PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI
2.2 Thực trạng áp dụng chính sách tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh
2.2.1. Phương thức cho vay.
Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì có tới 10 phương thức cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ, điều kiện áp dụng, hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh chủ yếu cho vay DNVVN theo phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo&PTNT Hà Tĩnh đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng và hoạt động của DNVVN. Ngân hàng nên đa dạng hoá các phương thức cho vay đối với các DNVVN nhằm hạn chế thòi gian thực hiện các thủ tục vay vốn vì thế các doanh nghiệp ít tìm đến ngân hàng đặc biệt lầ các dong nghiệp thương mại nơi có nhu cầu vốn lưu động lớn và thường xuyên. Đối với đối tượng khách hàng là DNVVN ngân hàng nên thực hiện mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức là hình thức cho vay mà NHNo&PTNT Việt Nam và khách hàng xác định và thoả thuận một một mức tns dụng trong một khoảng thời gian nhất định và hình thức cho vay luân chuyển là hình thức cho vay mà mỗi lần vay doang nghịêp chỉ phải gửi đến ngân hàng chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền vay vốn, còn các giấy tờ khác đã được thực hiện ngay trong lần làm thủ tục vay lần đầu với hình thức này doanh nghiệp sẽ giảm bớt thời guan thủ tục vay vốn, ngân hàng cũng giảm thời gian và chi phí trong quá trình làm thủ tục, dễ kiểm tra, kiểm soát, giảm chứng từ nhưng hình thức này đòi hỏi ngân hàng phải có sự chính xác tuyệt đối trong quá trình thực hiện.
2.2.2. Mức cho vay
Hiện nay mức cho vay tối đa tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh được thực hiện đúng như theo quy định của Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đó là dựa trên: nhu cầu vay của khách hàng, mức vốn tụ có, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ, khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh có thể thực hiện các khoản vay theo quy định cụ thể là mức cho vay tối đa không vượt quá 15% vốn tự có của
NHNo&PTNT Hà Tĩnh tuy nhiên nhìn chúng mức cho vay của ngân hàng đối với DNVVN là còn cao hơn so với nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng vốn của ngân hàng. Trung bình dư nợ của doanh nghiệp là 1,43 tỉ đồng, số doanh nghiệp cho vay trên 15 tỷ đồng chỉ có 1 doanh nghiệp đây là một thực trạng chung của các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh do Hà Tĩnh là một tĩnh kinh tế còn nghèo, nhiều khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp còn cao hơn thực tế họ được vay tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho khoản vay ngân hàng khi quyết định mức cho vay cần phải dựa trên các điều kiện khác: vốn tự có của doanh nghiệp phải chiếm 10 % khoản vay, phải có phương án kinh doanh khả thi đảm bảo quá trình trả lãi và trả nợ gốc theo đúng cam kết. Điều này cho thấy một bất cập nhu cầu vay của DNVVN lớn, khả năng ngân hàng có thể đáp ứng tuy nhiên mức cho vay của ngân hàng vẫn cón thấp để khắc phục điều này ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp để kích thích tăng mức vay vốn của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, có phương án sử dụng vốn hiệu quả nhằm nâng cao mức vay vốn của doanh nghiệp cao hơn nữa mức cho vay bình quan doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kế hoạch năm 2007 là 2 tỷ.
2.2.3.Quy định về trả nợ gốc và nợ lãi
Kỳ hạn trả nợ gốc và nợ lãi của các khoản vay theo quy định là căn cứ vào:
Đặc điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ; khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng điều này đòi hỏi khi cần xác định về kỳ hạn cho vay cần có sự linh hoạt giữa các ngành, cá doanh nghiệp khác nhau tuy nhiên ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh việc xác định kỳ hạn này còn mang tính cứng nhắc giữa các doanh nghiệp, điều này chưa cho thấy được sự linh hoạt trong cho vay các ngành nghề khác nhau, chưa kích thích được hoạt động của các ngành vì thế nhiều khi, nhiều món nợ bị chuyển quá hạn khi mà các doanh nghiệp chưa có thu nhập từ hoạt động đầu tư của mình, điều này càng mang lại khó khăn hơn cho các DNVVN bởi lãi suất quá hạn quy định là 150% lãi suất cho vay. Tuy nhiên để xác định được chu kỳ trả nợ theo đặc điểm kinh tế, và khả năng của các doanh nghịêp thì các nhà làm chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải có một sự am hiểu ở mức cần thiết về đặc diểm kỹ thuật của các ngành cũng như có một sự hiểu biết sâu rộng về các doanh nghiệp trên địa
bàn. Việc xác định lãi kỳ hạn này phải được giấm đốc ngân hàng cấp I quy định cụ thể dựa trên nhưng hiểu biết về tình hình thực tế trên địa phương mình phụ trách.
2.2.4. Lãi suất cho vay, lãi suất ưu đãi, lãi suất chuyển nợ quá hạn.
Mức lãi suất cho vay của NHNo&PTNT Hà Tĩnh được quy định tối thiểu như sau: Đối với món vay ngắn hạn là 1,03%/ tháng, đối với cho vay trung và dài hạn là 1,15% tuy nhiên mức cho vay của các ngân hàng thành viên có sự khác nhau trong các món vay. Các món nợ trung và dài hạn giao động trong khoảng 1,1% - 1,25% tuy theo từng ngân hàng cấp II và tuỳ theo từng dự án. Đây là một mức lãi suất cho vay cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn, NHNo&PTNT Hà Tĩnh cần thực hiện các biện pháp giảm chi phí để hạ thấp mức lãi suất cho vay này nhằm thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mặc dù có lãi suất ưu đãi trong việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm tuy nhiên NHNo&PTNT Hà Tĩnh vẫn chưa có một chính sách rõ ràng cho vay ưu đãi doanh nghiệp. Ngân hàng vẫn chưa thực hiện nhiều mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp mới, những doanh nghiệp có truyền thống quan hệ với ngân hàng, những doanh nghiệp làm ăn có uy tín điều này vẫn chưa kích thích được các doanh nghiệp trong việc trả nợ gốc và nợ lãi.
Mức cho lãi suất quá hạn được tính tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh theo đúng mức lãi suất tối đa nợ quá hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam là 150% mức lãi suất cho vay trong hạn, đây là một quyết định đúng đắn vì như thế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ đúng kỳ hạn đã ký trong hợp đồng.
2.2.5. chính sách marketing
NHNo&PTNT Hà Tĩnh đang từng bước mở rộng chính sách marketing của mình đối với khách hàng là DNVVN. Từ trước đến nay vì mức cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường còn thấp, khách hàng phụ thuộc nhiều vào ngân hàng hơn, ngày nay khi mà hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế phát triển mạnh, các ngân hàng cạnh tranh với nhau một cách gay gắt, khách hàng mà cụ thể là các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho minh một ngân hàng phù hợp, các ngân hàng muốn thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có phương án sử dụng vốn khả thi ngân hàng không thể trong chờ các doanh nghiệp tìm đến mình mà ngân hàng phải tự tìm dến khách hàng về mặt này ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn thực hiện chưa được triệt để, cán bộ tín dụng còn mang nặng tư duy, lối làm việc củ ít mạo hiểm. Vấn đềm Marketing cũng chưa được các cán bộ tín dụng coi trọng đúng mức, làm cho hiệu quả hoạt động này không cao.
Thực tế hiện nay các ngân hàng trên địa bàn còn chưa chú trọng đến các hoạt động chăm sóc khách hàng: tặng quà vào ngày kễ, tết, sinh nhật của khách hàng…, hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh chưa tổ chức được các cuộc hội thảo khách hàng, chưa có trang web riêng của mình, khách hàng muốn biết thông tin về các vấn đề như lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn, phí các dịch vụ… chưa có một công cụ phổ biến để tìm kiếm, chủ yếu công cụ hiện nay mà khách hàng thường hay thực hiện khi muốn biết thông tin về ngân hàng là đến hỏi trực tiếp ngân hàng hoặc hỏi qua điện thoại điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của của cán bộ ngân hàng, làm mất thời gian và chi phí của khách hàng.
2.2.6.Chính sách phân đoạn thị trường
Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có những nhu cầu khác nhau về các khoản vay vì thế để phục vụ tốt hơn cho khách hàng ngân hàng cần phân đoạn các DNVVN. Ở Hà Tĩnh hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 7.5%
+ Công nghiệp và xây dựng: 52%
+ Thương mại và dịch vụ: 37%
+ Các ngành khác: 3.5%
Các ngành khác nhau đòi hỏi những yêu cầu khác nhau: ngành nông, lâm, ngư nghiệp đòi hỏi vay theo hình thức mùa vụ việc giải ngân phải kịp thời để người kinh doanh trên lĩnh vực này đảm bảo các yêu cầu của mùa vụ theo từng giai đoạn khác nhau, ngành công nghiệp và xây dựng có nhu cầu về vốn lớn hơn, chủ yếu là vốn trung và dài hạn nên được ưu tiên về mức lãi suất và thực hiện cho vay từng lần trên những đòi hỏi thực tế của hoạt động doang nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động trongvlĩnh vực thương mại và dịch vụ có nhu cầu về các khoản vay ngắn hạn lớn nên áp dụng phương thức cho vay luân chuyển…
Việc phân đoạn khách hàng theo thâm niên quan hệ tín dụng, có mức độ tín nhiệm cao, có uy tín với những khách hàng mới, những khách hàng không thực hiện đúng các cam kết đã ký trong hợp đồng để có chính sách ưu đãi phù hợp. Việc phân đoạn khách hàng theo tiêu chí này đã được NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực hiện thông qua việc chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp tuy nhiên việc chấm điểm, này còn mang nặng tính trực quan, chưa tính đến tương lai, xu hướng phát triển cũng như vòng đời của sản phẩm doanh nghiệp vì thế hoạt động này chưa thật sự mang lại kết quả như mong muốn. Để việc phân đoạn thị trường khách hàng một cách chính xác, phát huy được các ưu đãi của ngân hàng trong từng đối tượng khách hàng thì việc phân đoạn cần phải được thực hiện một các chính xác, cán bộ thực hiện công việc này cần phải có sự am hiểu sâu sắc về kiến thức marketing, kiến thức thị trường, và đòi hỏi có thời gian thực hiện.
2.3 Đánh giá khái quát chính sách tín dụng