CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
1.3.1 Tình hình cạnh tranh của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Bảng 1.1: Tình hình kinh doanh năm 2008 của một số công ty chứng khoán (ĐVT: Tỷ đồng)
CTCK VĐL VCSH Doanh thu LNST LN/
VĐL (%)
Trích lập dự phòng 2007 2008 2007 2008
CTCK NH BIDV 700 274 306 479 114 -554 -7,16 633
CTCK Bảo Việt 451 1067 375 163 214 -452 -100 445 CTCK Kim Long 503 681 194 302 126 -347 -68,99 0 CTCK Âu Việt 300 195 112 48 68 -172 -57,5 6 CTCK Hải Phòng 239 384 125 56 65 -119 -50 88 CTCK An Bình 397 312 137 104 60 -94 -23,78 2 CTCK VN-Direct 300 359 323 205 96 -86 -28,72 106 CTCK
Eurocapital
150 91 0 17 0 -58 -38,81 31
CTCK Nam An 140 82 N/A 7 N/A -58 -26,29 0
CTCK Phú Hưng 100 62 18 19 0,03 5
-38 -18,32 6
CTCK Gia Quyền 135 99 11 13 0,11 1
-35 -16,19 9
CTCK VNS 161 132 11 22 1 -29 -13,93 8
CTCK Artex 135 113 N/A 13 N/A -22 -16,19 9
CTCK Tràng An 139 133 28 28 2 -19 -13,93 8
CTCK Đông Dương
125 108 0,1 1 -3 -13 -10,72 1
CTCK Tầm Nhìn 25 11 1 2 -6 -8 -32,1 0
CTCK Nam Việt 46 40 0,03 0,2 -1 -4 -8,36 0
CTCK Alpha 58 63 20 22 7 0,05 0,08 8
CTCK Việt Tín 71 71 9 18 0,09 0,08 0,11 4
CTCK Vincom 300 300 N/A 54 N/A 0,08 0,03 4
CTCK Beta 300 300 N/A 46 N/A 0,6 0,19 7
CTCK Nhấp và 135 141 0 26 -1 7 5,26 0
CTCK Habubank 150 172 426 107 104 10 7,03 52 CTCK TPHCM 394 1323 225 231 132 23 5,97 200 CTCK Sài Gòn 1366 3897 1244 1136 864 250 18,33 26
CTCK Quốc Gia 50 20 N/A N/A N/A N/A N/A 24
Nguồn: Tổng hợp từ HASTC Năm 2008 là một năm khó khăn với thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự suy thoái của thị trường chứng khoán trong nước. Các công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính, rất nhiều công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh thua lỗ, trong đó một số công ty có mức thua lỗ rất lớn. Số công ty chứng khoán còn lại có lợi nhuận nhưng không đáng kể, ngoại trừ SSI (với số lãi là hơn 250 tỷ đồng). Có nhiều công ty chứng khoán do thua lỗ nên đã khiến vốn chủ sở hữu giảm xuống thấp hơn vốn điều lệ, điển hình như công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) lỗ tới 554 tỷ đồng. Với khoản lỗ này, BSC chỉ còn vỏn vẹn 274 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong khi vốn điều lệ của công ty này là 700 tỷ đồng (vào thời điểm cuối năm 2008).
Như vậy có thể thấy rằng năm 2008 là giai đoạn khó khăn với hầu hết các công ty chứng khoán, chỉ có một số ít công ty làm ăn có hiệu quả. Trong giai đoạn thị trường chứng khoán suy thoái thì không chỉ hoạt động môi giới mà tất cả các hoạt động khác như tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành đều gặp khó khăn. Các công ty chứng khoán phải tìm mọi cách để giữ vững thị phần của mình, đặc biệt đối với các công ty chứng khoán không có hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính doanh nghiệp mà chỉ trông chờ
vào doanh thu từ phí môi giới thì việc giữ vững thị phần lại càng cần thiết.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay khá gay gắt. Cuộc chạy đua về sản phẩm dịch vụ của các công ty chứng khoán cũng theo đó ngày càng khốc liệt hơn. Một số công ty chứng khoán phải cắt giảm nghiệp vụ kinh doanh do không đủ lượng vốn quy định; trong khi đó các công ty chứng khoán có lượng vốn lớn và có vị thế cạnh tranh khá tốt đang dần tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các dịch vụ tiện ích, chạy đua công nghệ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Có thể thấy rằng trong điều kiện này thì việc phá sản, giải thể, sáp nhập các công ty chứng khoán là điều không thể tránh khỏi.
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Như đã nói ở trên, tình hình cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán hiện nay rất gay gắt. Các công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển được thì phải có năng lực cạnh tranh trên thị trường, nhất là khi số lượng công ty chứng khoán đã tăng gấp 10 lần so với thời điểm đầu năm 2006 (hiện nay đã có hơn 100 công ty chứng khoán thay vì chỉ có hơn 10 công ty chứng khoán được thành lập thời điểm đầu năm 2006). Với số lượng công ty chứng khoán lớn như vậy, nhà đầu tư có điều kiện để lựa chọn công ty chứng khoán cho mình, những công ty chứng khoán không có năng lực sẽ dần bị loại bỏ theo quy luật đào thải khắt khe của thị trường. Để đứng vững trên thị trường thì các công ty cần phải xây dựng cho mình chiến lược riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh như xây dựng tiềm lực tài chính, hệ thống khách hàng tiềm năng, hệ thống công nghệ thông tin tốt.
Mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán càng mạnh mẽ hơn từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty chứng khoán nước ngoài với thế mạnh về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm sẽ gây ra khó khăn không nhỏ đối với các công ty chứng khoán trong nước. Tuy thị trường đang khó khăn nhưng về dài hạn thì quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển, vì vậy các tổng công ty lớn vẫn muốn thành lập công ty chứng khoán. Điều này sẽ càng khiến cho cạnh tranh trên thị trường chứng khoán khốc liệt hơn.
Như vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán là một yêu cầu tất yếu khách quan. Nhiệm vụ này không chỉ dừng lại ở các công ty chứng khoán mà còn là vấn đề của các nhà hoạch định chính sách tạo ra sự phát triển ổn định, công bằng, từng bước đưa thị trường chứng khoán hoạt động càng ngày càng hiệu quả hơn.
CH ƯƠNG II