REDD+ DựA VàO CộNG đồNG Là Gì?

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản về redd+ dựa vào cộng đồng tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên (Trang 29 - 32)

Ma trận tập huấn hợp phần 1, Buổi 2: REDD+ dựa vào cộng đồng là gì?

Thời gian dự kiến: 30 phút Mục tiêu:

Vào cuối buổi học, các học viên sẽ có thể:

• Xác định và mô tả những điều cơ bản của REDD + dựa vào cộng đồng.

Chủ đề và các câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

REDD+ dựa vào cộng đồng là gì? Hỏi học viên họ hiểu mỗi từ trong REDD+ như thế nào và chúng có nghĩa là gì trong cộng đồng. Sau đó yêu cầu họ ghép các nghĩa này với nhau. Tổng hợp các nghĩa về “REDD+ dựa vào cộng đồng” mà mọi người vừa chia sẻ.

Viết các chữ ở trong REDD+ lên tấm card lớn (những tấm card này có thể được tái sử dụng trong các phiên họp sau đây), các chữ có thể có kèm theo hình minh họa.

Hầu hết các dự án REDD+ đang được tiến hành đã được các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ song phương hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương khởi xướng và thực hiện.

Chúng thường bao quát một diện tích rừng khá lớn, sử dụng công nghệ tinh vi hiện đại (như sử dụng các hình ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu) và được lãnh đạo và kiểm soát bởi các chuyên gia có học vấn và trình độ cao.

Dự án hợp tác REDD với cộng đồng OddarMeanchey.

Dự án hợp tác REDD với cộng đồng OddarMeanchey được tiến hành ở Oddar Meanchey, phía Tây Bắc Cam-pu-chia. Dự án bao gồm 58 thôn bản với 13 Ban quản lý rừng cộng đồng (CFMC) đang quản lý và bảo vệ 67.783 ha rừng. Dự án được Tổ chức phi chính phủ Cộng đồng lâm nghiệp quốc tế (CFI) khởi xướng nhưng sau đó nhiều cơ quan, tổ chức khác cũng tham gia vào.

Hộp: Các đối tác tham gia trong dự án hợp tác REDD với cộng đồng Oddar Meanchey ở Campuchia

đối tác Vai trò

Cộng đồng Lâm nghiệp quốc tế (CFI) Xác định dự án – xây dựng chiến lược REDD – xây dựng đội ngũ điều phối viên

Cơ quan quản lý rừng Bán carbon - Cơ quan đại diện cho Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia,

Terra Global Capital Đơn vị đo carbon – môi giới và tư vấn kĩ thuật

PACT Cơ quan được đề xuất thực hiện

Nhóm công tác kỹ thuật về rừng và Môi

trường / DANIDA Cơ quan tài trợ cho thiết kế và giám sát dự án

Hộp: Các đối tác tham gia trong dự án hợp tác REDD với cộng đồng Oddar Meanchey ở Campuchia

Sáng kiến khí hậu Clinton Cơ quan hỗ trợ việc cấp giấy chứng nhận cho dự án

Hiệp hội Phát triển của trẻ em... CFMC chịu trách nhiệm các hoạt động đào tạo và quản lý dự án vùng Các Nhà sư của Chùa Samraong Thực hiện bảo tồn khu rừng Sorng

Rokavorn, 18.600 ha 13 Ban Quản lý rừng cộng đồng (CFMCs)

từ tỉnh Oddar Meanchey Các tổ chức địa phương thực hiện việc tuần tra rừng, lên kế hoạch phục hồi rừng

Nguồn tài liệu: Poffenberger et.al. 2010

Các dự án REDD+ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và nguồn tài chính. Đối với cộng đồng bản địa, thách thức lớn là phải xây dựng được những phương pháp và hình thức hợp tác cho phép các dự án REDD+ nằm trong sự kiểm soát của cộng đồng. Để nhấn mạnh vai trò kiểm soát của cộng đồng cũng như trao quyền trong các dự án REDD+, chúng tôi đã lựa chọn tên gọi

“REDD+ dựa vào cộng đồng” như là một cách tiếp cận dự án.

Trước hết, cần phải lên kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hoạt động REDD+ dựa vào cộng đồng (CB REDD+) tuân thủ theo các biện pháp bảo vệ đã được đề cập trong các thỏa thuận UNFCC về REDD+, cũng như các quy định của Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của người dân tộc bản địa (UNDRIP). Tuỳ thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia hoặc địa phương, những quyền và mối quan tâm và lợi ích hợp pháp khác sẽ được xem xét tới.

Như vậy, các dự án REDD + dựa vào cộng đồng nên:

• Thực hiện FPIC đối với các cộng đồng tham gia nếu các dự án không do họ tự thực hiện.

• Giải quyết các yêu cầu của người dân để bảo đảm quyền của cộng đồng đối với đất và tài nguyên ở những nơi cần thiết.

• Bảo đảm rằng các cộng đồng có quyền quản trị rừng của cộng đồng hoặc ít nhất là tham gia đầy đủ và hiệu quả trong việc ra quyết định về quản lý và bảo tồn rừng của họ.

• Xây dựng, thúc đẩy và áp dụng tri thức bản địa trên thực tế.

• Tôn trọng quyền của các cộng đồng đối với sinh kế và hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên truyền thống.

• Bảo đảm việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học.

• Bảo đảm chia sẻ công bằng lợi ích từ REDD+ trong cộng đồng.

• Bảo đảm sự tham gia đầy đủ và tích cực của phụ nữ trong tất cả các hoạt động.

đồ thị 22. Vị trí của REDD+: REDD+ được xem như là một phần của quản lý rừng dựa vào cộng đồng nằm trong hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng và là một phần của hệ thống văn hóa xã hội mà người dân tộc bản địa là thành phần quan trọng.

REDD+ dựa vào cộng đồng

Ngoài ra còn những lợi ích gì?

Kể từ khi đạt được thỏa thuận tại UNFCCC COP 16, Cancun thì ít nhất REDD+ cũng đã được chấp nhận một cách rộng rãi. Phạm vi của REDD không chỉ bó hẹp ở mối liên hệ với carbon.

REDD+ cũng cung cấp các lợi ích khác như bảo tồn đa dạng sinh học và nó cũng đã quan tâm phát triển sinh kế bền vững cho các dân tộc bản địa và các cộng đồng địa phương (như đã đề cập trong chú thích tại Phụ lục 1, khoản 2 của thỏa thuận).

Tuy nhiên, trong REDD+ dựa vào cộng đồng người ta coi trọng những “lợi ích gia tăng” của dự án hơn là carbon. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng những ưu tiên đã được đảo ngược.Thứ nhất là đề cập tới các quyền và cuộc sống tốt hơn của các cộng đồng bản địa, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học. Thứ hai là chống lại việc thải khí carbon và tăng cường khả năng hấp thụ carbon của rừng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là carbon không liên quan, nếu không chúng tôi đã không đề cập đến nó như là REDD+ dựa vào cộng đồng.

Nói về “đảo ngược ưu tiên” là để nhấn mạnh rằng trong REDD+ dựa vào cộng đồng thì quyền và lợi ích của các cộng đồng bản địa là cơ bản, không thể có một khung hành động nào của REDD có thể thương lượng về vấn đề này. Mặc dù giảm phát thải carbon và tăng cường hấp thụ carbon là một mối quan tâm chính, nhưng mục đích của REDD+ dựa vào cộng đồng vẫn nhằm đạt được kết quả “đôi bên cùng có lợi”, tức là một tình huống mà trong đó tất cả các bên đều “chiến thắng”

và do đó tất cả được hưởng lợi: các cộng đồng, đa dạng sinh học và khí hậu.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Poffenberger, M., S. De Gryze, L. Durschinger 2011. Designing Collaborative REDD Projects. A Case Study from Oddar Meanchey Province, Cambodia. Community Forestry International.

http://www.communityforestryinternational.org/publications/research_reports/index.html Văn hóa của các

dân tộc

quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào

cộng đồng quản lý rừng dựa

vào cộng đồng

WHAT IS COMMUNITY-BASED REDD+?

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản về redd+ dựa vào cộng đồng tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)