TẦM qUAN TRọNG CủA đA DạNG SINH

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản về redd+ dựa vào cộng đồng tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên (Trang 43 - 48)

PHẦN II. THựC TIỄN REDD+ DựA VàO CộNG đồNG: CÁC KIếN THứC Cơ BẢN

BàI 2: TẦM qUAN TRọNG CủA đA DạNG SINH

Ma trận hợp phần tập huấn 2, Bài 2: Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với người dân bản địa Thời gian dự kiến: 1 đến 1,5 giờ

Mục tiêu:

Vào cuối bài học, các học viên có thể:

• Giải thích lý do tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với người dân bản địa

• Mô tả các loài thực vật và động vật khác nhau có ích như thế nào đối với người dân bản địa.

Chủ đề và các câu hỏi

chính Phương pháp Tài liệu

Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với người dân bản địa?

See thematic inputs p.

44 and in participants’

manual p.34

Nếu buổi học này diễn ra vào một thời gian khác với buổi học trước, nên trình bày hoặc nhắc lại ý nghĩa của đa dạng sinh học và con người tác động đến đa dạng sinh học như thế nào.

Hình thành các nhóm theo giới tính, tuổi tác, vị thế trong cộng đồng ( ví dụ các nhà lãnh đạo, các thành viên) hoặc kết hợp chung những yếu tố này. Yêu cầu mỗi nhóm để phác thảo sơ đồ của cộng đồng. Sau đó, để cho mỗi nhóm liệt kê các yếu tố sau đây trên bản đồ:

1. Tất cả các mùa vụ và động vật người dân nuôi trồng trên

• Cánh đồng lúa

• Nương du canh

• Những nương rẫy ở trên cao khác

• Rừng trồng

• Vườn gia đình

• Đất mới bỏ hoang

• Đất bỏ hoang lâu hơn/rừng thứ cấp

• Rừng già

• Sông

• Suối và lạch

• Ao, hồ.

Hoặc yêu cầu học viên liệt kê các loại đất bằng tên bản địa.

2. Tất cả các thực vật và động vật hoang dã được người dân sử dụng và mục đích sử dụng (thức ăn, thủ công, thu nhập…)Yêu cầu học viên liệt kê các loại nhà bằng tên bản địa. Cụ thể, yêu cầu họ xác định những sản phẩm quan trọng nhất từ rừng.

Thay vì học viên vẽ sơ đồ, bạn có thể yêu cầu họ phân loại nhóm dựa trên địa điểm họ tìm thấy những sản phẩm này, ví dụ theo mẫu trong bảng sau:

Tên của thực vật/

động vật hoang dã Mục đích sử dụng Địa điểm họ tìm thấy các sản phẩm này

Buổi học có thể được thực hiện nhanh hơn và ít lặp đi lặp lại bằng cách bắt đầu và xây dựng dựa trên kết quả của buổi học trước.

Viết ý nghĩa của đa dạng sinh học trên giấy để hỗ trợ trực quan.

Giấy Kraft, dụng cụ vẽ và viết, băng dính có thể tái sử dụng

Kết quả từ bài học trước

THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

Ma trận hợp phần tập huấn 2, Bài 2: Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với người dân bản địa Thời gian dự kiến: 1 đến 1,5 giờ

Chia sẻ kinh nghiệm về

các xáo trộn tự nhiên Tiến hành một cuộc thảo luận toàn thể về những gì sẽ xảy ra nếu vì những lý do nào đó mà một hoặc một số loài chủ chốt biến mất. Sau đó yêu cầu các học viên trình bày về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với con người theo cách thức rõ ràng hơn nếu học viên có bất kỳ kinh nghiệm tương tự như những gì bạn mô tả trong bài trình bày

Tham khảo kết quả các bài học trước.

a. Vì sao đa dạng sinh học quan trọng đối với người bản địa?

Đối với các cộng đồng bản địa, đất đai được thờ cúng và tôn trọng như là một trong những giá trị văn hóa cốt lõi để nhận biết về cộng đồng. Hầu hết các cộng đồng bản địa nhận thức được mối quan hệ khăng khít giữa họ với các loài sinh vật khác, cũng như sự phụ thuộc của họ vào chúng.

Tại một số xã hội người bản địa, quan niệm rằng tất cả các sinh vật sống và không có sự sống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được thể hiện trong các nghi lễ và nghi thức thờ cúng. Loài người được coi là một dạng sống cụ thể với một cộng đồng rộng lớn. Những dân tộc bản địa này tương tác với các loài vật sống theo những quy tắc tương tự như những quy tắc điều tiết mối quan hệ giữa loài người với nhau.

Hầu hết các cộng đồng bản địa đang sống trong rừng đều dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để tồn tại. Trong hầu hết các trường hợp, họ có một nền kinh tế đa dạng: canh tác mùa màng, chăn nuôi gia súc, câu cá, sắn bắt và hái lượm tất cả các loài thực vật và hoa quả trong rừng. Họ xây nhà bằng gỗ rừng, lợp mái bằng lá hoặc cỏ và họ vẫn sản xuất các công cụ lao động và đồ dùng gia đình như giỏ, túi bằng các loại sợi cây tìm thấy trong rừng. Do đó, các cộng đồng bản địa này phụ thuộc trực tiếp vào một lượng lớn các loài động thực vật trong rừng, kể cả hoang dã hay những loài đã được thuần chủng cho nhu cầu hàng ngày của họ.

Người bản địa với cách canh tác du canh được người ta biết tới như là một cộng đồng canh tác các loài thực vật vô cùng phong phú. Ví dụ những người Karen của làng Mae Tae Khi tại Thái Lan trồng 192 giống của 52 loài thực vật trên cánh đồng của họ. Bên cạnh trồng trọt, người dân bản địa cũng sử dụng một lượng lớn các loài thực vật hoang dại. Tại làng Naga của Khezhakenoma, người dân trong làng đã xác định được trong số 254 giống thực vật được canh tác có 260 loài cây, 92 loài cây ăn quả và rau dại, 41 loài nấm, 40 cây thuốc, 10 loài thực vật có thể dùng chất xơ, 74 loài có thể dùng là dây rừng và 21 loài có thể lấy nhựa.

Một nghiên cứu tại Lào vào cuối thập niên 1990 đã chỉ ra rằng 74% lượng thịt mà người dân tộc bản địa tiêu thụ là thịt từ động vật hoang dã và 71% lượng lương thực không phải lúa (rau, chất xơ, nấm) là từ thực vật hoang dại và hầu hết trong số đó được săn bắt hoặc hái lượm ở trong rừng. Đến nay, ở Lào đã tìm thấy hơn 700 loài thực vật ăn được bao gồm: măng non, các loài rau khác, quả, nấm, sinh vật nhỏ sống dưới nước…. Tài nguyên rừng còn là nguồn thu nhập bằng tiền mặt quan trọng cho những cư dân sống trong rừng. Một nghiên cứu được tiến hành tại 2 huyện ở Lào chỉ ra rằng, sản phẩm ngoài gỗ đóng góp trung bình 61% thu nhập tiền mặt. Thu nhập từ việc bán các sản phẩm sản phẩm ngoài gỗ là một nguồn thu nhập tiền mặt quan trọng để mua gạo khi giáp hạt.

Giá trị của rừng 1

Một nghiên cứu tại 7 cộng đồng bản địa thuộc huyện Malinau, miền đông Kalimanta, Indonesia đã ghi chép lại những giá trị của đa dạng sinh học mà người dân nhận thức được.

Các cộng đồng này thuộc Merap (cộng đồng chủ yếu là canh tác du canh du cư) và Puna (cộng đồng tập trung vào săn bắt và hái lượm các sản phẩm rừng).

Việc sắn bắt vẫn đóng một vai trò quan trọng tại khu vực này. Trong tất cả các nguồn protein động vật, động vật hoang dã đóng góp hơn 50% (58%). Tại những cộng đồng xa xôi hẻo lánh như Punan các loài hoang dã đóng góp lên tới 81%.

Cá cũng là một nguồn protein động vật quan trọng, đặc biệt khi thịt lợn khan hiếm hoặc vào

THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

thời điểm không săn bắt được do bận canh tác. Rất nhiều nhóm Punan sống tại các vùng xa xôi canh tác rất ít và thường xuyên phụ thuộc vào nguồn thức ăn hoang dã như là tinh bột cọ (bột cọ sagu). Những nhóm dân tộc khác cũng phụ thuộc vào tinh bột cọ khi mất mùa do hạn hán hoặc lũ lụt: tất cả các làng đã kể lại những đợt đói kém như thế trong ký ức của họ.

Tại các khu rừng nguyên sinh, cây cọ thường khá nhiều và được cộng đồng quản lí và bảo vệ. Trong khi đó, chúng khá khan hiếm trong các khu rừng được khai thác. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào tinh bột cọ được coi như là dấu hiệu của sự lạc hậu và cộng đồng thường ngại ngùng khi thảo luận về vấn đề này.

Nguồn: Sheil, Douglas et.al. 2006

Giá trị của rừng 2

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tầm quan trọng trong việc sử dụng các loại đất khác nhau cho 5 mục đích: thức ăn, thuốc, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp và đóng tàu. Tất nhiên, một vài loại đất quan trọng hơn đối với một vài mục đích sử dụng này hay với những mục đích khác. Những tính toán tổng giá trị tương đối cho các loại hình sử dụng đất đưa ra các kết quả như dưới đây:

Sử dụng đất Tầm quan trọng (%)

Làng bản 13

Khu vực làng cũ 6

Vườn 11

Sông 13

Đầm lầy 7

Canh tác 14

Đất mới bỏ hoang 7

Đất bỏ hoang đã lâu 8

Rừng 21

Tổng số 100

Những giá trị tương đối của các loại rừng khác nhau được người dân của 7 làng bản đánh giá như sau:

Loại rừng Tầm quan trọng

(%) Rừng chưa được khai thác 31 Rừng đã được khai thác 10

Rừng thứ cấp 16

Rừng đầm lầy 19

Rừng trên núi 24

100

Kể cả dân cư tại vùng Langap, những người có những cách canh tác phức tạp cũng đánh giá rừng quan trọng hơn việc canh tác vì như họ giải thích, đây là nguồn thuốc và gỗ quan trọng nhất.

Nguồn: Sheil, Douglas et.al. 2006, p. 20

Tầm quan trọng của đa dạng sinh mà con người ít nhận thấy

Một vài loại cỏ mọc rất nhanh trên một số cánh đồng, nhưng trong rừng, chúng bị che khuất và mọc chậm. Ở những không gian mở, cỏ nhanh chóng trở thành “kẻ quấy rầy”/cỏ dại nhưng châu chấu rừng, bò hoặc ngựa trên cánh đồng ăn các loại cỏ này và giữ chúng phát triển trong tầm kiểm soát. Chim, nhện và các loài động vật ăn thịt khác lại ăn châu chấu, do đó mà châu chấu lại không thể phát triển được. Nếu hệ thống tự nhiên được bảo vệ, mọi thứ sẽ được giữ ở trạng thái cân bằng và sẽ hiếm có những “kẻ phá hoại”.

Các loài động vật ăn châu chấu sống trong rừng hoặc trong các bụi cây. Nếu rừng bị đe dọa và các cây bụi bị chặt, phát quang thì chúng sẽ không có chỗ để sống. Như vậy châu chấu sẽ phát triển rất nhanh, ăn cỏ tại những khu rừng còn sót lại và rồi rời bỏ các khu rừng để ăn lúa, ngô và các loại mùa màng khác trên cánh đồng. Sẽ không có đủ các loài động vật ăn châu chấu để kiểm soát lượng châu chấu, từ đó hệ thống sẽ bị mất cân bằng. Tuy nhiên, con người không nên đổ lỗi cho châu chấu. Vấn đề là ở sự thiếu cân bằng.

Hầu hết các khu rừng đều có dơi. Dơi ăn các loại quả. Chúng nuốt hạt rồi lại thải ra, những hạt này được gieo ở những nơi mới trong rừng. Rừng cung cấp thức ăn cho dơi, đổi lại dơi gieo thêm nhiều cây cho rừng. Hiện tượng này được gọi là CỘNG SINH. Những con dơi ăn quả phụ thuộc vào cây để có thức ăn, nhưng nếu con người phá hủy quá nhiều cây, dơi sẽ không có thức ăn để tồn tại. Kết quả là, nếu không có dơi để gieo thêm những cây mới, rừng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn bởi trạng thái cân bằng đã bị mất đi.

Một vài loài dơi sống và thải ở trong hang động. Chất thải tích tụ ở trong những hang này được gọi là Guano (phân bón từ chất thải của chim). Người nông dân lấy guano này làm phân bón. Người nông dân bảo vệ các hang động và dơi cung cấp phân cho người dân làm đồng và làm vườn.

Ngày nay, nhiều người nông dân lo lắng vì sao có quá nhiều côn trùng có hại cho mùa màng của họ so với 60 năm về trước. Một trong những lý do chính là sự chặt phá rừng, thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học khác đã làm mất cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên. Nhiều loại thuốc trừ sâu đã giết các loại vi khuẩn phân hủy Nito và mycorrhiza, những loài cung cấp dinh dưỡng cho cây khỏe mạnh và chống chọi với bệnh tật và sinh vật có hại.

Nếu các loài sinh vật săn mồi tự nhiên như ong bắp cày, nhện, dơi và chim được bảo vệ, chúng có thể kìm hãm côn trùng phá hoại mùa màng. Nếu rắn và chim ăn thịt được bảo vệ, chúng sẽ kiểm soát chuột. Nếu các loài sinh vật có hại được kiểm soát thay vì tiêu diệt, chúng sẽ đảm bảo sự tồn tại của các loài ăn thịt. Số ít sinh vật có hại còn lại sẽ không thể gây hại.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá những mối quan hệ cộng sinh và vòng đời mới ở trong rừng. Họ cũng tìm tòi thêm những cách thức mới để giữ dân số các loài ở trạng thái cân bằng. Thực ra đó không phải là những cách thức mới vì chúng đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng hiện tại con người mới bắt đầu biết tới chúng, do đó họ nghĩ rằng chúng là mới mẻ.

Trong khi các nhà khoa học đang nghiên cứu về rừng để tìm hiểu cách thức vận động của nó, con người nên bảo vệ rừng và trạng thái cân bằng tại khu vực canh tác để tất cả các phần tiếp tục phát triển cân bằng. Nếu con người khai thác bất kỳ một hệ thống nào bằng bất cứ cách thức nào làm cho các phần sẽ trở nên mất cân bằng và có phần sẽ trở thành “phần tử có hại” hoặc bị tiêu diệt bởi “phần tử có hại”. Con người không nên mạo hiểm phá huỷ cân bằng sinh thái, trạng thái đã được thiết kế để duy trì trái đất..

Tầm quan trọng của rừng nguyên sinh

Một khu rừng nguyên sinh – rừng không bị tác động bởi con người – có rất nhiều loài thực vật và động vật khác nhau và chúng ta có thể nói rừng nguyên sinh có mức đa dạng sinh học cao.

Hiện nay còn rất ít rừng nguyên sinh, đầm lầy hay các dải đá ngầm san hô, do đó việc bảo vệ chúng là rất quan trọng. Các khu vực này chứa đựng nhiều nguồn gen quan trọng mà sẽ có thể trở nên quan trọng hơn nữa trong tương lai. Con người gọi chúng là ngân hàng Gen vì chúng bảo tồn gen cho việc sử dụng sau này.

Khi các nhà khoa học khám phá những hệ thống và các mối quan hệ mới tại vùng cao và họ muốn khôi phục lại trang thái cân bằng tại những khu vực đã bị phá hủy, họ có thể tới ngân hàng gen và mượn một vài loài động hoặc thực vật. Những loài động thực vật này có thể sinh sôi tại các khu rừng thứ cấp hoặc trên các cánh đồng theo cách có lợi cho hệ sinh học và con người. Con người do đó phải bảo vệ rừng thứ cấp và khu vực đánh bắt để họ không sử dụng quá mức và có thể duy trì đa dạng sinh học, kể cả khi các nguồn lợi được khai thác. Con người nên đóng một phần vai trò trong cân bằng sinh thái môi trường.

Nguồn và tư liệu tham khảo

Sheil, Douglas et.at. 2006. Nhận thức về các ưu tiên của người địa phương đối với đa dạng sinh học rừng nhiệt đới.

Ambio, Chương. 35, No.1 (Tháng 2, 2006), Viện khoa học Hoàng Gia Thụy Điển, trang 17 – 24

THE IMPORTANCE OF BIODIVERSITY FOR INDIGENOUS PEOPLES

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản về redd+ dựa vào cộng đồng tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)