Sử DỤNG RừNG Và đA DạNG SINH HọC

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản về redd+ dựa vào cộng đồng tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên (Trang 39 - 43)

PHẦN II. THựC TIỄN REDD+ DựA VàO CộNG đồNG: CÁC KIếN THứC Cơ BẢN

BàI 1: Sử DỤNG RừNG Và đA DạNG SINH HọC

Ma trận hợp phần đào tạo 2, Buổi 1: Sử dụng rừng và đa dạng sinh học Thời gian dự kiến: 2.5 giờ

Mục tiêu:

Vào cuối buổi, các học viên sẽ có thể:

• Xác định đa dạng sinh học.

• Mô tả sự đa dạng sinh học của cộng đồng và những loài đang bị đe dọa và lý do.

• Giải thích tác động của con người tới đa dạng sinh học

Chủ đề và câu hỏi chính Phương pháp Tài liệu

đa dạng sinh học trong cộng đồng hoặc vùng lãnh thổ của tôi là gì?

Có hai cách để bắt đầu buổi tập huấn này:

Một cách tiếp cận ít tương tác chính là để tiến hành một cuộc thảo luận toàn thể bằng việc hỏi các học viên về

• Các loại rừng và thảm thực vật khác được tìm thấy trong lãnh thổ của họ

(đồng cỏ, đầm lầy, ao hồ, vv.) - Vẽ chúng lên bảng.

• Loài được tìm thấy ở đó, viết tên chúng theo cách gọi của họ lên thẻ nhỏ rồi gắn chúng lên bảng đã vẽSau đó yêu cầu họ chỉ ra những loài đang trở nên quý hiếm và các loài đã tuyệt chủng và lý do tại sao. Đánh dấu các loài quý hiếm hoặc đã tuyệt chủng với các màu sắc hoặc biểu tượng (trước khi tập huấn kiểm tra sự phù hợp văn hóa của các màu sắc và biểu tượng được sử dụng).

Một cách tiếp cận tương tác nhiều hơn là tiến hành làm việc theo nhóm. Hình thành các nhóm theo giới tính, tuổi tác, vị thế trong cộng đồng (ví dụ các nhà lãnh đạo, thành viên) hoặc kết hợp tất cả những yếu tố này. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về những câu hỏi giống như ở cách tiếp cận ít tương tác nêu trên, sau đó trình bày kết quả của các cuộc thảo luận dưới hình thức tranh minh họa. Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày tranh vẽ của họ, so sánh và đối chiếu kết quả từ các nhóm khác nhau.

Tổng hợp hoạt động bằng cách giải thích rằng sự phong phú của hệ thực vật và động vật được tìm thấy trên đất đai được gọi là đa dạng sinh học.

Bảng, các văn bản phù hợp và các dụng cụ vẽ với các màu sắc khác, thẻ kim loại, băng dán hoặc băng keo có thể tái sử dụng

Bìa cứng hoặc các giấy để tạo tấm áp phích (khoảng kích thước A3), văn bản và các dụng cụ vẽ, băng dán hoặc băng dính có thể tái sử dụng.

Tác động của con người tới đa

dạng sinh học là gì? Rút ra từ kết quả của câu hỏi cuối cùng trong các hoạt động trên, chọn ra các câu trả lời liên quan đến sự can thiệp của con người.

Kết thúc buổi học bằng cách lặp lại định nghĩa của đa dạng sinh học và sau đó tóm tắt cách thức con người tác động tới đa dạng sinh học..

Kết quả của các hoạt động trên

a. đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học là sự muôn màu muôn vẻ của sự sống trên Trái đất: hệ động thực vật và vi sinh vật khác nhau, hệ gen và các hệ sinh thái. Không ai biết có bao nhiêu loài sống trên hành tinh của chúng ta. Ước lượng của các nhà sinh học bao gồm một phạm vi rộng rãi, hầu hết các loài là vi sinh vật, côn trùng và các sinh vật nhỏ khác, nhưng hầu hết các ước tính đều tính thiếu từ 5 triệu

FOREST USE AND BIODIVERSITY

đến 30 triệu loài. Chỉ khoảng 1,75 triệu loài đã được mô tả và có tên chính thức, có nghĩa là hầu hết các loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta vẫn chưa được biết tới.

Mỗi hệ sinh thái có một cộng đồng các loài riêng biệt của mình và có những hệ sinh thái có nhiều loài khác nhau hơn những hệ sinh thái khác. Những hệ sinh thái này được gọi là có sự đa dạng sinh học cao hơn những hệ sinh thái khác.

Rừng ở vùng nhiệt đới có đa dạng sinh học cao nhất trong tất cả các các hệ sinh thái. Rừng nhiệt đới từng bao phủ 14% bề mặt đất của trái đất, nhưng hiện nay chúng chỉ chiếm 6%. Tuy nhiên, người ta ước tính vẫn còn khoảng một nửa số loài của thế giới thực vật, động vật và côn trùng được tìm thấy trong các rừng nhiệt đới.

Những con số đáng kinh ngạc

• Tại Borneo, trong 10 ha diện tích rừng nhiệt đới có hơn 700 loài thực vật và con số này bằng số lượng các loài cây được tìm thấy trên toàn khu vực rộng hàng triệu ha ở phía Bắc Châu Mỹ (Mỹ và Canada).

• Toàn Châu Âu có khoảng 320 loài bướm trong khi ở các khu rừng nhiệt đới Peru của Vườn quốc gia Manu đã xác định được 1300 loài.

• Tại Peru, người ta đã tìm thấy 43 loài kiến khác nhau chỉ trên một cây rừng nhiệt đới, con số này bằng số loài kiến được tìm thấy trên toàn nước Anh.

Đa dạng sinh học thường được sử dụng như một thước đo sức khỏe của hệ thống sinh học. Một khu rừng tự nhiên khỏe mạnh sẽ có số lượng loài cao hơn – tức là đa dạng sinh học cao hơn - so với một khu rừng bị suy thoái

Người dân bản địa thường sống ở những khu vực có hệ sinh thái phong phú, đặc biệt là người dân sống ở các khu rừng nhiệt đới. Ở Mỹ Latinh, lưu vực sông Congo ở châu Phi và một số nước ở vùng châu Á nhiệt đới, có một sự tương ứng rõ ràng giữa các khu rừng nhiệt đới và sự hiện diện của các dân tộc bản địa.

Bảng 3: đa dạng sinh học thực vật trong các khu rừng nhiệt đới và các hình thức sử dụng đất rừng

Số lượng các loài thực vật trên diện tích 200m2

Các loại đất Brazil Cameroon Indonesia

Đất rừng tự nhiên 63 103 111

- - 100

Rừng khai thác 66 93 108

Rừng quảng canh 47 71 112

Rừng thâm canh - 63 66

Hệ thống thực vật đơn giản 25 40 30

Đất nông nghiệp bỏ hoang trong

thời gian dài 36 54 43

Đất nông nghiệp mới bị bỏ hoang 26 14 39

Đất canh tác hàng năm 33 51 15

Đồng cỏ 23 25 11

Đồng cỏ dày 12 - -

Các nhà khoa học thuộc chương trình thay thê canh tác nương rẫy (ASB) (www.asb.cgiar.org/) xác định số lượng các loài cây trồng cho mỗi lô tiêu chuẩn 40x50m.

Nguồn: Ngân hàng thế giới 2011, T. 8-13

FOREST USE AND BIODIVERSITY

b. Những tác động của con người tới đa dạng sinh học là gì?

Con người chỉ là một trong nhiều sinh vật sống trong rừng. Tất cả các sinh vật, dù lớn dù nhỏ, đều được kết nối với nhau và phụ thuộc vào nhau theo nhiều cách. Những liên hệ này tạo thành một mạng lưới phức tạp, hay một hệ thống được gọi là hệ sinh thái. Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái phức tạp nhất trên trái đất và như chúng ta đã thấy, có tính đa dạng sinh học cao nhất.

Mặc dù sở hữa rất nhiều công nghệ tiên tiến nhưng con người vẫn phải phụ thuộc vào các loại khác. Điều này khiến cho chúng ta phải khiêm nhường và tôn trọng các loài khác, cũng như phải nhận thức được trách nhiệm của bản than với các loài. So với các xã hội khác của con người, hình thức sử dụng đất truyền thống của người dân tộc bản địa ít ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, các dân tộc bản địa cũng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên hơn so với các xã hội khác của loài người, như vậy cũng có nghĩa là phụ thuộc nhiều hơn vào đa dạng sinh học. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của thực tiễn quản lý tài nguyên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp chung của tất cả các dân tộc bản địa và thậm chí còn ít hơn như vậy đối với những người khác, đặc biệt là với xã hội công nghiệp hiện đại. Do con người chiếm toàn bộ trái đất nên nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Chúng bị tuyệt chủng chủ yếu là do môi trường tự nhiên mà chúng đang sống bị thay đổi hoặc bị phá hủy, nhưng cũng do săn bắt hoặc khai thác quá mức, hoặc do sự xâm chiếm của những loài ngoại lai. Dù tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên, nhưng con người đã góp phần không nhỏ gây ra sự tuyệt chủng của các loài trong suốt lịch sử sinh sống của mình. Ngày nay, quá trình tuyệt chủng đang diễn ra với tốc độ và quy mô chưa lớn từng thấy. Ước tính có tới 150 loài đang tuyệt chủng mỗi ngày. Sự biến đổi khí hậu khiến cho sự tuyệt chủng của các loài thậm chí còn tồi tệ hơn và người ta dự đoán, đến 30% tất cả các loài sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2050 nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến theo tốc độ hiện tại Phải chăng là con người và đa dạng sinh học không thể tồn tại cùng nhau?

Để duy trì đa dạng sinh học tại môi trường con người sinh sống, trước hết phải có đủ không gian sống cho tất cả các loài khác nhau. Điều này có nghĩa là môi trường - môi trường sống của các loài - phải đủ lớn để chúng duy trì dân số, để sinh sôi nảy nở theo thời gian. Thứ hai, nếu các loài này đang được con người sử dụng theo cách này hay cách khác: bị hái lượm, săn bắt hoặc chặt phá – mức độ ảnh hưởng phải ở mức thấp đủ để chúng có thể trưởng thành và sinh sản. Điều này cũng là để các thế hệ tương lai của con người cũng có thể sử dụng hoặc sống phụ thuộc vào những loài này. Theo cách gọi của việc sử dụng tài nguyên, điều này được gọi là “sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững”.

Đây chính là những điều mà các dân tộc bản địa đang làm được. Người dân bản địa sử dụng đất hoặc các phương pháp săn bắn truyền thống mà không có tác động lớn tới đa dạng sinh học và môi trường. Nhiều xã hội người bản địa cũng đã xây dựng lên các quy tắc nghiêm ngặt về việc sử dụng đất và rừng, việc săn bắn và hái lượm và do đó họ sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững và như vậy sẽ cho phép duy trì đa dạng sinh học..

Các quy tắc thu hoạch tre của người Karen ở Huay Hin Lad

Cộng đồng Karen Huay Hin Lad sống ở miền Bắc Thái Lan đã chú ý quan sát vòng đời của cây tre bản xứ và từ đó có cách khai thác bền vững. Theo phương pháp thu hoạch tre truyền thống, người nông dân hàng năm chỉ lấy hai cặp măng đầu tiên nhô lên khỏi mặt đất từ mỗi cụm tre trong tháng bảy và tháng tám. Họ giữ cặp cuối cùng của măng để chúng sinh sản trong tháng chín và trong mùa tiếp theo. Để đảm bảo có thể khai thác lâu dài nguồn sâu tre - một trong các loại thực phẩm yêu thích của người dân phía Bắc – người nông dân chỉ chặt những cây tre có sâu bên trong. Ngoài ra, họ có các khu vực riêng để bảo vệ sâu tre.

Nguồn: Quỹ Phát triển miền Bắc (NDF) và cộng đồng Huay Hin Lad 2011, trang 14

Sự hiện diện của con người trong rừng cũng có thể trực tiếp làm gia tăng đa dạng sinh học. Ví dụ,

canh tác nương rẫy truyền thống tạo ra một khu rừng đa dạng hơn bởi vì các bộ phận của rừng trở thành những nương rẫy, sau đó lại bị bỏ hoang để rừng phát triển trở lại. Kết quả là, cùng với rừng già còn có các khu vực rừng có độ tuổi khác nhau, mỗi khu vực này lại có những loài có các thành phần loài khác nhau. Một số khu vực cũng có thể được chuyển đổi để sau đó biến thành đồng cỏ. Những loài động vật có giá trị săn bắt như heo rừng, nai, gia súc hoang dã khác cũng phát triển nhanh vì chúng tìm được nhiều thức ăn trong tại những khu vực đa dạng sinh học như vậy.

Tuy nhiên, có nhiều loài khác không thể thích nghi và tồn tại trong một khu rừng bị con người làm cho thay đổi. Chúng cần một khu rừng còn hoang sơ. Trong số đó có nhiều loài chim kiếm ăn và làm tổ trên cây cổ thụ lớn. Một số loài khỉ, vượn dành gần như toàn bộ cuộc sống của chúng trên cây và chẳng bao giờ muốn xuống mặt đất. Chúng cần một khu rừng với mật độ những cây trưởng thành đủ dày đặc để chúng di chuyển tự do từ cây này sang cây khác. Ngoài ra, một số loài đặc biệt là động vật có vú lớn như voi, bò hoang như bò tót, bò rừng và thậm chí nhiều động vật săn mồi lớn như hổ hay báo hoa mai, cũng cần những khu rừng rộng lớn để dân số của chúng có thể tồn tại theo thời gian. Những loài vật này có thể sống hoặc thậm chí được hưởng lợi từ một khu rừng bị tác động bởi con người, tuy nhiên sự thay đổi có thể không được quá lớn. Các khu vực rừng cũng cần phải đủ lớn để tránh xung đột giữa các loài vật với con người. Tại những địa điểm nơi mà môi trường sống tự nhiên đã bị thu hẹp quá nhiều, những loài vật này buộc phải lấn chiếm đất canh tác hoặc giết chết vật nuôi để nuôi sống bản thân.

Để giúp các loài vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng được tồn tại, các khu bảo tồn đã được thiết lập. Tuy nhiên, người ta đã quên mất rằng những loài này có thể chia sẻ môi trường sống của chúng với các cộng đồng bản địa. Hàng nghìn cộng đồng bản địa đã bị ép buộc phải rời khỏi các khu bảo tồn, cho dù việc này là không cần thiết, để nhường chỗ cho các loài vật. Việc di dời cưỡng ép này đã vi phạm thô bạo quyền sống cơ bản của người dân bản địa.

Điều chúng ta cần làm là tìm ra một giải pháp để dung hòa xung đột trên. Một giải pháp tốt phải tính tới các hình thức sử dụng đất và rừng cụ thể của các cộng đồng và nhu cầu của họ, cũng như nhu cầu cụ thể của các sinh vật sống trong rừng. Các cộng đồng bản địa hiểu rất rõ về lãnh thổ của họ cũng như các sinh vật sống trong đó. Kiến thức sâu sắc về môi trường và đa đạng sinh học có thể định hình những cơ sở căn bản cho việc thiết kế và phát triển các quy tắc mà dựa vào đó rừng có thể được con người và loài vật cùng sử dụng một cách hài hòa, từ đó duy trì đa dạng sinh học tại các khu rừng này.

Nguồn và tài liệu tham khảo

Tổ chức phát triển miền Bắc (NDF) và cộng đồng Huay Lin Lad 2011: Biến đổi khí hậu, thực vật và sinh kế: Nghiên cứu trường hợp về dấu vết Carbon tại cộng đồng Karen, miền Bắc Thái Lan. Chiang Mai, AIPP, IWGIA và NDF

Ngân hàng thế giới 2011: Ước tính chi phí cơ hội của REDD+: Cẩm nang tập huấn. Ngân hàng thế giới tại Washington, Bản PDF tại http://www.asb.cgiar.org/ PDFwebdocs/OppCostsREDD_

Manual_v1.3.pdf

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản về redd+ dựa vào cộng đồng tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)