Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu .1 Thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu.doc (Trang 77 - 86)

3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển Việt Nam

3.3.1 Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu .1 Thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay

Các hình thức tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển thời gian qua chưa thực sự đa dạng. Hình thức cho nhà nhập khẩu vay vẫn chưa được triển khai hoạt động. Vì vậy một trong các giải pháp để thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất khẩu là mở rộng các loại hình tài trợ xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu

Đây là nghiệp vụ hoàn toàn mới của ngân hàng Phát triển, thực hiện cho khách hàng vay vốn là các nhà nhập khẩu ở các quốc gia khác nhau. Tại các nước phát triển, nghiệp vụ này ngày càng chiếm vai trò quan trọng và thay thế dần nghiệp vụ tín dụng dành cho bên bán.

Đặc điểm nghiệp vụ cho vay bên mua:

- Chủ yếu áp dụng trong trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ các dự án đầu tư với thời hạn vay tương đối dài (thường là trên 5 năm).

- Quá trình thẩm định khoản vay là một quá trình phức tạp diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài (thông thường từ 3 đến 6 tháng cho một dự án có quy mô trung bình) với sự tham gia của rất nhiều bên như: Chính phủ các nước, các ngân hàng thương mại của nước sở tại, các chuyên gia tư

- Để hạn chế rủi ro các ngân hàng thực hiện cho nhà nhập khẩu vay thường yêu cầu Chính phủ nước nhập khẩu hoặc các ngân hàng lớn có uy tín bảo lãnh cho khoản vay này, thực hiện cơ chế kiểm soát đặc biệt luồng tiền thu về của dự án của nhà nhập khẩu để đảm bảo khả năng trả nợ tín dụng.

Hình thức cho nhà nhập khẩu vay có thể được thực hiện thông qua hai kênh:

+ Cho nhà nhập khẩu vay trực tiếp: nghiệp vụ này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần thu thập nhiều thông tin khách hàng của mình như: khả năng tài chính, khả năng thanh toán, uy tín và mức độ tín dụng của nhà nhập khẩu, thị trường tại nước nhà nhập khẩu...

+ Cho vay gián tiếp (hay là cho vay lại) đến nhà nhập khẩu: tức là thông qua Chính phủ của nước nhập khẩu hoặc thông qua một ngân hàng, tổ chức tài chính tại nước nhà nhập khẩu có quan hệ với ngân hàng Phát triển để cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.

Việc giải ngân của hình thức này thông thường được trả trực tiếp cho nhà xuất khẩu tại Việt Nam. Việc giải ngân này có thể thực hiện ngay trong giai đoạn sản xuất chế biến hàng hoá hoặc khi hàng hoá đã được chuyển giao cho nhà nhập khẩu nếu có yêu cầu.

Để thực hiện hình thức cho nhà nhập khẩu vay có hiệu quả thì trong quá trình thực hiện ngân hàng Phát triển cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá (vì có thể đồng tiền cho vay và đồng tiền khi thu nợ khac nhau, tỷ giá giữa các đồng tiền ở hai thời điểm chênh lệch nhau) như: ký các hợp đồng giao dịch ngoại tệ tương lai, ký các hợp đồng bảo hiểm tỷ giá …

Trong tương lai xa hơn, để giảm bớt sự phụ thuộc vào bảo lãnh của Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương nước nhập khẩu, ngân hàng Phát triển có thể mở rông mạng lưới văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của mình tại các quốc gia, thiết lập hệ thống quan hệ đại lý với các ngân hàng quốc tế để thẩm định khoản vay tín dụng của nhà nhập khẩu.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

3.3.1.2 Nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết giữa một bên là ngân hàng Phát triển (bên bảo lãnh) với một bên là các tổ chức cho vay vốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ cho bên ngân hàng Phát triểnận bảo lãnh. Thời hạn bảo lãnh tín dụng xuất khẩu chỉ giới hạn trong thời gian tối đa 2 năm. Hạn chế này làm cho nó kém hấp dẫn hơn so với bảo lãnh tín dụng đầu tư vốn đã không được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều trong thời gian vừa qua. Nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng không được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm. Nguyên nhân là do đặc trưng xuất khẩu các loại hàng hoá nông sản đó là thời gian sản xuất và chế biến ngắn, công nghệ chế biến còn lạc hậu nên các nhà nhập khẩu thường không yêu cầu cung cấp các loại bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Cái thứ hai là do nếu các doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ này lại phải bỏ ra một mức phí , điều này sẽ làm cho lợi nhuận của phương án kinh doanh giảm đi. Do vậy mức phí bảo lãnh có thể coi là rào cản để nhà xuất nhập khẩu thực hiện hình thức này.

Từ những phân tích trên cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đối với các loại hình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ không nhiều. Để đẩy mạnh các hoạt động này ngân hàng Phát triển cần tập trung vào một số điểm như:

+ Đề ra quy trình thẩm định, ra quyết định bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cần đảm bảo ở mức đơn giản nhất cho đơn vị vay vốn, hạn chế những quá trình trùng lắp với thẩm định khoản vay của ngân hàng thương mại khác.

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng Phát triển sẽ thực hiện bảo lãnh

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

đối ứng cho các ngân hàng thương mại. Đơn vị vay vốn chỉ phải trả mức phí bảo lãnh theo đúng quy định của Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.

+Đối với nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại khi cho vay nhà nhập khẩu hoặc cho vay nhà xuất khẩu. Mô hình:

3.3.1.3 Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa cho vay nhà xuất khẩu

 Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế là cần thiết để phục vụ tối đa nhà xuất khẩu, giúp đa dạng hoá các hình thức tín dụng xuất khẩu, nâng dần vị thế về tài trợ xuất khẩu của ngân hàng Phát triển Việt nam trong thị trường tài chính quốc tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại hoạt động này vẫn chưa được triển khai tại ngân hàng Phát triển. Để có thể thiết lập hệ thống thanh toán quốc tế, trước hết hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước của ngân hàng Phát triển phải hoàn chỉnh, ngân hàng Phát triển phải thiết lập được mạng lưới ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới.

Hệ thống thanh toán quốc tế ban đầu phải đảm bảo thực hiện được các giao dịch:

5. Trả nợ Ngân hàng Phát

triển Việt Nam

Nhà nhập khẩu Ngân hàng

Thương mại

1. Xuất khẩu

2. Bảo lãnh 4. Thanh toán

3. Vay vốn

Nhà xuất khẩu

+ Thanh toán, chuyển trả tiền ra nước ngoài cho các hợp đồng xuất khẩu.

+ Thực hiện giao dịch mở và thanh toán L/C cho nhà xuất nhập khẩu.

+ Chiết khấu bộ chứng từ, nhờ thu chứng từ.

Đa dạng hoá các hình thức cho nhà xuất khẩu vay

Đối với nghiệp vụ cho nhà xuất khẩu vay, cùng với việc triển khai hoạt động thanh toán quốc tế giúp thỏa mãn nhu cầu vay tín dụng của khách hàng.

Các hình thức đa dạng thêm nghiệp vụ cho vay nhà xuất khẩu như nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ứng trước tiền thanh toán... hoặc tài trợ cho các khoản phải thu có tính chất trung và dài hạn trên cơ sở bộ chứng từ khi hình thức thanh toán là trả chậm với thời gian dài. Ngân hàng Phát triển có thể thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo một trong hai cách là chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi tùy theo khách hàng yêu cầu. Thực hiện tài trợ khép kín cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

Quy trình thực hiện nghiệp vụ tài trợ khép kín này được thực hiện: theo hợp đồng ngoại thương đã ký giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, ngân hàng Phát triển có thể cho nhà xuất khẩu vay số vốn bị thiếu để mua thiết bị, nguyên liệu...; sau khi có trong tay bộ chứng từ thanh toán nếu doanh nghiệp này có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh tiếp thì trước khi đến hạn thanh toán tín dụng có thể yêu cầu ngân hàng Phát triển chiết khấu lại bộ chứng từ thanh toán.

3.3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng

3.3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cấp tín dụng xuất khẩu cho khách hàng

Hoạt động thẩm định tín dụng là khâu quan trọng của quy trình tín dụng, là mấu chốt quan trọng để ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không, giúp giảm thiểu hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Thẩm định một dự án kinh doanh phải xem xét một cách đầy đủ toàn diện, chính xác và phải bảo đảm tính khách quan từ khâu lập hồ sơ xin vay vốn, kiểm tra năng lực tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất hai năm gần nhất, tính khả thi của phương án, dự án kinh doanh…. Cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, xem xét đã đúng với quy chế cho vay hay chưa. Nếu một loại giấy tờ nào thiếu hoặc chưa đúng với quy định thì cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng của mình bổ sung ngay. Nếu để hồ sơ sau một thời gian cán bộ thẩm định mới xem xét rồi mới thông báo lại cho khách hàng của mình, sau đó lại phải đợi thời gian để làm giấy tờ phù hợp có thể thời gian này kéo dài tời mấy tháng thì doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng đã mất đi cơ hội kinh doanh. Do vậy cả khách hàng và cán bộ tín dụng cần lưu ý đến thời gian này. Sau khi đầy đủ các giấy tờ theo quy định cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định theo các các bước:

+ Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng. Nếu là cá nhân di vay vốn sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu thì phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Luật dân sự đã ban hành.

Nếu là doanh nghiệp đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng cần thẩm định về quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… để kiểm tra phương án kinh doanh có phù hợp với loại hình mà doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hay không?

+ Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động (hay năng lực tài chính của doanh nghiệp). Công cụ để thâm định là các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh với mục đích để xem xét khả năng thanh toán của khách

+ Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án kinh doanh, hiệu quả kinh tế mà nó mang lại

+ Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khoản vốn vay.

3.3.2.2. Thu thập và xử lý thông tín về khách hàng

Thu thập thông tin về khách hàng là bước quan trọng trong quá trình thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Cán bộ tín dụng phải thu thập nắm bắt thông tin về khách hàng qua nhiều kênh chứ không chỉ dựa vào các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Có thể khai thác thông tin cần thiết về khách hàng từ các nguồn như từ cac phương tiện thông tin đại chúng, từ khách hàng đã có quan hệ thương mại với doanh nghiệp, từ kinh nghiệm của các ngân hàng mà trước đó khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Cũng có thể lấy thông tin về khách hàng từ các tổ chức chuyên kinh doanh thông tin tín dụng, từ cơ quan thuế để kiểm tra lợi nhuận cua rdoanh nghiệp như thế nào, đánh giá từ cổ phiếu của doanh nghiệp (nếu có)…

Sau khi thu thập được các thông tin về khách hàng thì cán bộ tiến hành xử lý thông tin này để đưa ra các đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng. Thời hạn từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi phê duyệt cho vay không dài do vậy quá trình thu thập và xử lý cần được tiến hành nhanh chóng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có phương pháp thu thập và xử lý khoa học, tận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng.

3.3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn tín dụng Sau khi cấp vốn tín dụng cho khách hàng, cần tăng cường khâu kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, phát hiện kịp những sai sót rủi ro hạn chế thiệt hại cho cả doanh nghiệp vay vốn và cho ngân hàng. Ngân hàng Phát triển có thể kiểm tra bằng cách xuống cơ sở sản

xuất kinh doanh để kiểm tra thực tế, kiểm tra thông qua các hóa đơn, chi phí sử dụng vốn vay như thế nào…

Đối với trường hợp vay tín dụng có tài sản bảo đảm, thế chấp thì cán bộ tín dụng cũng cần kiểm tra giá trị tài sản, việc sử dụng tài sản để có các biện pháp xử lý thích hợp.

3.3.2.4. Không ngừng nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng

Con người là yếu tố quan trọng trong công tác tín dụng. Nâng cao năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng cũng chính là cách để nâng cao chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải là người có chuyên môn giỏi, cách xử lý công việc nhanh nhạy và chính xác. Họ cũng là những người có kiến thức kinh tế xã hội khá rộng vì khách hàng vay vốn kinh doanh của ngân hàng Phát triển thuộc nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Có kiến thức xã hội giúp cán bộ tín dụng đánh giá được đúng đắn khách hàng, hạn chế rủi ro. Làm công tác tín dụng đòi hỏi người cán bộ phải có đạo đức nghề nghiệp. Họ không cấu kết với khách hàng để cho vay các khoản tín dụng không đúng mục đích kinh doanh hoặc kinh doanh trái pháp luật. Điều này sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng nếu rủi ro xảy ra. Để phát huy được các điểm mạnh của cán bộ tín dụng thì ngân hàng Phát triển cũng cần có những chính sách thích hợp để thu hút nhân tàì. Bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp lý khả năng của mỗi người, lưu ý công tác luân chuyển cán bộ để tránh rủi ro đạo đức và phát hiện bồi dưỡng cán bộ có năng lực. Việc sử dụng cán bộ phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của mỗi người kết hợp với các biện pháp động viên khuyến khích kịp thời sẽ tạo nên sự nỗ lực trong công việc của các cán bộ.

Công tác tuyển dụng nhân lực cũng cần được chọn lọc kỹ. Thường xuyên tổ chức các lớp học, các đợt tập huấn để cập nhật các kiến thức mới, những kinh nghiệm của các nước đi trước cho nhân viên tín dụng.

3.3.2.5 Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng đối với các dự án sản xuất kinh doanh

Vai trò tư vấn của ngân hàng thể hiện ở chỗ giúp các doanh nghiệp xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn sản phẩm và cung cấp thông tin về sản phẩm cho doanh nghiệp. Tính toán nguồn tài trợ chi dự án vói lãi suất có lợi nhất cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoạt động của bộ phận tư vấn này sẽ độc lập với hoạt động của ban thẩm định dự án nhằm cung cáp thông tin, giải pháp hữu hiệu nhât scho doanh nghiệp. Khách hàng sẽ được tư vấn về nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ xuất khẩu, được cập nhật về tỷ giá, lãi suất, biến động của thị trường. Trên cơ sở này có thể giúp doanh nghiệp phát hiện thêm cơ hội đầu te, kinh doanh mới.

3.3.2.6 Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng

Thời gian qua, công tác quảng bá hình ảnh, vị thế và vai trò của ngân hàng Phát triển trong việc thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu tự tìm đến Ngân hàng Phát triển do tính hấp dẫn của lãi suất ưu đãi. Trong điều kiện mới hiện nay, khi các ưu đãi về mặt lãi suất dần mất đi và thay vào đó là ưu đãi về chất lượng phục vụ thì công tác quảng bá trở nên khá quan trọng. Nếu không được quan tâm đúng mức các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ không quan hệ tín dụng với ngân hàng Phát triển, và như vậy chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cũng không thể đến với doanh nghiệp.

Công tác quảng bá hình ảnh vj thế của Ngân hàng Phát triển cần được xây dựng thành các chiến lược với các mục tiêu hướng tới, giải pháp cụ thể.

Việc quảng bá này giúp doanh nghiệp xuất khẩu hiểu biết đầy đủ về: Các chính sách của Nhà nước về tín dụng xuất khẩu: Các điều kiện, cơ chế, lợi ích mà Ngân hàng Phát triển cung cấp...

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu.doc (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w