CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI VIỄN THÔNG HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Viễn thông Hà Nội
2.1.3. Thực trạng lao động và công tác quản lý lao động
2.1.3.1. Thực trạng sử dụng lao động
2.1.3.1.1. Lực lượng lao động của Viễn thông Hà Nội
+ Tổng số lao động thực tế tính đến 31/12/2009 là 4.545 người. Trong đó, lao động nữ: 1.370 người , chiếm tỷ lệ 30 % và số lượng phân theo từng loại hợp đồng lao động cụ thể như sau:
- Hợp đồng không xác định thời hạn: 4.179 người
- Hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 1 – 3 năm: 86 người - Hợp đồng tập việc, thử việc: 14 người
- Hợp đồng thời vụ: 249 người - Hợp đồng khoán gọn: 17 người + Kết cấu trình độ, chất lượng lao động:
Khái quát tình hình sử dụng lao động của Viễn thông Hà Nội trong 03 năm (từ năm 2007 đến năm 2009) được tập hợp và thể hiện trên bảng số 2.4.
Bảng 2.2 – Tình hình sử dụng lao động thực tế ở Viễn thông Hà Nội Tiêu thức
phân loại
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số CBCNV: 5.491 100 4.634 100 4.545 100
1: Theo độ tuổi:
- Dưới 30 tuổi 1.842 33,5 1.363 29,4 1.354 29,8
- Từ 30 – 45 tuổi 2.639 48 2.384 51,4 2.392 52,6
- Từ 46 – 55 tuổi 472 8,59 436 9,4 453 9,7
- Từ 56 – 60 tuổi 538 9,79 451 9,7 346 7,6
2: Theo t/c lao động:
- Gián tiếp 943 17,1 756 16,3 723 15,9
- Trực tiếp sx: 4.548 82,8 3.878 83,7 3.822 84,1
3: Theo giới tính:
- Nam 3.343 60,9 3.247 70,1 3.175 69,9
- Nữ 2.148 39,1 1.387 29,9 1.370 30,1
4: Theo trình độ học vấn
- Công nhân 2.401 43,7 1.675 36,1 1.754 38,6
- Cao đẳng và trung cấp 1.021 18,6 553 11,9 886 19,5 - Đại học và trên đại học 1.840 33,5 1.569 33,8 1.905 41,9 (Nguồn: Phòng TCCB – LĐ Viễn thông Hà Nội) Qua số liệu trên bảng số 2.4, có thể rút ra một số nhận xét tổng quát sau:
- Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 là khoảng thời gian quan trọng đối với Viễn thông Hà Nội vì đây là những năm đầu sản xuất kinh doanh theo đề án chia tách bưu chính, viễn thông. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Viễn thông Hà Nội đã tập trung mọi lỗ lực, cố gắng để phân công, bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý, đặc biệt chú ý đến việc tăng năng xuất lao động và công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Về mặt số lượng: So sánh lao động các năm ta thấy, số lượng lao động năm 2008 giảm hơn nhiều so với năm 2007 (vì năm 2007 Viễn thông Hà Nội vẫn là Bưu điện thành phố Hà Nội cũ, nên còn có cả lao động thuộc khối bưu chính); số lao động năm 2009 không tăng mà còn giảm đi đáng kể (lý do cán bộ công nhân đến tuổi nghỉ hưu, Viễn thông Hà Nội chỉ tuyển bổ sung rất ít lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao). Điều đó cho thấy Viễn thông Hà Nội không phát triển lao động về mặt số lượng mà chú trọng phát triển về mặt chất lượng để tăng năng xuất lao động.
- Về mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ: số lượng, tỷ trọng cán bộ công nhân viên có trình độ học vấn đại học và trên đại học có xu hướng tăng. Điều đó phần nào đã thể hiện trọng tâm phát triển nhân lực của Viễn thông Hà Nội.
- Về mặt cơ cấu: Nhìn chung cơ cấu lao động theo độ tuổi, ngành nghề là tương đối hợp lý. Số lượng cán bộ công nhân viên có độ tuổi dưới 45 tuổi chiếm đại đa số lực lượng lao động hiện có. Đây cũng vừa là thuận lợi nhưng cũng vừa là khó khăn đặt ra đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Viễn thông Hà Nội.
Bởi vì đây là đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo, có chuyên môn cao, nhưng đòi hỏi Viễn thông Hà Nội phải có cơ chế, chính sách quan tâm đặc biệt để duy trì và phát triển nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường đối với các đối thủ của mình, tránh tình trạng chảy máu chất xám, đội ngũ lao động trẻ, có trình độ cao “Nhảy việc”.
2.1.3.1.2. Việc bố trí lao động tại các đơn vị thuộc Viễn thông Hà Nội
Công tác bố trí lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng xuất lao động, cũng như tính nhịp nhàng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.5 thể hiện việc bố trí lao động của Viễn thông Hà Nội ngay từ ngày viễn thông chính thức tách ra khỏi Bưu chính (từ ngày 01/01/2008).
Bảng 2.3: Phân bố lao động tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Viễn thông Hà Nội
TT Đơn vị
Năm 2008 Năm 2009 Số
lượng (người)
Tỷ trọng
%
Số lượng (người)
Tỷ trọng
%
I Ban Giám đốc 4 0,06 4 0,07
II Các đơn vị khối quản lý
1 Phòng Tổ chức Cán bộ – Lao động 11 0,24 11 0,24
2 Phòng Mạng và Dịch vụ 35 0,75 36 0,79
3 Phòng Kế toán thống kê – Tài chính 18 0,39 17 0,37
4 Văn phòng Đảng ủy Bưu chính – Viễn thông 4 0,09 4 0,09
5 Văn phòng Đoàn thể 6 0,13 6 0,13
6 Phòng Thanh tra 7 0,15 8 0,17
7 Văn phòng Viễn thông Hà Nội 82 1,77 84 1,84
8 Ban quản lý các dự án công trình thông tin 20 0,43 20 0,44
9 Phòng Phát triển thị trường 7 0,15 7 0,15
10 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh 11 0,24 12 0,26
11 Phòng Đầu tư – Xây dựng cơ bản 16 0,34 15 0,33
12 Ban quản lý các dự án công trình kiến trúc 17 0,37 16 0,35 13 Ban quản lý các dự án HĐHTKD với NTTV 21 0,45 21 0,46 III Các đơn vị trực thuộc
1 Trung tâm điều hành thông tin 172 3,70 173 3,79
2 Công ty Điện thoại Hà Nội 1 1.353 29,12 1.332 29,17
3 Công ty Điện thoại Hà Nội 2 1.290 27,77 1.274 27,89
4 Công ty Điện thoại Hà Nội 3 794 17,09 741 16,23
5 Công ty dịch vụ Viễn thông Hà Nội 257 5,53 257 5,63
6 Trung tâm dịch vụ khách hàng 395 8,50 405 8,87
7 Trung tâm Tin học 61 1,31 60 1,31
8 Công ty dịch vụ vật tư 66 1,42 65 1,42
Tổng 4.646 100 4.567 100
(Nguồn: Phòng TCCB – LĐ Viễn thông Hà Nội) Qua bảng 2.5 cho thấy: Tỷ trọng lao động thuộc các đơn vị khối quản lý luôn nhỏ hơn nhiều so với lao động thuộc các đơn vị trực thuộc. Cụ thể là: năm 2008, tổng số lao động thuộc các đơn vị khối quản lý là 255 người trên tổng số 4.646 lao động, chiếm 5,49%, trong khi lao động thuộc các đơn vị trực thuộc là 4.388 người, chiếm 94,45%. Năm 2009, khung tỷ lệ này cũng không có nhiều biến động lớn, điều
này cho thấy việc sắp xếp bố trí lao động của Viễn thông Hà Nội rất khoa học làm tăng năng suất lao động.
2.1.3.1.3. Năng suất lao động của Viễn thông Hà Nội
Chúng ta đều biết rằng: “Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động”. Năng suất lao động là “Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Do vậy mục tiêu tăng năng suất lao động trong Viễn thông Hà Nội luôn được chú trọng quan tâm.
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng năng suất lao động của Viễn thông Hà Nội từ năm 2007 – 2009
T
T Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2007 2008 2009
Tốc độ tăng bình quân
(%) 1 Tổng doanh thu Tr đ 2.674.297 2.381.322 3.280.000 18,4
2 Tổng số lao động Người 5.491 4.634 4.545 -21
3 NSLĐ bình quân năm Tr đ/ng 487,03 513,88 721,67 32,5 (Nguồn: Phòng TCCB – LĐ Viễn thông Hà Nội) Nhìn vào tình hình biến động năng suất lao động giữa các năm, chúng ta thấy:
+ Nhìn chung tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm của Viễn thông Hà Nội 32,5 %. Năng suất lao động thực hiện năm sau so với năm trước đều có tốc độ tăng đáng kể: so với năm 2007, năm 2008 tăng 26 triệu đồng/người/năm; đặc biệt năm 2009 so với năm 2008 tăng đến 208 triệu đồng/người/năm.
+ Để đạt được thành tích như đã nêu ở trên, có thể nói Viễn thông Hà Nội đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý lao động và chấp hành nghiêm chỉnh về số giờ làm việc bình quân trong ngày, ca làm việc, từ đó dẫn tới năng suất lao động giờ cũng được đảm bảo. Đồng thời, cũng do công tác quản lý tốt, công tác tổ chức, phân công lao động tương đối khoa học và các chính sách động viên, khuyến khích người lao động kịp thời nên đã sử dụng hợp lý được thời gian làm việc của người lao động và hầu hết người lao động có số ngày làm việc bình quân năm tương đối cao, đảm bảo đáp ứng số ngày công theo chế độ quy định và hạn chế tối đa những ngày nghỉ không cần thiết, gây lãng phí,….Đây cùng là những nhân tố góp phần làm tăng năng suất lao động ở Viễn thông Hà Nội.