Tín dụng xuất khẩu với hoạt động xuất nhập khẩu 1. Vai trò tín dụng xuất khẩu với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu.doc (Trang 21 - 25)

Tín dụng xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế cả mặt lượng và chất, tác động trực tiếp đến quan hệ tích lũy, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Khả năng sản xuất của một quốc gia được thể hiện bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân. Tín dụng xuất khẩu thông qua việc huy đông vốn và cho vay vốn góp phần vào khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội, nhằm thực hiện GDP thực tế cân bằng với GDP tiềm năng.

Tín dụng xuất khẩu tăng làm kim ngạch, doanh thu xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu thuế vào ngân sách Nhà nước( thu thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân). Tạo việc làm cho người lao động do doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu kinh doanh có hiệu quả, mở rộng sản xuất.

Nhờ có sự tài trợ vốn của ngân hàng làm hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy, không bị gián đoạn, tăng tính năng động của nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường.

1.3.2 Vai trò của tín dụng xuất khẩu với hoạt đông xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Để hoạt động này ngày càng phát triển thì ngoài nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Nhà nước còn cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng, các định chế tài

khai thác lợi thế so sánh thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu, tăng cường hiệu quả hoạt động ngoại thương. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta các năm qua đã cho thấy vai trò của tín dụng là thực sự cần thiết. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong các năm qua gia tăng và phát triển mạnh mẽ, tăng từ 2.7 tỷ USD năm 1990 lên đến 39,7 tỷ USD năm 2006 (tăng 22,8% so với năm 2005). Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 48 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng đa dạng phong phú. Nếu như năm 1991 nước ta chỉ có 4 mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD là dầu thô, gạo, thủy sản và dệt may thì năm 2007 số mặt hàng chủ lực xuất khẩu đã lên tới con số 13. Kim ngạch xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao như dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Năm 2007 đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo và cao su. Cụ thể là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD. Sự phát triển của kim ngạch xuất khẩu các năm qua có một phần không nhỏvai trò của tín dụng xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Những chính sách về điều kiện vay vốn, chính sách lãi suất của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động vay còn trực tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu góp phần giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty mình.

Mỗi doanh nghiệp đều tăng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ làm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tăng trưởng và phát triển không ngừng. Như vậy

tín dụng xuất khẩu góp phần làm tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.3.3 Vai trò của tín dụng xuất khẩu với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu

Nhờ nguồn vốn tín dụng xuất khẩu được ngân hàng cấp, các doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện được các hợp đồng ngoại thương giá trị lớn, tăng hiệu quả kinh doanh. Nhà xuất khẩu nhờ vốn tín dụng để thu mua chế biến hàng xuất khẩu đúng thời vụ với giá rẻ hơn, thực hiện được theo đúng hợp đồng ngoại thương đã ký. Nhà nhập khẩu mua được những lô hàng lớn, giá cả phù hợp…

Tín dụng xuất khẩu giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thâm nhập vào thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng chỉ sử dụng vốn tự có của mình để sản xuất kinh doanh vì như vậy nếu gặp rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ vốn chủ sơ hữu của anh ta. Mặt khác chỉ sử dụng vốn tự có sẽ hạn chế khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng chi phí về vốn cho doanh nghiệp. Do vậy sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng là cách làm phổ biến của các doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong phương án, dự án kinh doanh, còn lại là khoản tín dụng do ngân hàng cấp.

Tuy nhiên nếu tình trang nợ quá cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Tỷ lệ nợ cao làm tăng rủi ro lượng tiền chảy vào doanh nghiệp, dẫn đến mức lãi suất mong đợi cao hơn. Do đó hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.

Tín dụng xuất khẩu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Do phải trả khoản chi phí lãi vay và tiền gốc trong một khoảng thời gian đã định trước buộc doanh nghiệp làm ăn kinh doanh phải tính toán chi phí phù hợp để đem lại lợi nhuận. Nếu nợ quá hạn, tức là không hoàn trả ngân hàng đúng thời hạn doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt, ảnh hưởng đến nguồn thu của mình. Tín dụng xuất khẩu đẩy mạnh hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tạo uy tín cho doanh nghiệp. Thông qua sự tài trợ của ngân hàng như cấp tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp có điều kiện thực hiện đúng hợp đồng, tăng uy tín khi đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương.

1.3.4 Xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng xuất khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển rất mạnh mẽ. Doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu cũng gia tăng ngày một nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng. Các doanh nghiệp này cần khá nhiều vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đủ vốn tự có mà không cần đi vay. Thực tế cho thấy nếu có đủ vốn thì các doanh nghiệp vẫn xin vay vốn ngân hàng để giảm thiểu rủi ro cho nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển phức tạp hơn trước nảy sinh nhiều nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng để đảm bảo cho quá trình này diễn ra suôn sẻ. Vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển kéo theo nó là quan hệ tín dụng và đặc biệt là tín dụng xuất khẩu cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện, đa dạng hóa các hình thức tín dụng nhằm hỗ trợ tác động lại xuất nhập khẩu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

( NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu.doc (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w