tác giả
Tại Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Chủ sở hữu quyển tác giả là tổ chức cd nhân nắm giữ một phân hoặc toàn bộ quyên tài sản đối với quyên tác giả”.
Đồng thời theo quy định tại Điều 27 Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì chủ sở hữu
quyền tác giả sẽ thuộc về: “?ổ chức, cá nhân Việt Nam; tô chức, cả nhân nước ngoài có
tác phẩm được sảng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đâu tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyên tác giả mà Việt Nam là thành viên `.
Tác giả ngoài quyền sử dụng và định đoạt tác phẩm còn có quyền sở hữu tác phẩm.
Ngoài ra còn một số đối tượng cũng được hưởng quyền sở hữu tác phẩm như người thừa kế, tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ, đặt hàng tuy không phải là tác giả, nhưng cũng là chủ sở hữu tác phẩm.”' Thực tế các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời thì chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng vì khi sử dụng tác phâm chủ thể khác phải trả “thù lao”
cho chủ sở hữu quyền tác giả.
? Lê Xuân Thảo, Đối mới và hoàn thiện pháp Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất tư pháp, 2005, trang 48.
2 Khoản 14, Điều 14 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Sửa đổi bố sung bằng Nghị định 85/2011/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 25 SVTH: Nguyễn Văn Thạch
2.1.4. Các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chủ sở hữu quyền tác giả có các dạng sau:
Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giá
Theo Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tác giả sáng tạo ra tác phẩm bằng việc sử dụng thời gian, tài chỉnh, cơ sở vật chất — kĩ thuật của mình để sáng tạo ra các tác phẩm có các quyên nhân thân và quyên tài sản đối với tác phẩm ”.
Tác giả có toàn quyền về tác phẩm do chính mình sáng tạo ra, tác giá được bảo hộ quyền tài sản và lẫn cả quyền nhân thân bằng việc bỏ thời gian, công sức, tài chính đầu tư vào việc sáng tac va thé hiện tác phẩm không theo một hợp đồng nao.
Vi du: Nha văn X tự sáng tác ra tác phẩm Y bằng việc đẫu tư thời gian, công sức và tiền bạc. Nên nhà văn X hoàn toàn có toàn bộ các quyền nhân thân và tài sản đối với tác phẩm của mình. Mặc khác, nếu X sảng tác tác phẩm Y cho nhà xuất bản Z bằng hợp đông thì X chỉ có quyên nhân thân đối với tác phẩm.
Có thể nói tác giả là người nắm độc quyền thực hiện hoặc cho người khác thực hiện các quyền mà tác giả nắm theo Luật Sở hữu trí tuệ. Chủ thể khác có nhu cầu sử dụng tác phẩm phải xin phép, trá tiền thù lao và nhuận bút, các quyền lợi khác cho tác giả.
Chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả
Tác phẩm do các đồng tác giả tạo nên cũng phải trải qua quá trình đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức trí tuệ để tạo ra tác phẩm. Vì vậy, các đồng tác giả cũng có các quyền nhân thân và tài sản đối với phần tác phẩm mà mình tạo ra (Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Việc phân chia quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền là đồng tác giả có thể chia được và không phân chia được.
Quyền tác giả có thé chia được là trường hợp tác phẩm có thể chia theo từng phần dé sử dụng độc lập và những phần tác phẩm được chia này phải tương ứng với phần đóng góp của mỗi đồng tác giả, cũng như tương ứng với phần quyền mà đồng tác giả được hưởng khi tác giả được phân chia.
Quyền tác giả không phân chia được là trường hợp tác phẩm đo các đồng tác giả sáng tạo nên nhưng không thé phan chia tác phẩm ra từng phần tương ứng với phần đóng góp của đồng tác giả để sử dụng độc lập.
Như vậy, đối với tác phẩm mà quyền tác giả không thể phân chia thì cá nhân, tô
chức muốn khai thác thì phải được sự đồng ý của các đồng tác giả, nếu đồng tác giả chết thì phải được sự đồng ý của người thừa kế. Đối với tác phẩm mà phần quyền tác giả của
các đồng tác giả có thể phân chia thì chỉ cần sự đồng ý của các tác giả là chủ sở hữu phần
quyền tác giả mà cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng; nếu muốn khai thác trọn vẹn tác phẩm thì phải được sự đồng ý của tất cả các đồng tac gia.
Chủ sở hữu quyền tác giả là cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác gid
“Cơ quan, tô chức giao nhiệm vụ sảng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tô chức mình hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu đối với
một, một số hoặc toàn bộ các quyên tài sán ” (Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ).
Quyền của chủ sở hữu phát sinh ngay từ khi tác phẩm được tác giả thể hiện dưới
hình thức vật chất nhất định, tức là thời điểm phát sinh quyền tác giả. Tác giả thực hiện
công việc sáng tác của mình theo yêu cầu của chủ thể có quyền khác (cơ quan, tổ chức, cá nhân), họ là người bỏ ra tài chính, vật chất kĩ thuật để tác giả thực hiện công việc.
Công việc được thực hiện theo hợp đồng hoặc nhiệm vụ và quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ hoặc thuê theo hợp đồng.
Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế
Thừa kế là sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với tài sản của người chết sang cho người hoặc người còn sống theo ý nguyện của người quá có hoặc theo quy định của pháp luật.
“Tổ chức, cá nhân, cơ quan được thừa kế quyên tác giả theo quy định của pháp luật thừa kế và các quy định pháp luật khác có liên quan là chủ sở hữu các quyên tài sản
đối với quyên tác giá được thừa kế” (Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ).
Trường hợp thừa kế trong sáng tác có đồng tác giả theo quan điểm của người viết thì thừa kế sẽ được chia trong phần tác gia sáng tác nếu tác phâm sáng tác theo phan tac giả sáng tác trong toàn bộ tác phẩm. Nếu tác phẩm không có phần sáng tác riêng mà toàn bộ tác phẩm là chung, thống nhất thì việc thừa kế sẽ chia theo thỏa thuận phần công sức đóng góp, sáng tác.
Về thời hạn của quyền tác giả trong trường hợp này có sự khác biệt nhất định, kết
hợp từ quy định của Điều 40 (Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế) và Điều 27
(Thời hạn bảo hộ quyền tác giả) của Luật Sở hữu trí tuệ, tác có các thời gian được hưởng quyền sở hữu đối với quyền tác giả cho từng trường hợp cụ thể.
Chú sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
Tổ chức, cá nhân được chuyển nhượng toàn bộ quyền tài sản và quyển công bố tác
phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (Điều 41 Luật Sở hữu trí tuệ) theo
thỏa thuận trong hợp đồng.
Chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp này có quyền sở hữu đối với quyền tác giả la do hiệu lực của một hợp đồng chuyền nhượng quyền tác giả. Người chuyền nhượng có thể là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ), có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có hiệu lực thì người được chuyên nhượng sẽ là chủ sở hữu đối với một phần hay toàn bộ quyền như được thỏa thuận trong hợp đồng.
Về thời gian sở hữu quyền tác giả sẽ tùy thuộc và loại hình tác phẩm và tác giả còn sống hay đã chết.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi 27 SVTH: Nguyễn Văn Thạch
Chủ sở hữu tác phẩm là Nhà nước
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với: tác phẩm khuyết đanh; tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không còn người thừa kế, người từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước (Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ).
Đối với tác phẩm khuyết danh, nếu do cá nhân, tổ chức đang quản lý thì tổ chức cá nhân đó được phép chuyển nhượng quyền sở hữu, được hưởng thủ lao cho đến khi xác định được danh tính tác giả thực sự của tác phẩm (Điều 28 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
sửa đổi bố sung bằng Nghị định 85/2011/NĐ-CP). Theo đó quyền sở hữu tác phẩm
khuyết danh chỉ thuộc về sở hữu Nhà nước khi tác phẩm đó không có người quản lý và thuộc về chủ sở hữu thật sự khi danh tính của chủ sở hữu được xác định. Quy định này một phần đề bảo vệ những người đã có công quản lý bảo vệ quyền tác giả của tác phẩm, đồng thời, Nhà nước cũng đảm bảo không đề quyền tác giả bị xâm phạm nếu tác phẩm đó không có người quản lý.
Theo pháp luật về thừa kế: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di
chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyên hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ vé tai san ma không có người nhận thừa
kế thuộc về Nhà nước” (Điều 644 Bộ luật Dân sự 2005). Như vậy, đối với tài sản là
quyền sở hữu trí tuệ mà Nhà nước được thừa kế chỉ thuộc về Nhà nước đối với phần còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ của người dé lai di san.
Cá nhân, tổ chức muốn khai thác quyền tác giả thuộc sở hữu Nhà nước phải thông qua cơ quan đại diện quản lý quyền tác giả của Nhà nước là Cục bản quyền tác giả Văn học — Nghệ thuật (Điều 29 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước cũng theo quy định chung về thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm thuộc về công chúng
Tác phẩm được bảo hộ bằng quyền tác giả trong một thời hạn nhất định. Nếu hết thời hạn bảo hộ quyền tác giá, tác phẩm sẽ không còn được bảo hộ nữa. Mặc đù tác phẩm là tài sản văn hóa do một số cá nhân sáng tạo ra, nhưng do có nhiều người sử dụng nên
tác phẩm sẽ thuộc về xã hội. Khi hết thời hạn nhất định, toàn xã hội có thể sử đụng tác
phẩm một cách tự do. Do vậy, tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ thuộc về công chúng.
Phạm vi thuộc về công chúng bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, các công trình sáng tạo như văn học, nghệ thuật đã kết thúc thời hạn bảo hộ (Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ), khi đó tác phẩm này không thuộc sở hữu của một cá nhân hay một chủ thể nào mà thuộc về tắt cả mọi người. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và các sáng tạo đã kết thúc thời hạn bảo hộ này được coi như là một phần của văn hóa và di sản
tri thức chung của cộng đông, bât kì ai cũng có thê sử dụng và thu lợi từ chúng trong khuôn khô của pháp luật về sở hữu trí tuệ.