Hạch toán tình hình biến động vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Phong Đại Lợi (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

1.6. Hạch toán tình hình biến động vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.6.1. Tài khoản sử dụng.

* Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác.

Độ chính xác của phương pháp này là không cao mặc dù nó có tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những chủng loại hàng hóa, vật tư khác, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.

Tính giá: Cuối kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ.

- Giá thực tế tồn kho cuối kỳ = SL tồn  Đơn giá tính cho hàng tồn kho - = + -

* Tài khoản sử dụng:

Để theo dõi được tình hình tăng, giảm vật liệu theo phương pháp KKĐK kế toán sử dụng các TK sau:

- Tài khoản 611 - Mua hàng: để theo dõi tình hình thu mua tăng, giảm NVL, CCDC... Theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua).

+ Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa... tồn đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ.

+ Bên Có: Phản ánh giá thực tế NVL, CCDC, hàng hóa... xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và nó được chi tiết thành hai TK cấp hai:

TK 6111: Mua nguyên, vật liệu TK 6112: Mua hàng hóa

- Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu: dùng để phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại.

+ Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ.

+ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ.

+ Dư Nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.

- Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường: dùng để phản ánh trị giá số hàng mua (đã thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán.

+ Bên Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ.

+ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng mua đang đi đường đầu kỳ.

+ Dư Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ.

Ngoài ra, trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan như 133, 331, 111, 112, 311, 131... Kết cấu và nội dung phản ánh của các TK này giống như hạch toán theo phương pháp KKTX.

1.6.2. Trình tự hạch toán tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ).

Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế VAT, giá trị các vật liệu tăng thêm trong kỳ của đơn vị do mua ngoài là không bao gồm phần thuế VAT mà chỉ có giá mua vật liệu ghi trên hóa đơn và các chi phí thu mua vật liệu. Phần thuế VAT này được phản ánh trên TK 1331 - Thuế VAT đầu vào được khấu trừ cửa hàng hóa, dịch vụ.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động tăng giảm vật liệu trong doanh nghiệp.

- Đầu tháng kết chuyển trị giá vật tư đầu kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 611: Mua hàng

Có TK 152: Trị giá NVL

Có TK 151: Hàng mua đang đi đường

Đặng Thị Ngọc - 43K7 25 Báo cáo thực tập

- Trong kỳ, căn cứ vào phiếu nhập kho vật tư mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 611: Mua hàng

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331...

- NVL nhận vốn góp liên doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 661: Mua hàng

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

- Nhập kho NVL không sử dụng hết hay thu hồi phế liệu sản xuất:

Nợ TK 611

Có TK 627, 641, 642 - NVL thừa khi kiểm kê, thừa trong định mức:

Nợ TK 661

Có TK 3381, 632

- Cuối kỳ kết chuyển giá trị NVL, hàng đang đi đường, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 151 Có TK 611

- Trị giá thực tế NVL xuất kho cho các mục đích khác nhau, kế toán ghi:

Nợ TK 621, 627, 641, 642 Có TK 611

- Xuất NVL góp vốn liên doanh Nợ TK 128, 222

Có TK 611

- Xuất NVL cho cá nhân, nội bộ vay tạm thời:

Nợ TK 1368, 1388 Có TK 611

- Nhận lại vốn góp liên doanh bằng NVL:

Nợ TK 611

Có TK 128, 222 - Nhập kho NVL do được tặng thưởng:

Nợ TK 611

Có TK 711

Sơ đồ 5: Hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp KKĐK (Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)

Đặng Thị Ngọc - 43K7 27 Báo cáo thực tập

TK 151, 152

Giá trị NVL tồn đầu kỳ chưa sử

dụng

TK

611 Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ

TK 151, 152

TK 111, 112,

331…Giá trị NVL mua vào trong kỳ

TK 1331

Thuế VAT được khấu

trừ TK 411

Nhận góp liên doanh, được cấp

phát TK

3381,632NVL thừa khi kiểm kê, thừa trong định

mức TK 412

Đánh giá tăng vật liệu

TK 627,641,642

Nhập kho NVL không sử dụng hết hay thu

hồi phế liệu SX TK 128,222

Nhận lại vốn góp liên doanh

TK 711

NVL tăng do được tặng, thưởng

TK 111, 112, Chiết khấu, giảm giá 331…

được hưởng và giá trị hàng trả lại

TK 1381,632…

Giá trị NVL thiếu hụt, mất mát

TK 621,627.641...

Giá trị NVL xuất dùng cho các nhu cầu khác

nhau TK

128,222…

Xuất NVL góp liên doanh

TK 1368,1388 Xuất NVL cho cá nhân,

nội bộ vay tạm thời

TK 412 Đánh giá giảm NVL

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Phong Đại Lợi (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w