Chế độ thời gian làm việc, nghỉ ngơi

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp vấn đề tạo động lực tại Viễn thông Hà Nội (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TẠI VIỄN THÔNG HÀ NỘI

2.2. Quản lý công tác tạo động lực lao động tại Viễn thông Hà Nội

2.2.1. Hình thức khuyến khích vật chất

2.2.2.3. Chế độ thời gian làm việc, nghỉ ngơi

*Thời gian làm việc: Thời giờ làm việc đối với cán bộ công nhan viên Viễn thông Hà Nội trong điều kiện lao động bình thường là 8 giờ/ngày.

Thời giờ làm việc hàng ngày đối với chức danh lao động trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại V, loại VI) là 6 giờ mõi ngày, tương đương với thời gian làm việc từ 30 đến 36 giờ mỗi tuần (hiện nay theo danh mục các chức danh làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy

hiểm do nhà nước ban hành, Viễn thông Hà Nội chỉ có chức danh công nhân xây lắp, bảo dưỡng sửa chữa cáp ngầm được áp dụng chế độ này).

Thời gian làm thêm giờ đối với một người lao động không quá 4 giờ/ngày và không quá 200 giờ/năm (sau khi người sử dụng lao động đã thoả thuận với người lao động). Trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, các nội dung công việc khẩn cấp khác…. sau khi đã thoả thuận với người lao động, Giám đốc Viễn thông Hà Nội có quyền huy động làm thêm ngoài giờ vượt quá số giờ làm thêm nêu trên.

*Thời gian nghỉ: Tương ứng với chế độ làm việc 40 giờ/tuần, người lao động được nghỉ hai ngày/tuần với điều kiện đã hoàn thành hết khối lượng công việc và nhiệm vụ được giao trong tuần.

Thời giờ nghỉ ngơi đặc thù của lao động nữ được thực hiện theo quy định tại các Điều 114, 115 và 117 của Bộ Luật Lao động, cụ thể: Người lao động nữ được nghỉ trước và sau sinh con với thời gian cụ thể như sau: Cộng lại đủ 4 tháng đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường và cộng lại đủ 5 tháng đối với người lao động làm các công việc nặng nhọc độc hại hoặc làm việc theo chế độ 3 ca; Lao động nữ nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi người con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng; hết thời hạn nghỉ thai sản quy định ở trên, nếu có nhu cầu, người lao động có thể báo cáo Lãnh đạo đơn vị xem xét cho nghỉ thêm không hưởng lương; Lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy trở lên hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải làm việc ca đêm, làm thêm giờ; Lao động nữ trong thời gian có kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc; Trong thời gian nghỉ việc để khám thai, để thực hiện biện pháp kế hoạch hoá gia đình hoặc do sẩy thai; nghỉ để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định.

Viễn thông Hà Nội quy định, lao động nữ (chỉ áp dụng đối với lao động nữ đã được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn) khi sinh con được hưởng: Các khoản, chế độ được hưởng theo pháp luật quy định; Được hỗ trợ ít nhất 300.000đồng/lần sinh (mức cụ thể do Giám đốc Viễn thông Hà Nội hướng dẫn theo từng thời kỳ). Ngoài ra, nếu lao động nữ không sinh con thứ nhất trước tuổi 22 và khoảng cách sinh con giữa lần thứ nhất với lần thứ 2 cách nhau ít nhất 60 tháng đối với lao động nữ dưới

30 tuổi, cách nhau ít nhất 36 tháng đối với lao động nữ từ 30 tuổi trở lên, ngoài các khoản, chế độ nêu trên được hưởng thêm:

+ Được hỗ trợ thêm thu nhập từ các nguồn quỹ phúc lợi, quỹ tiền lương của đơn vị (hướng dẫn tại quy chế phân phối lương).

+ Được chi tiền hỗ trợ chi phí ít nhất 50.000 đồng/tháng/cháu (Năm mươi nghìn đồng) đến khi con 6 tuổi.

Số tiền hỗ trợ thêm do Giám đốc Viễn thông Hà Nội thoả thuận với Chủ tịch Công đoàn Viễn thông Hà Nội hướng dẫn cụ thể cho từng thời kỳ nhưng đảm bảo không ít hơn số tiền đã nêu trên.

Trong một năm người lao động được nghỉ 9 ngày Lễ, Tết theo quy định của Bộ Luật lao động và hướng dẫn của Nhà nước. Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào những ngày tiếp theo.

Người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng tại Viễn thông Hà Nội thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương: Nghỉ 12 ngày phép đối với công việc trong điều kiện bình thường; Nghỉ 14 hoặc 16 ngày phép đối với công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Nếu người lao động làm việc tại Viễn thông Hà Nội chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hưởng nguyên lương được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm.

Người lao động có thời gian làm việc liên tục thì cứ mỗi 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày phép. Thời gian nghỉ để thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật được coi là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ phép.

Người lao động nghỉ về việc riêng được được hưởng nguyên thu nhập (lương cấp bậc và lương khoán, lương sản phẩm…) cho thời gian nghỉ trong các trường hợp sau:

- Bản thân kết hôn: nghỉ 3 ngày

- Con kết hôn: nghỉ 1 ngày

- Bố mẹ (cả bên vợ và chồng) chết: nghỉ 3 ngày - Vợ (chồng) hoặc con chết: nghỉ 3 ngày - Anh, chị em ruột của vợ (chồng) chết: nghỉ 1 ngày Đánh giá công tác tạo động lực từ chế độ làm việc, nghỉ ngơi

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi được Viễn thông Hà Nội thực hiện khá hợp lý, cụ thể, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp vấn đề tạo động lực tại Viễn thông Hà Nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w