Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hòa Lạc (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI No&PTNT

2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc

2.2.1. Thực trạng cho vay của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc Bảng 2.3.Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Hòa Lạc

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tăng Trưởng (%)

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Tổng dư nợ 201.554 215.316 242.553 6.83% 12,65%

Trong đó

I. Theo thời hạn cho vay:

1. Cho vay ngắn hạn 137.501 149.764 175.756 14,01% 17,86%

2. Cho vay trung – dài hạn 64.053 65.552 66.797 2,34% 1.9%

II.Theo thành phần kinh tế

1. DN ngoài quốc doanh 63.420 65.213 67.745 2,83% 3,88%

2. Hộ sản xuất 138.134 150.103 174.808 8,66% 16,46%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh NHNo & PTNT Hoà Lạc 2007-2008-2009) Tình hình cho vay của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc những năm gần đây đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ.

Dư nợ cho vay của các năm đều tăng ở mức cao, nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy dư nợ cho vay của năm 2009 và 2008 so với năm 2007 lần lượt là 12,65% và 6,83%. Có thể nói việc tăng dư nợ là một điều tất yếu do:

Thứ nhất, chi nhánh Hòa Lạc đã kinh doanh thì tất nhiên phải có lãi và chính các lãi đó lại đưa vào cho vay để thu lãi tiếp và như vậy nó trở thành một vòng xoay chuyển và dư nợ cho vay của chi nhánh sẽ tăng lên.

Thứ hai, do trên địa bàn những năm gần đây người dân được nhà nước đền bù cho các dự án nhiều, nên người dân gửi ngân hàng nhiều hơn, tăng vốn huy động của ngân hàng và từ đó tăng dư nợ của ngân hàng.

Thứ ba, do những năm gần đây nhiều người dân và các hộ sản xuất trên địa bàn mới biết đến ngân hàng chi nhánh Hòa Lạc nên nhiều người gửi và cũng nhiều người vay hơn. Đồng thời cũng do sự phát triển của chi nhánh mà chi nhánh cấp trên đầu tư nhiều vốn hơn vào chi nhánh. Do vậy dư nợ tăng.

Thứ tư, do năm 2006 chi nhánh mới mở thêm một phòng giao dịch tại xã Phùng Xá phục vụ cho 5 xã làng nghề. Nên số hộ gửi và số hộ vay tăng lên, dư nợ tăng.

Tuy dư nợ của chi nhánh là đã tăng qua từng năm nhưng tổng dư nợ của chi nhánh vẫn ở mức thấp so với chi nhánh cùng cấp là chi nhánh huyện Thạch Thất . Do vậy khả năng cạnh tranh của chi nhánh Hòa Lạc với các ngân hàng khác và chi nhánh huyện Thạch Thất kém hơn rất nhiều. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho chi nhánh đối với các khoản tiền gửi và các khoản vay lớn.

2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc

2.2.2.1. Khái quát về các hộ sản xuất trên địa bàn

Huyện Thạch Thất có nhiều làng nghề công nghiệp do vậy các hộ sản xuất trên địa bàn huyện rất đa dạng và phong phú về ngành nghề và hình thức sản xuất kinh doanh.

Do trình độ dân trí của người dân trong huyện còn thấp nên hầu hết các hộ sản xuất trên địa bàn huyện đều không co sự hiểu biết nhiều về tài chính, về các thủ tục khi vay vốn Ngân hàng và có trình độ quản lí vẫn còn kém.

Tuy có nhiều làng nghề nhưng hầu hết các hộ sản xuất trên địa bàn đều sản xuất nông nghiệp là chính. Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, các yếu tố thời tiết, thiên tai.

Trên địa bàn huyện Thạch Thất có tổng cộng 28.929 hộ sản xuất ( năm 2009) và tập trung nhiều ở các xã làng nghề như : xã Phùng Xá, Hữu Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Thạch Xá.

2.2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc

Kể từ khi Chính phủ có chỉ thị 202/CT ngày 28/06/1991 về cho vay hộ sản xuất, đến nay Ngân hàng No&PTNT đã có một cuộc cách mạng trong hoạt động tín dụng đó là chuyển hướng cho vay từ các đơn vị kinh tế quốc doanh là chủ yếu sang cho vay kinh tế hộ sản xuất phát triển nông nghiệp nông thôn.

Khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị từ năm 1988 ra đời và được bổ sung hoàn thiện bằng nghị quyết TW5 ( khóa VII) từ đó hộ nông dân trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ. Các hộ kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh , làm giàu thì nhu cầu về vốn trở thành vấn đề cấp bách đối với các đơn vị kinh tế hộ. Điều đó đã tạo diều kiện cho các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng No&PTNT nói riêng vươn tới khẳng định mình. Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc đã mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh đến khắp các xã trên địa bàn huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ vay tiền, trả tiền và gửi tiền với ngân hàng.

Thực hiện một số mô hình cho vay hộ sản xuất như cho vay trực tiếp, cho vay thông qua các tổ nhóm tín chấp, thông qua các đoàn thể xã hội ( hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…). Việc cho vay qua tổ nhóm tín chấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ sản xuất có nhu cầu vốn nhỏ, hộ nghèo thiếu vốn sản xuất được vay vốn kịp thời với thủ tục đơn giản thuận tiện không phải thế chấp tài sản, không phải lập dự án, nhận tiền trực tiếp tại địa phương.

Năm 2009 cho vay thông qua tổ nhóm chiếm tỷ lệ 21,4% số hộ sản xuất vay vốn và chiếm 15,42% tổng dư nợ ( theo báo cáo tổng kết của phòng tín dụng – ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc năm 2009 ). Thông qua việc cho vay qua tổ nhóm tín chấp đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của hộ vay và phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau làm kinh tế và giúp các hộ vay vốn dần dần cải thiện , nâng cao đời sống gia đình. Tạo điều

kiện có nhiều việc làm, nâng cao năng lực của các tổ, hội về quản lí kinh tế nắm bắt đời sống hội viên.

Bảng 2.4. Kết quả cho vay hộ sản xuất trên địa bàn năm 2007-2008-2009 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng ( %)

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Tổng dư nợ 201.554 215.316 242.553 6.83% 12,65%

Trong đó :

1. Dư nợ hộ sản xuất 138.134 150.103 174.808 8,66% 16,46%

2. Số hộ còn dư nợ 2.073 2.243 2.187 8,2% -2,5%

3. Tỷ trọng so với tổng dư nợ

68,5% 69,7% 72,1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh NHNo & PTNT Hoà Lạc 2007-2008-2009)

Đến 31/12/2009 , dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 174.808 triệu đồng , chiếm 72,1% so với năm 2006. Điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng của hộ sản xuất đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Song song với việc cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh , ngân hàng còn cho vay mua sắm đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà cửa, cho vay mua phương tiện đi lại. Mặt khác, qua các số liệu ở bảng 2.4 còn thể hiện việc đầu tư tín dụng của chi nhánh đã phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, đã bám sát các chủ trương, đường lối , chính sách phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Năm 2007 – 2008 huyện đã có chủ trương chuyển đổi 640 hecta đất nông nghiệp sang làm khu công nghiệp của Tỉnh và cụm , điểm công nghiệp của huyện.

Cho vay hộ sản xuất đã tập trung đầu tư cho các công trình trong khu công nghiệp của tỉnh và các cụm , điểm công nghiệp của huyện theo dự án lớn , đầu tư những trang trại vừa và nhỏ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng , áp dụng những cây con giống mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp , nông thôn.

Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc nằm trên địa bàn có nhiều làng nghề chế biến lâm sản và sắt thép.Riêng xã Hữu Bằng (làng nghề chế biến gỗ ) có dư nợ hộ sản xuất là 55.541 triệu đồng, có những hộ được ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc đầu tư đến 2.000 triệu đồng , đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế làng nghề, tận dụng tối đa những thế mạnh của từng vùng.

Tuy vậy nhưng dư nợ cho vay hộ sản xuất và số hộ vay vốn của chi nhánh còn ở mức thấp. Do vậy phải có các chính sách mở rộng cho vay hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hòa Lạc (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w